Bất cập đảm bảo quyền tiếp cận thông tin

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý giao dịch chứng khoán chưa niêm yết ở Việt Nam (Trang 45 - 48)

Chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt, khác với hàng hóa thông thường là người mua có thể đánh giá, kiểm tra ngay được giá trị sử dụng chất lượng của hàng hóa khi mua thông qua việc có ngay sản phẩm để kiểm tra chất lượng, còn đối với hàng hóa là chứng khoán nhất là cổ phiếu, muốn đánh giá được chất lượng của nó nhà đầu tư phải có đủ lượng thông tin cần thiết, chính xác và đặc biệt phải có khả năng phân tích, xử lý thông tin qua những phương pháp chuyên nghiệp.

Theo qui định của Luật Chứng khoán năm 2006 thì đối tượng công bố thông tin tại Điều 100, việc qui định tất cả các công ty đại chúng đều phải thực hiện công khai hóa thông tin sẽ tạo nên sự công bằng nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch của nền kinh tế, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Để tiếp cận được các thông tin trên thì nhà đầu tư có thể thu thập thông tin từ các nguồn như:

Thông tin từ báo cáo tài chính của công ty phát hành. Theo qui định

loại hình doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toán bắt buộc như ngân hàng, bảo hiểm, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, DNNN thì những doanh nghiệp còn lại chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở Luật Doanh nghiệp thì nhà nước chỉ khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính.

Như vậy, nhìn chung các CTCP chưa niêm yết không có báo cáo tài chính được kiểm toán. Thực tế, để có được một bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp đối với một người bình thường là điều không hề đơn giản, và do đó việc thu thập thông tin từ bản thân doanh nghiệp qua con đường chính thức là điều không hề đơn giản.

Thu thập thông tin qua các cơ quan chức năng. Theo qui định doanh

nghiệp phải báo cáo tình hình hoạt động cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, việc tuân thủ qui định này của các doanh nghiệp không thực sự nghiêm túc [18]. Hơn nữa, nếu có nộp báo cáo cho cơ quan chức năng thì các thông tin cũng rất chung chung. Nhưng các cơ quan chức năng không có trách nhiệm và nghĩa vụ công bố các thông tin của doanh nghiệp. Vì vậy, việc có thông tin từ các cơ quan này gần như là nhiệm vụ bất khả thi đối với nhà đầu tư.

Ngoài ra, còn có một tổ chức lưu trữ thông tin về các doanh nghiệp đó là trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước. Trung tâm này lưu trữ các thông tin cơ bản của doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tính cập nhật của các thông tin này không cao.

Thu thập thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Các thông tin về doanh nghiệp được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, các trang web về kinh tế tài chính. Mặc dù, nguồn thông tin đa dạng, liên quan đến hoạt động của công ty, giá cổ phiếu nhưng có nhược điểm là thông tin được trích dẫn từ các nguồn khác, không logic và độ tin cậy không cao.

Ngoài ra, NĐT có thể thu thập thông tin thông qua các mối quan hệ sẵn có hoặc theo tin đồn.

NĐT mua cổ phiếu của một công ty không phải chỉ mua tài sản hữu hình của công ty mà là mua tiềm năng tạo ra lợi nhuận của công ty, đây là hàng hóa vô hình luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Hàng hóa này được định giá thông qua những thông tin đánh giá tiềm năng tạo lợi nhuận, thông tin xác định những rủi ro có thể gặp phải và các thông tin liên quan khác.

Thực tế là NĐT phải bỏ ra một tài sản có thực là tiền để đổi lấy một tờ cam kết mà giá trị của nó phụ thuộc vào rất nhiều yết tổ rủi ro, có thể làm cho nó trở thành không có chút giá trị nào nhưng cũng có thể có giá trị rất lớn.

Khi gặp phải những rủi ro này, lợi ích của NĐT có thể bị xâm hại nghiêm trọng. Chính vì vậy, một thị trường vốn sẽ không thể phát triển hay sẽ không có NĐT trên thị trường nếu không được tạo ra những luật chơi, không có cơ chế quản lý, giám sát thanh tra, xử lý vi phạm có hiệu quả và phương tiện giảm thiểu những rủi ro kể trên, có thể làm giảm lòng tin của nhà đầu tư. NĐT chỉ có thể bỏ tiền vào thị trường khi mà họ thấy rằng họ đang tham gia vào một cuộc chơi công bằng, minh bạch mà lợi ích và họ xứng đáng được hưởng phải được đảm bảo.

Khi thị trường có nhiều rủi ro, lòng tin của nhà đầu tư bị suy giảm, nhà đầu tư sẽ trả giá thấp để mua cổ phiếu hoặc sẽ rất khó khăn để thuyết phục họ mua cổ phiếu, thậm chứ kể cả khi các tổ chức phát hành làm ăn có hiệu quả. Như vậy, dẫn đến chi phí huy động vốn của các tổ chức phát hành sẽ tăng. Các trường hợp tranh chấp, kiện tụng sẽ làm tăng chi phí hòa giải, xử lý va giải quyết hậu quả.

Thực tế diễn ra cho thấy, đi kèm với những gian lận, lừa đảo của thị trường chứng khoán có thể dẫn đến sự đổ vỡ lan truyền cho cả nền kinh tế nói chung chứ không bó hẹp trong phạm vi thị trường chứng khoán [25].

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý giao dịch chứng khoán chưa niêm yết ở Việt Nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)