THỰC TRẠNG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN CHƢA NIÊM YẾT 1 Thông tin về công ty và cổ phiếu giao dịch

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý giao dịch chứng khoán chưa niêm yết ở Việt Nam (Trang 30 - 34)

2.1.1. Thông tin về công ty và cổ phiếu giao dịch

Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cả nước hiện nay có khoảng 10.000 công ty cổ phần, đến cuối tháng 6/2008 mới chỉ có 988 công ty đăng ký công ty đại chúng với UBCKNN [42]. Trong số này, có cả những công ty đã niêm yết cổ phiếu trên hai sàn giao dịch tập trung là SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh và TTGDCK Hà Nội. Một bất cập hiện nay là các công ty thuộc lĩnh vực đòi hỏi tính minh bạch cao và mang tính đại chúng hóa nhiều hơn như khối công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại thì lượng đăng ký lại khá vắng vẻ.

Trên báo chí hiện nay xuất hiện tên gọi "thị trường chứng khoán chưa niêm yết" (thị trường OTC) nhưng thực chất thị trường giao dịch CKCNY mới ở hình thái của thị trường tự do, cụ thể là chưa có sự quản lý của Nhà nước. NĐT dễ dàng mua bán CKCNY, hoạt động của các NĐT trên thị trường không phải độc lập mà họ thường lập thành các nhóm, hội, diễn đàn để trao đổi thông tin với nhau. Phương thức trao đổi được các nhà đầu tư tự do ưa thích là trao đổi qua điện thoại, diễn đàn trên mạng Internet hoặc trao đổi tại các quán cafe.

Việc một nhà đầu tư tham gia đầu tư vào tất cả các lĩnh vực, các nơi là rất hiếm. Các nhà đầu tư, nhóm các nhà đầu tư tập trung vào một số ngành, lĩnh vực trong một khu vực địa lý, chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Theo ước tính, khối lượng giao dịch cổ phiếu của thị trường tự do vào khoảng gấp 6 lần so với khối lượng giao dịch cổ phiếu tại TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh [42].

Hầu hết chứng khoán của hàng ngàn DNNN đã cổ phần hóa và CTCP thành lập mới theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã và đang được phát hành và lưu hành chủ yếu trên thị trường tự do.

Các hình thức phát hành và chuyển nhượng cổ phiếu của công ty chưa niêm yết hiện nay bao gồm:

Hình thức phát hành thông thường là tổ chức phát hành chào bán chứng khoán ra công chúng tổ chức trực tiếp bán tại địa điểm công ty phát hành hoặc phân phối theo các mối quan hệ nội bộ.

Hình thức chuyển nhượng hoạt động của thị trường thứ cấp thông thường là qua một mạng lưới không chính thức các nhà môi giới, cả môi giới có giấy phép và môi giới không giấy phép, sử dụng các phương tiện yết giá trên mạng Internet hoặc tụ tập tại các quán cà phê.

Về cơ bản, hoạt động phát hành và chuyển nhượng CKCNY diễn ra ở những nơi khá thuận tiện, nhanh chóng, thanh toán sòng phẳng, chuyển quyền sở hữu nhanh và có thông tin tốt phục vụ cho quyết định mua bán chứng khoán. Điểm tích cực của hoạt động này trong giai đoạn hiện tại là đã thu hút và đáp ứng nhu cầu khá lớn mua bán chứng khoán ở Việt Nam, thực hiện các chức năng của một TTCK ở Việt Nam như huy động, lưu động hóa nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế.

Việc mua bán các loại cổ phiếu trên thị trường tự do được thực hiện theo phương thức thuận mua, vừa bán mà không bị bất cứ một áp lực bên ngoài như giới hạn giá, lượng cổ phiếu [31]. Tuy nhiên, nhiều khi cũng xảy ra vấn đề bất cân xứng về thông tin trong quá trình mua bán, giao dịch các loại chứng khoán trên thị trường này. Những người có những mối liên hệ

nhất định với công ty thì sẽ có nhiều thông tin nhanh hơn, chính xác hơn so với những người có thông tin từ các nguồn chính thức, từ đó họ có quyết định đầu tư chính xác, và người thiệt hại nhiều nhất là các NĐT tiếp cận với nguồn thông tin muộn hơn.

Về phương thức mua bán, giao dịch

Để có thể mua bán cổ phiếu trên TTCNY hiện nay NĐT có thể thực hiện theo một trong hai phương thức sau:

Một là, bên mua và bên bán trực tiếp gặp nhau để thương lượng, quyết định việc mua bán chứng khoán.

Hai là, bên mua và bên bán có thể giao dịch thông qua các nhà môi

giới chứng khoán. Hiện nay phương thức này ít phổ biến hơn, nhưng xu hướng phát triển của thị trường thì phương thức này sẽ chiếm ưu thế hơn so với phương thức trực tiếp mua bán.

Về việc thu thập thông tin của các loại cổ phiếu

Để có thể mua một loại chứng khoán nào đó trên thị trường, các NĐT cần phải có thông tin về công ty và loại cổ phiếu đó. Thông tin này NĐT có thể tìm kiếm từ các nguồn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cụ thể là thông tin từ các báo cáo tài chính, thu thập thông tin qua các cơ quan chức năng như Sở kế hoạch đầu tư các tỉnh, trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước, thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng như các tạp chí về đầu tư tài chính, chứng khoán, các trang web www.sanotc.com, www.vietstock.com, www.tinnhanhchungkhoan.com hoặc thu thập thông tin từ các nguồn khác. Truyền thông có vai trò quan trọng trong quản trị doanh nghiệp bằng các tác động đến uy tín của doanh nghiệp [41, tr. 114]. NĐT có thể tham khảo thêm các nguồn tin này. Tuy nhiên, các thông tin này còn rời rạc, chưa đầy đủ và có hệ thống, tính xác thực còn hạn chế.

Trên thực tế hiện nay có hai nguồn thông tin quan trọng nhất làm cơ sở cho việc ra quyết định của nhà đầu tư đó là lấy thông tin từ những hội, nhóm kinh doanh chứng khoán hoặc là thông tin nội bộ tức thông tin không được công bố nhưng bằng những kỹ thuật, chiến thuật riêng mà nhà đầu tư có thể lấy được từ những đầu mối quan trọng, đây được coi là cơ sở để nhà đầu tư đưa ra quyết định của mình.

Tuy nhiên, những thông tin trên không phải là căn cứ thật sự vững chắc để đưa ra quyết định đầu tư. Và đã có nhiều quyết định được đưa ra dựa trên cảm giác của NĐT hay còn gọi là "tâm lý đám đông", với những trường hợp như vậy, rủi ro đối với các NĐT là rất lớn.

Rõ ràng, những hạn chế của thị trường tự do là vì không được quản lý chặt chẽ nên giá chứng khoán thường biến động lớn vì không có biên độ giá người mua bán dễ bị tác động tâm lý mua bán theo đuôi, người đầu tư nói chung không tiện lợi mua bán. Thị trường tự do là một trong những yếu tố bất cập hiện nay của hệ thống TTCK Việt Nam nhưng không phải ở bản thân hoạt động của thị trường mà là ở khía cạnh chưa được quản lý hữu hiệu để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường. Tuy thị trường có vai trò và vị trí nhất định trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng được phần lớn nhu cầu phát hành và giao dịch chứng khoán cho các công ty và nhà đầu tư nhưng trước mắt và về lâu dài sẽ bộc lộ những tiêu cực như: người tham gia thị trường là nhà đầu tư và công ty phát hành không có môi trường giao dịch thuận tiện và không được bảo vệ quyền lợi.

Môi trường này bao gồm cả môi trường vật chất và phi vật chất. Môi trường vật chất là cơ sở hạ tầng, các hệ thống phục vụ cho việc giao dịch, đăng ký, lưu ký, thanh toán... nói chung là liên quan đến việc đầu tư vào cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho việc giao dịch chứng khoán, các hoạt động quản lý bảo vệ người tham gia thị trường. Môi trường phi vật chất bao gồm

khuôn khổ pháp lý, cung cấp thông tin có liên quan, điều kiện được pháp luật bảo vệ khi phát sinh vi phạm, tranh chấp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý giao dịch chứng khoán chưa niêm yết ở Việt Nam (Trang 30 - 34)