* Phải đủ tuổi kết hôn
Khoản 1 Điều 9 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên" mới được kết hôn.
Luật Hơn nhân và gia đình quy định tuổi kết hơn dựa trên căn cứ khoa học về sự phát triển tâm sinh lý của các bên nam, nữ và điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta. Nam nữ kết hơn xác lập quan hệ hơn nhân, hình thành gia đình. Gia đình phải thực hiện chức năng sinh đẻ nhằm duy trì và phát triển nòi giống. Để đảm bảo cho con sinh ra được khỏe mạnh, nòi giống phát triển lành mạnh. Đồng thời, khi đạt độ tuổi trưởng thành, nam nữ có thể tự mình lựa chọn và quyết định việc kết hơn, có thể tham gia vào q trình lao động tạo ra thu nhập để bảo đảm cho gia đình cuộc sống ổn định về kinh tế sau khi kết hôn. Do vậy, Luật Hơn nhân và gia đình quy định tuổi kết hơn đối với nam là từ hai mươi tuổi, nữ là từ mười tám tuổi. Quy định này thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với sức khỏe của nam nữ, bảo đảm cho nam nữ có thể đảm đương trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ. Đồng thời, quy định này còn bảo đảm cho con cái sinh ra được khỏe mạnh cả về thể lực và trí tuệ. Như vậy, "quy định độ tuổi cho phép nam nữ kết hôn là tạo điều kiện cho việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững" [65, tr. 93]. Khi xây dựng Luật Hơn nhân và gia đình có nhiều quan điểm về tuổi kết hơn. Có quan điểm cho rằng, cần hạ thấp tuổi kết hôn cho phù hợp với thực tế và có thể hịa nhập với luật pháp quốc tế. Có quan điểm cho rằng độ tuổi kết hơn có thể theo phong tục tập quán trong xã hội phong kiến thời xưa, quan niệm khi "nữ thập tam, nam thập lục" (nữ 13, nam 16) thì cơ thể phát
triển dậy thì và có khả năng sinh sản và như thế đã đủ tuổi được cha mẹ "dựng vợ gả chồng". Cũng có quan điểm khác cho rằng, nên quy định tuổi kết hôn đối với nam và nữ như nhau. Cụ thể là nam nữ mười tám tuổi trở lên được phép kết hôn. Tuy nhiên, những quan điểm trên đây khơng được chấp nhận. Bởi vì, kể từ khi Luật Hơn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực pháp luật (13/01/1960), quy định về độ tuổi kết hôn đã được thi hành trong một khoảng thời gian dài hơn bốn mươi năm. Luật Hơn nhân và gia đình năm 1959 và Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986 đều quy định nam từ hai mươi tuổi trở lên và nữ từ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn. Kế thừa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 vẫn quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu của nam từ hai mươi tuổi và nữ từ mười tám tuổi. Pháp luật thời kỳ phong kiến trong các bộ luật Hồng Đức và Gia Long khơng có điều khoản nào ghi nhận về độ tuổi kết hôn nhưng trong văn bản "Hồng Đức hơn giá lễ nghi" có quy định "con trai mười tám tuổi, con gái mười sáu tuổi mới có thể thành hơn". Như vậy, có thể nói Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu rộng hơn. Quyền kết hôn là một trong những quyền nhân thân của cá nhân. Luật pháp quy định "nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hơn nhân và gia đình có quyền tự do kết hơn" (Điều 39 Bộ luật dân sự năm 2005). Vì thế pháp luật chỉ quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu mà không quy định độ tuổi kết hôn tối đa. Việc quy định độ tuổi tối thiểu này nhằm đảm bảo nam - nữ khi đến độ tuổi đó có những suy nghĩ chín chắn, trưởng thành để quyết định kết hơn với nhau.
Về cách tính tuổi kết hơn: Luật khơng quy định cách tính tuổi mà theo quy định của Luật về độ tuổi có thể vận dụng cách tính tuổi kết hôn: Tại khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định độ tuổi kết hôn "nam từ hai mươi tuổi, nữ từ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn". Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định
của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP) thì "khơng bắt buộc nam phải đủ từ hai mươi tuổi, nữ phải đủ từ mười tám tuổi trở lên mới được kết hơn; do đó nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về độ tuổi kết hôn". Để làm rõ hơn về cách tính tuổi kết hơn, tại Điều 3 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 (Nghị định số 70/2001/NĐ-CP) cũng quy định "nam đang ở tuổi hai mươi, nữ đang ở tuổi mười tám thì đủ điều kiện về tuổi kết hôn theo quy định tại Điều 9 của Luật Hơn nhân và gia đình". Như vậy, chỉ cần nam bước sang tuổi hai mươi, nữ bước sang tuổi mười tám là đã đủ tuổi kết hơn.
Ví dụ: Anh Nguyễn Minh Thanh sinh ngày 11/09/1990 thì đến ngày 11/9/2009 anh Thanh tròn 19 tuổi. Như vậy bắt đầu từ sau ngày 11/9/2009 là anh Thanh đã bước sang tuổi 20 và đủ tuổi kết hôn theo Luật định. Lúc đó anh Thanh hồn tồn có quyền kết hơn mà khơng bị coi là vi phạm điều kiện về độ tuổi kết hôn.
Các văn bản luật hướng dẫn áp dụng cách tính tuổi kết hơn tối thiểu quy định trong Luật Hơn nhân và gia đình như trên là phù hợp với tình hình thực tiễn. Cách tính tuổi kết hơn như vậy tạo ra khoảng thời gian cho nam nữ tự do lựa chọn thời điểm kết hôn mà không phải "chờ" cho đủ tuổi luật quy định mới được phép kết hơn. Văn bản giải thích về cách tính tuổi kết hơn trong Luật Hôn nhân và gia đình là bước tiến bộ đáng kể trong việc tổ chức thực hiện pháp luật, giúp các nhà thực thi pháp luật có căn cứ để giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến độ tuổi kết hôn.
Tuy nhiên nếu đem cách tính tuổi kết hơn tối thiểu ra đối chiếu với tinh thần của pháp luật thì lại thấy khơng phù hợp. Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 quy định "nam từ hai mươi tuổi, nữ từ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn" nhưng theo Bộ luật Dân sự năm 2005 thì "Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người
chưa thành niên" (Điều 18) và theo đó chỉ người thành niên mới có năng lực hành vi dân sự đầy đủ còn người chưa đủ mười tám tuổi "khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi…" (khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2005). Như vậy, trường hợp anh Nguyễn Văn A - hai mươi tuổi kết hôn với chị Trần Hồng H - mười bảy tuổi hai ngày. Lúc đầu quan hệ vợ chồng anh chị hạnh phúc nhưng càng ngày quan hệ giữa hai vợ chồng mâu thuẫn càng căng thẳng. Chị quyết định ly hơn. Lúc đó chị mười bảy tuổi mười tháng. Theo Bộ luật Dân sự quy định: "Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi trở lên là người chưa thành niên" (Điều 18 Bộ luật Dân sự năm 2005) và cũng quy định người thành niên có khả năng nhận thức được hành vi mới có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, theo Bộ luật Tố tụng dân sự thì lại quy định Điều 57 như sau:
1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.
3. Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.
4. Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì khơng có năng lực hành vi tố tụng dân sự.
Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
5. Đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện [46].
Chính vì vậy, khi chị H gửi đơn ly hơn ra Tịa thì Tịa khơng thụ lý vì lý do chị chưa đủ mười tám tuổi theo Luật định để đứng nguyên đơn. Trường hợp của chị H sẽ được giải quyết ra sao? Đây là một vấn đề vướng mắc trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến cách tính tuổi theo Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000.
* Phải có sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 thì "việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở".
Tự nguyện kết hôn là việc hai bên nam nữ thể hiện sự đồng ý trở thành vợ chồng của nhau, mỗi bên khơng bị tác động ý chí của bên kia hay của bất kỳ ai khiến cho họ phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ. Sự tự nguyện hoàn tồn trong việc kết hơn là việc hai bên nam nữ thực sự yêu thương nhau, mong muốn trở thành vợ chồng xuất phát từ tình yêu thương giữa họ nhằm mục đích cùng nhau xây dựng gia đình. Sự tự nguyện hồn tồn này là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hôn nhân tồn tại lâu dài và bền vững.
Hôn nhân là quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, do đó việc thể hiện ý chí ưng thuận giữa các bên trong hôn nhân là một trong các điều kiện căn bản để hơn nhân có hiệu lực. Luật Hơn nhân và gia đình quy định kết hôn phải đảm bảo sự tự nguyện là nguyên tắc cơ bản, nhằm xóa bỏ hồn tồn chế độ hôn nhân phụ thuộc vào cha mẹ của gia đình phong kiến và xây dựng chế độ hơn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa trên nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ; một vợ, một chồng; vợ chồng bình đẳng. Kế thừa Luật Hơn nhân và gia đình năm
1959 và 1986, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định để đảm bảo việc kết hơn hồn tồn tự nguyện thì "khi tổ chức đăng ký kết hơn phải có mặt hai bên nam nữ kết hơn" (Điều 14). Khi đó họ trực tiếp trả lời trước cán bộ phụ trách việc đăng ký kết hôn và đại diện cơ quan đăng ký kết hơn rằng, họ hồn tồn tự nguyện kết hơn với nhau. Chính vì vậy pháp luật khơng cho phép cử người đại diện trong việc đăng ký kết hôn, đồng thời cũng không cho phép những người kết hôn vắng mặt tại lễ đăng ký kết hơn.
Trường hợp vì lý do khách quan hay chủ quan mà khi tổ chức đăng ký kết hơn chỉ có mặt một bên nam hoặc nữ thì "nếu trước khi tổ chức đăng ký kết hôn các bên đã nộp đủ các giấy tờ cần thiết cho việc đăng ký kết hôn và sau khi tổ chức đăng ký kết hôn họ thực sự về chung sống với nhau thì việc kết hơn của họ vẫn được công nhận là hợp pháp (mục 2, điểm c Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP).
Luật quy định việc kết hơn phải có sự tự nguyện của cả hai bên nam nữ là nhằm đảm bảo cho họ được tự do thể hiện ý chí và tình cảm khi kết hơn, khẳng định mục đích xây dựng gia đình và chung sống lâu dài của họ. Bất kỳ trường hợp kết hơn nào mà khơng có ý chí tự nguyện của hai bên nam nữ thì đều bị coi là kết hôn trái pháp luật. Những hành vi cưỡng ép kết hôn, lừa dối để kết hôn hoặc cản trở việc kết hôn tự nguyện, tiến bộ đều bị cấm. Luật cũng quy định người bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà khơng có khả năng nhận thức được hành vi của mình bị Tịa án tun bố mất năng lực hành vi dân sự thì khơng được kết hơn. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn cịn xảy ra một số trường hợp kết hơn do bị cưỡng ép, bị lừa dối, kết hôn giải tạo khơng nhằm mục đích xác lập quan hệ vợ chồng mà nhằm vào những mục đích khác như kết hôn nhằm chiếm đoạt tài sản của bên kia; kết hôn nhằm để đạt được ý muốn xuất cảnh một cách hợp pháp… Những trường hợp này khi có yêu cầu, về nguyên tắc Tịa án nhân dân có quyền xử lý hủy việc kết hơn trái pháp luật. Như vậy, điều kiện về sự tự nguyện không phải là điểm mới được ghi nhận ở chế định kết hơn trong Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000. Đây là
một quy định được Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 kế thừa và phát triển từ Luật Hơn nhân và gia đình năm 1959 và 1986.
* Việc kết hơn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn
Theo quy định tại Điều 10 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 thì việc kết hơn bị cấm trong các trường hợp sau:
+ Người đang có vợ hoặc chồng (khoản 1 Điều 10 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000)
Xuất phát từ bản chất của hôn nhân xã hội chủ nghĩa là hôn nhân một vợ một chồng, chỉ có hơn nhân một vợ, một chồng mới bảo đảm sự bền vững và hạnh phúc gia đình, vợ chồng mới thực sự yêu thương nhau, quý trọng, chăm sóc và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ…. Bởi vì "bản chất của tình u là khơng thể chia sẻ… cho nên hơn nhân dựa trên tình yêu giữa nam và nữ do ngay bản chất của nó, là hơn nhân một vợ, một chồng" [1, tr. 129-130]
Hơn nhân một vợ, một chồng lấy tình u giữa nam và nữ làm cơ sở xác lập hơn nhân và tình u giữa vợ và chồng là cơ sở duy trì quan hệ hơn nhân. Chỉ có hơn nhân một vợ, một chồng được xây dựng và duy trì trên cơ sở tình yêu giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng thì mới đảm bảo cho hơn nhân tồn tại bền vững và trong gia đình vợ chồng mới thực sự yêu thương, quý trọng, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, đảm bảo xây dựng gia đình thực sự hạnh phúc. Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 quy định cấm người đang có vợ, có chồng kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhằm xóa bỏ chế độ đa thê trong xã hội phong kiến trước đây, đảm bảo hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
Như vậy, người đang có vợ, có chồng là người đã kết hơn theo đúng quy định của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 về điều kiện kết hôn, đã đăng ký kết hôn và quan hệ hôn nhân của họ chưa bị chấm dứt do ly hôn hoặc do một bên vợ, chồng chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết.
Trước khi ban hành Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000, hệ thống pháp luật của Nhà nước ta đã thừa nhận quan hệ hôn nhân đối với trường hợp