kiện kết hôn theo Luật định
Về nguyên tắc, việc kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn Luật định là trái pháp luật, khi có u cầu, Tịa án có quyền hủy việc kết hơn trái pháp luật đó. Tuy nhiên, hủy kết hơn trái pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hai người kết hôn trái pháp luật và con cái của họ. Vì vậy, khi xử lý các trường hợp này, Tòa án phải điều tra làm rõ hành vi vi phạm điều kiện kết hôn, mức độ vi phạm và hoàn cảnh vi phạm. Phải xem xét và đánh giá thực chất mối quan hệ tình cảm của họ từ lúc kết hơn trái pháp luật đến lúc Tòa án xem xét cuộc hơn nhân của họ. Từ đó mà Tịa án có thể hủy hay khơng hủy việc kết hơn trái pháp luật đó.
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn đường lối giải quyết các trường hợp kết hôn trái pháp luật.
* Trường hợp kết hôn trước tuổi luật định - vi phạm Điều 1 khoản 9 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000
- Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà một bên hoặc cả hai bên vẫn chưa đến tuổi kết hơn thì quyết định hủy việc kết hơn trái pháp luật.
- Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, cả hai bên tuy đã đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian đã qua khơng có hạnh phúc, khơng có tình cảm vợ chồng, thì quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
- Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian đã qua họ chung sống bình thường, đã có con, có tài sản chung thì khơng quyết định hủy việc kết hơn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Tịa án giải quyết việc ly hơn thì Tịa án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung [59, Điểm d1, mục 2].
Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP thì khi giải quyết trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật, Tòa án cần phải lưu ý xem tại thời điểm có u cầu hủy việc kết hơn trái pháp luật hai bên đã đủ tuổi chưa? Cuộc sống vợ chồng có hạnh phúc khơng? Tịa án phải xem xét các yếu tố để đưa ra quyết định đúng đắn, thấu tình đạt lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên. Trường hợp nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn, thông thường họ chỉ tổ chức lễ cưới theo phong tục tập quán mà không đăng ký kết hơn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định tại Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và điểm b mục 2 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP, Tịa án khơng tun bố hủy kết hôn trái pháp luật mà chỉ tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng.
Như vậy, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 cùng các văn bản đã hướng dẫn rõ ràng, cụ thể các trường hợp xử lý giúp Tòa án đưa ra phán quyết chính xác, vừa đảm bảo quyền lợi của các bên, vừa bảo vệ trật tự pháp lý.
* Những trường hợp kết hôn thiếu sự tự nguyện (bị cưỡng ép, lừa dối) - vi phạm khoản 2 Điều 9 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 quy định kết hôn phải đảm bảo sự "tự nguyện" nhằm xóa bỏ hồn tồn chế độ hơn nhân "ép buộc" của cha mẹ, của hôn nhân và gia đình phong kiến. Tịa án sẽ hủy việc kết hôn nếu thiếu sự tự nguyện của hai bên nam nữ. Sau khi kết hôn, cuộc sống của hai bên nam nữ khơng có hạnh phúc thì tịa án sẽ hủy việc kết hơn để giải thốt cho họ. Ngược lại nếu cuộc sống của họ sau kết hơn hạnh phúc thì tịa khơng hủy việc kết hơn trái pháp luật đó nữa.
* Những người đang có vợ, có chồng lại kết hơn hoặc chung sống với người khác như vợ chồng - vi phạm khoản 1 Điều 10 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000
Người đang có vợ, có chồng là đang có quan hệ vợ chồng tồn tại trước pháp luật gồm: trường hợp hơn nhân hợp pháp (có giấy đăng ký kết hơn và trường hợp được thừa nhận là vợ chồng khi nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 mà khơng đăng ký kết hơn. Chính vì vậy, người đang có vợ, có chồng khơng được thực hiện việc kết hôn hoặc chung sống như vợ, chồng với người khác. Người đang có vợ, có chồng mà kết hơn hoặc chung sống với người khác như vợ chồng sẽ gây hậu quả lớn tới quyền lợi của người vợ, người chồng hợp pháp, đồng thời cũng gây hậu quả xấu cho gia đình và cho xã hội. Hiện nay, do tác động của nền kinh tế thị trường mà ở các thành phố lớn, hiện tượng nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng diễn ra ở mức báo động. Việc nam nữ sống chung như vậy cũng gây nhiều ảnh hưởng cho xã hội. Nhiều trường hợp người đang có vợ, có chồng vẫn sống chung với người khác bừa bãi, trái pháp luật khiến cho thiết chế gia
đình trở nên lỏng lẻo, nguy cơ tan vỡ cuộc hôn nhân hợp pháp tăng cao. Trường hợp này tòa án cần tuyên bố không công nhận việc sống chung đó. Pháp luật cũng cần có thêm những chế tài để ngăn chặn việc gia tăng tình trạng đã kết hơn mà vẫn sống chung với người khác.
Tuy nhiên khi xử lý cần chú ý những trường hợp do điều kiện lịch sử, cán bộ, bộ đội miền Nam đã có vợ có chồng nhưng khi tập kết ra miền Bắc lại lấy vợ hoặc chồng khác ở miền Bắc. Những trường hợp này không bị coi là kết hôn trái pháp luật.
Tại khoản 3, 4, 5 Điều 10 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 quy định các trường hợp cấm kết hôn bao gồm:
- Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
- Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Giữa những người cùng giới tính [44].
Nhưng trong các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì lại khơng có quy định cụ thể đường lối xử lý kết hôn trái pháp luật trong những trường hợp này. Đây cũng là một vướng mắc trong quá trình Tịa án giải quyết xử kết hơn trái pháp luật.
* Đối với các trường hợp vi phạm các điều kiện kết hơn, ngồi biện pháp xử lý theo Luật Hơn nhân và gia đình là hủy kết hơn trái pháp luật, cịn có thể áp dụng các biện pháp xử lý hành chính hoặc thậm chí là hình sự tùy thuộc vào mức độ vi phạm của vụ việc
Theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình thì người kết hơn trái pháp luật hoặc người tổ chức kết hôn trái pháp luật sẽ bị:
Xử phạt hành chính dưới hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với các hành vi sau:
- Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hơn mặc dù đã có quyết định của Tòa án buộc chấm dứt quan hệ đó;
- Tổ chức việc kết hôn cho người chưa đến tuổi kết hôn [9, Điều 6].
- Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác;
- Cản trở người khác kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác [9, Điều 7].
Xử phạt hành chính dưới hình thức Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng;
- Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng;
- Kết hơn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; - Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
- Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Kết hôn giữa những người cùng giới tính [9, Điều 8]
Đối với trường hợp trên cịn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là buộc chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật.
Nếu việc kết hơn trái pháp luật có mức độ vi phạm nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý theo các Điều 146 - Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; Điều 148 - Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng; Điều 149 - Tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn và Điều 150 - Tội loạn luân, chương XV Bộ Luật Hình sự
Việc xử lý sẽ do Tòa án cùng Viện Kiểm sát giải quyết theo Luật định.