Căn cứ chung để xử hủy kết hôn trái pháp luật

Một phần của tài liệu Chế định kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 54 - 60)

Kết hôn trái pháp luật không chỉ ảnh hưởng đến bản thân nam nữ kết hơn mà cịn ảnh hưởng đến gia đình hai bên, ảnh hưởng đến xã hội nói chung.

Vì vậy việc xử hủy kết hơn trái pháp luật là một việc làm rất cần thiết nhằm đảm bảo kết hôn theo đúng trật tự và luật định. Việc xử hủy sẽ do Tòa án thực hiện, dựa vào nhiều căn cứ khác nhau.

* Chưa đến tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật mà nam nữ đã kết hôn (tảo hôn)

Luật Hơn nhân và gia đình quy định "nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn" (Khoản 1 Điều 9). Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn: "không bắt buộc nam phải từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ phải từ đủ mười tám tuổi trở lên mới được kết hơn; do đó, nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn".

* Thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc của cả hai bên nam nữ khi kết hôn

Thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc của cả hai bên nam nữ khi kết hơn là do có hành vi cưỡng ép kết hơn, lừa dối kết hôn.

Cưỡng ép kết hôn là hành vi buộc người khác phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ (khoản 5 Điều 8 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000), là:

Một bên ép buộc (ví dụ: đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần…) nên buộc bên bị ép buộc phải đồng ý kết hôn….

Một bên hoặc cả hai bên nam và nữ bị người khác cưỡng ép (ví dụ: bố mẹ của người nữ do nợ của người nam một khoản tiền nên cưỡng ép người nữ phải kết hôn với người nam để trừ nợ; do bố mẹ của hai bên có hứa hẹn với nhau nên cưỡng ép con của họ phải kết hôn với nhau...) buộc người bị cưỡng ép kết hôn phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ [59, Mục 1 điểm b1, b3].

Ví dụ: Chị Nguyễn Thị Hoa yêu anh Nguyễn Chí Thiện nhưng cha mẹ phản đối. Cha mẹ chị ép gả chị cho anh Trần Lê Chung. Thậm chí cha mẹ chị

cịn đến tận cơ quan chị làm việc, yêu cầu lãnh đạo cơ quan không cho phép chị quan hệ với anh Chung và bắt chị phải lấy anh Thiện. Việc kết hôn của chị là do bị ép buộc, do bị cha mẹ uy hiếp về tinh thần với cơ quan nơi làm việc. Vì vậy chị hồn tồn có quyền u cầu Tịa án hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa chị và anh Thiện.

Lừa dối kết hôn là một trong hai người kết hơn đã nói sai sự thật về người đó làm người kia tưởng lầm mà kết hơn hoặc một trong hai người kết hơn hứa hẹn sẽ làm việc gì đó có lợi cho người kia làm người kia đồng ý kết hơn, là "một bên lừa dối (ví dụ: lừa dối là nếu kết hơn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết hơn sẽ bảo lãnh ra nước ngồi; khơng có khả năng sinh lý nhưng cố tình giấu; biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu...) nên bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn" (Mục 1 điểm b2 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP).

Cần phân biệt hành vi lừa dối để kết hôn với sự nhầm lẫn. Nếu kết hơn chỉ vì nhầm lẫn về một số yếu tố như: nghề nghiệp, địa vị cơng tác… thì khơng coi đó là kết hơn thiếu sự tự nguyện.

Như vậy, việc kết hơn do bị cưỡng ép, lừa dối thì được xác định là có căn cứ để Tịa án hủy kết hơn trái pháp luật.

* Người đang có vợ hoặc chồng lại kết hơn với người khác

Đây là trường hợp vi phạm điều cấm kết hôn quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000, là căn cứ để Tịa án hủy kết hơn trái pháp luật. Xét về nguyên tắc, người "đang" có vợ, có chồng nghĩa là đang có quan hệ vợ chồng tồn tại trước pháp luật. Tính đến thời điểm hiện nay, hệ thống pháp Luật Hơn nhân và gia đình nước ta vẫn thừa nhận hai loại quan hệ hôn nhân gồm:

Thứ nhất: việc xác định một người đang có vợ, có chồng là dựa vào

giấy đăng ký kết hơn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và giấy đăng ký kết hơn phải cịn hiệu lực.

Thứ hai: Hệ thống pháp luật Việt Nam còn thừa nhận quan hệ vợ

chồng đối với trường hợp hôn nhân không có giấy đăng ký kết hôn nhưng quan hệ vợ chồng xác lập trước ngày 03/01/1987.

Theo hệ thống pháp Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, ngồi quan hệ hơn nhân hợp pháp, một số trường hợp dù vi phạm pháp luật về hình thức, nhưng vẫn được pháp luật cơng nhận là vợ chồng, bao gồm: - Trường hợp lấy nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 13/1/1960 ở miền Bắc - Trường hợp nam - nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn từ trước ngày 03/01/1987. Những trường hợp này do điều kiện lịch sử nên pháp luật không coi là kết hôn trái pháp luật.

* Kết hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự

Luật Hôn nhân và gia đình cấm người bị mất năng lực hành vi dân sự kết hôn. Nếu vào thời điểm đăng ký kết hôn, quyết định tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì việc kết hơn của họ là trái pháp luật. Tịa án có quyền hủy kết hơn trái pháp luật đó khi có yêu cầu.

Theo luật định, việc kết hơn phải có sự ưng thuận đồng ý lấy nhau, thành vợ thành chồng của hai bên nam - nữ. Tự nguyện kết hôn là một trong những điều kiện kết hôn luật định. Nếu một trong các bên kết hôn mắc bệnh tâm thần, không có khả năng nhận thức được hành vi của mình thì khơng thể bày tỏ ý chí khi kết hơn, không tuân thủ nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ… Việc kết hôn bị coi là trái pháp luật. Ngồi ra, trường hợp người mắc bệnh tâm thần khơng có khả năng nhận thức được hành vi của mình cịn có thể để lại di chứng cho thế hệ con cái.. Vì thế pháp luật cấm người bị mất năng lực hành vi dân sự kết hôn.

Trên thực tế, một phần do ý thức của mỗi người dân, người giám hộ của người bị mất năng lực hành vi dân sự khơng có ý thức về việc cấm kết hôn đối với người bị mất năng lực hành vi dân sự, không ý thức về thiệt hại của người kết hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự, khơng có ý thức

trong việc đề nghị Tịa án tun người đó mất năng lực hành vi dân sự; một phần do truyền thống đạo đức của người Việt Nam, do tình cảm giữa các thành viên trong gia đình nên thuật ngữ "cấm kết hôn đối với người bị mất năng lực hành vi dân sự" đã gặp nhiều hạn chế trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp Luật Hơn nhân và gia đình vào thực tiễn áp dụng.

* Những người cùng dòng máu về trực hệ và những người có họ trong phạm vi ba đời đã bị cấm kết hôn với nhau mà vẫn kết hôn

Điều 10, khoản 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cấm những người có cùng dịng máu về trực hệ, những người có họ trong phạm vi ba đời kết hơn với nhau. Nam, nữ kết hôn mà vi phạm quy định này thì được coi là có căn cứ để Tòa án nhân dân hủy việc kết hôn trái pháp luật của họ. Tuy nhiên, việc xác định căn cứ này trong thực tế gặp nhiều khó khăn. Nước ta trong một thời gian dài xảy ra chiến tranh, loạn lạc, việc thất lạc gia đình, họ hàng khơng ít nên xác định quan hệ họ hàng, huyết thống là khó khăn. Trong trường hợp họ vơ tình kết hơn với nhau thì liệu đó có cơ sở pháp lý để hủy việc kết hơn trái pháp luật đó khơng?

* Những người là cha mẹ nuôi với con nuôi, những người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng kết hôn với nhau

Cha mẹ nuôi với con nuôi, những người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng dù không phải là quan hệ họ hàng, huyết thống với nhau nhưng được coi là mối quan hệ trong gia đình với nhau. Họ đã từng có mối quan hệ tình cảm, chăm sóc, tơn trọng lẫn nhau. Theo quan niệm của người Việt đề cao truyền thống, đạo đức gia đình nên kết hơn trong những trường hợp này là trái pháp luật và sẽ bị Tòa án xử hủy.

Đây là điểm khác biệt giữa Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986 so với Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000. Trước đây, Luật Hơn nhân và gia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đình năm 1986 khơng quy định cấm kết hơn trong những trường hợp này. Vì vậy, họ vẫn được phép kết hơn. Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 lại quy định cấm kết hôn nhằm phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam và xây dựng chế độ hơn nhân và gia đình lành mạnh, tiến bộ.

Vấn đề đặt ra là nhà làm luật đã chưa tính đến trường hợp kết hôn giữa con riêng của chồng và con riêng của vợ, giữa những người con nuôi và giữa con đẻ và con ni trong một gia đình. Mặc dù họ không tồn tại mối quan hệ huyết thống với nhau, không phải họ hàng ba đời với nhau nhưng nếu phát sinh việc kết hôn với nhau thì giải quyết ra sao?

* Hai người cùng giới tính kết hơn với nhau - vi phạm điều cấm tại khoản 5 Điều 10 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000

Hiểu nơm na, hai người cùng giới tính là hai người hoặc cùng là nam hoặc cùng là nữ có sự hấp dẫn giới tính lẫn nhau. Luật pháp Việt Nam hiện nay vẫn cấm kết hôn đồng giới dù nhiều quốc gia trên thế giới cho phép. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định "Cá nhân có quyền được xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật" (Điều 36 Bộ luật Dân sự năm 2005). Nghị định số 88/2008/NĐ-CP cũng quy định "Bảo đảm mỗi người được sống theo đúng giới tính của mình".

Như vậy, hai người cùng giới tính kết hơn với nhau là kết hôn trái pháp luật nhưng Nhà nước Việt Nam thừa nhận cá nhân được phép xác định lại giới tính của mình và được hưởng các quyền, lợi ích, nghĩa vụ mà việc xác định lại giới tính của mình đem lại.

Hủy kết hơn trái pháp luật là chế tài mà Luật Hơn nhân và gia đình áp dụng đối với trường hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn. Căn cứ hủy kết hôn trái pháp luật dựa trên cơ sở lỗi của nam, nữ khi kết hôn đã vi phạm một

trong các điều kiện kết hơn về độ tuổi, hình thức kết hơn... nhưng cũng loại trừ trường hợp do hoàn cảnh lịch sử mà vi phạm các điều kiện về kết hôn. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định khá chi tiết, cụ thể về điều kiện kết hôn, tạo cơ sở cho cơ quan chức năng xử lý các trường hợp kết hơn trái pháp luật một cách thấu tình, đạt lý.

Một phần của tài liệu Chế định kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 54 - 60)