0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 (Trang 92 -100 )

Cho đến nay kể từ khi Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực, cùng với nhiều văn bản hướng dẫn thi hành khác nhau, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã tạo các cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh các quan hệ hơn nhân và gia đình. Chế định kết hơn được luật kế thừa, sửa đổi, bổ sung theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn tạo thành khung pháp lý trung tâm trong Luật Hôn nhân và gia đình điều chỉnh vấn đề kết hơn. Tuy nhiên, Luật còn một số điểm hạn chế, một số quy định cịn chưa cụ thể rõ ràng, thiếu tính đồng bộ, chế tài áp dụng còn nhẹ chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng phức tạp của các mối quan hệ hơn nhân và gia đình trong thực tế.

Qua việc nghiên cứu chế định kết hôn theo Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 với mong muốn hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật hơn nhân và gia đình Việt Nam, chúng tơi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Thứ nhất: Theo quy định khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình

năm 2000 nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên mới được phép kết hôn.Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP) thì "khơng bắt buộc nam phải đủ từ hai mươi tuổi, nữ phải đủ từ mười tám tuổi trở lên mới được kết hơn; do đó nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm

điều kiện về độ tuổi kết hôn". Điều 3 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Nghị quyết số 70/2001/NĐ-CP) cũng quy định "nam đang ở tuổi hai mươi, nữ đang ở tuổi mười tám thì đủ điều kiện về tuổi kết hôn theo quy định tại Điều 9 của Luật Hơn nhân và gia đình". Như vậy, chỉ cần nam bước sang tuổi hai mươi, nữ bước sang tuổi mười tám là đã đủ tuổi kết hơn. Trong khi đó, bộ luật Dân sự quy định: "Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên". Chính sự quy định mâu thuẫn này khiến các tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh khi kết hôn người nữ bước qua tuổi mười bẩy và dưới tuổi mười tám thì khơng rất khó giải quyết. Điều này địi hỏi các nhà làm luật phải sửa đổi, bổ sung sao cho đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ vợ chồng.

Hiện nay, trong xu thế hội nhập thế giới, Việt Nam ngày càng ký nhiều điều ước song phương, đa phương, công ước quốc tế với các nước trên thế giới; tham gia nhiều tổ chức quốc tế. Vì vậy, nhiều quy định của pháp luật Việt Nam cần sửa đổi, hoàn chỉnh cho phù hợp với tình hình thế giới hiện nay. Trên thế giới, nhiều quốc gia quy định độ tuổi kết hôn thấp hơn Việt Nam như pháp luật Cộng hòa Pháp quy định nam đủ mười tám tuổi tròn, nữ đủ mười lăm tuổi; pháp luật ở Thái Lan quy định cả nam và nữ đều mười lăm tuổi đã được kết hôn. Đối với nam, nữ Việt Nam hiện nay, mặc dù sự phát triển về thể xác và tâm hồn ngày càng sớm hơn, nhanh hơn thời xưa, song để đảm bảo cho sự duy trì nịi giống, sự chín chắn trong suy nghĩ, việc quy định nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi mới được kết hơn là phù hợp.

Tuy nhiên, cách tính tuổi như hiện nay là khơng phù hợp với các văn bản Luật khác của Việt Nam. Các tính tuổi "từ" 18, "từ" 20 gây khó khăn khi giải quyết những tranh chấp phát sinh từ việc kết hơn. Vì vậy, các nhà làm luật nên bỏ cụm "nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi" mà nên quy định "nam đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi" mới được phép kết hôn.

Thứ hai: Theo quy định khoản 2 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình

năm 2000 quy định cấm "người mất năng lực hành vi dân sự" kết hôn. Đây là quy định mang tính khái quát, như vậy chúng ta có thể hiểu một cách chung là: người mất năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức làm chủ hành vi của mình. Song để khẳng định một người mất năng lực hành vi dân sự phải dựa vào quyết định tuyên bố của Tòa án. Thực tế, có nhiều trường hợp họ mắc bệnh dẫn tới không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình nhưng khơng bị Tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự nên họ vẫn được gia đình tổ chức kết hôn với người khác. Về mặt sức khỏe họ không thể làm chủ và nhận tức hành vi của mình, nhưng về mặt pháp lý thì họ vẫn chưa bị mất hành vi dân sự. Tuy nhiên, xét về mặt tình cảm, khơng ai trong gia đình lại làm đơn u cầu Tịa án tuyên bố người nhà mình bị mất năng lực hành vi dân sự. Việc làm này là không phù hợp với truyền thống, đạo đức, tình cảm của người Việt. Do vậy, việc họ kết hơn với người khác thì pháp luật khơng thể cấm do khơng có cơ sở pháp lý rõ ràng. Nhiều trường hợp phải đến khi kết hôn, sống chung với nhau, vợ (chồng) của họ mới phát hiện ra là chồng (vợ) của mình khơng có năng lực hành vi dân sự. Lúc đó sự đã rồi thì phải xử lý ra sao? Hậu quả của việc kết hôn này thì ai sẽ giải quyết? Để bảo đảm những người mất năng lực hành vi dân sự không thể kết hôn trên thực tế, đảm bảo cho quyền lợi của người liên quan, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 cần có văn bản hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp biết là đối phương bị mất năng lực hành vi dân sự mà người con gái (con trai) vẫn chấp nhận kết hôn cùng thì ra sao? Liệu như vậy, việc kết hơn đó có được coi là kết hôn hợp pháp không? Sự đồng ý của một bên trong trường hợp bên kia khơng có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì có bị coi là vi phạm điều kiện kết hôn không? Điều này Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, dễ dẫn đến sự không thống nhất khi xử lý các vụ việc liên quan.

Tại khoản b Điều 7 Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986 quy định cấm kết hôn trong trường hợp "… đang mắc bệnh tâm thần khơng có khả năng nhận thức được hành vi của mình…". Đây là một quy định rất phù hợp với truyền thống đạo đức, tình cảm của người Việt và cũng đảm bảo quyền lợi của các bên kết hơn. Vì vậy, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 nên sửa đổi theo điều trên.

Thứ ba: Theo quy định tại Điều 107 Luật Hơn nhân và gia đình năm

2000: "người nào vi phạm các điều kiện kết hơn… thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu tránh nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường". Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 các hành vi vi phạm các điều cấm mới bổ sung như cấm kết hôn giữa những người đã từng là cha mẹ nuôi và con ni... Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trong Bộ luật Hình sự năm 1999 không quy định trách nhiệm hình sự rõ ràng cụ thể cho những hành vi vi phạm này nên dĩ nhiên trong một số trường hợp người vi phạm sẽ khơng bị xử lý về hình sự. Ví dụ: Trường hợp kết hôn vi phạm khoản 4 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 "kết hơn giữa những người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi..." khơng thể coi là tội loạn ln vì giữa họ khơng tồn tại quan hệ huyết thống. Hoặc không thể coi là tội vi phạm chế độ một vợ một chồng nếu các bên khơng cịn tồn tại quan hệ hơn nhân với người khác. Vì vậy, để bảo đảm thực thi tốt Luật Hơn nhân và gia đình và chế định kết hơn nói riêng cần có đầy đủ chế tài để tất cả các điều cấm của luật được thi hành một cách triệt để. Không thể coi một số hành vi vi phạm đạo đức xã hội bị cấm chỉ đơn thuần phịng ngừa vi phạm, nếu khơng có quy định xử lý hình sự. Để thực hiện điều này cần phải sửa đổi, điểu chỉnh sự chênh lệch nhau giữa quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Bộ luật Hình sự năm 1999 và các văn bản liên quan khác sao cho phù hợp, thống nhất.

Tuy nhiên, thiết nghĩ, trong điều kiện hiện nay, điều cấm này khơng cịn phù hợp nữa. Giữa họ, trên danh nghĩa, đã từng tồn tại mối quan hệ gia

đình với nhau, nhưng xét về quan hệ huyết thống thì hồn tồn khơng có. Hướng đến xây dựng một nhà nước pháp quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa, theo cá nhân tôi, nên bỏ khoản 4 Điều 10 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000.

Thứ tư: Trường hợp kết hôn những người cùng giới tính (Điều 10

khoản 5 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000).

Xét về mặt sinh học, quan hệ đồng giới khơng đảm bảo mục đích duy trì nòi giống. Pháp luật đã căn cứ vào đó để cấm trường hợp kết hôn đồng giới. Nhưng xét về mặt tâm sinh lý thì đây cũng là một cách biểu lộ tình cảm giữa con người với nhau. Việc họ sống với nhau vẫn dựa trên yếu tố tự nguyện trong việc lựa chọn người bạn đời. Nhiều quốc gia đã thừa nhận kết hôn đồng thời nhưng Việt Nam vẫn chưa thừa nhận mối quan hệ này.

Hiện nay, tỷ lệ người bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình ở Việt Nam khá cao: Theo thống kê của cơ quan chức năng, ở Việt Nam tỷ lệ người mắc bệnh giới tính là 1/10.000-12.000, tức là nước ta có khoảng 7000 người giới tính bị khuyết tật hoặc chưa được định hình [27]. Họ khao khát xác định lại giới tính để "tìm lại chính mình". Trước đây, khi Nghị định số 158/2005/NĐ-CP chưa có hiệu lực pháp luật nên những người bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính này nếu nhờ y học can thiệp xác định lại giới tính thì khơng được pháp luật "ghi nhận". Bây giờ, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và Nghị định số 88/2008/NĐ-CP đã công nhận "việc xác định lại giới tính đối với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác." (Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP). Điều này cho phép những người xác nhận lại giới tính được trở về với giới tính thật của mình và được hưởng những quyền và nghĩa vụ của họ.

Trên thực tế các cơ quan chức năng vẫn còn nhiều lúng túng khi giải quyết vấn đề này, dù có văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người thực hiện xác định lại giới. Trên đây là một số

vướng mắc khi xác định giới tính của cơng dân mà các văn bản chưa đề cập tới. Đây là vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong các văn bản pháp luật liên quan để hồn thiện hơn nữa chế định kết hơn.

Thứ năm: Kết hơn có yếu tố nước ngồi hiện nay đang có xu hướng

gia tăng, đây là một hiện tượng khơng những mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực, thúc đấy hợp tác giữa hai nước mà còn mang lại nhiều ảnh hưởng khơng tốt đến gia đình và xã hội nhất là người phụ nữ. Nhà nước ta cần phải quan tâm hơn nữa vấn đề này, đưa ra những biện pháp nhằm ngăn chặn những hậu quả xấu do việc kết hơn có yếu tố nước ngồi mang lại.

Hội Liên hiệp Phụ nữ cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền rộng rãi về thực trạng đời sống của phụ nữ Việt Nam khi lấy chồng nước ngồi. Hoạt động này sẽ có ý nghĩa thiết thực, tác động đến ý thức của người dân, từ đó giúp họ phần nào có quyết định đúng đắn trước khi kết hơn với người nước ngoài.

Kết hơn có yếu tố nước ngồi căn cứ vào những hiệp định tương trợ tư pháp để điều chỉnh. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 14 hiệp định tương trợ tư pháp. Trong khi đó cơng dân Việt Nam kết hôn với công dân trên 40 quốc gia khác nhau. Việc lựa chọn Luật áp dụng trong nhiều trường hợp sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cần phải hồn thiện hơn nữa các quy định về kết hơn có yếu tố nước ngồi cho phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam nói riêng và pháp luật nước ngồi nói chung đồng thời mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác với quốc tế, ký kết các điều ước song phương và đa phương về vấn đề kết hơn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các công dân.

Đặc biệt ở các địa bàn vùng biên giới, nơi đó, trình độ dân trí vẫn cịn thấp, điều kiện sống cịn khó khăn, việc dân di cư qua biên giới chưa được kiểm sốt chặt chẽ. Chính vì thế, kết hơn ở vùng biên là một vấn đề cần được chú ý quan tâm đặc biệt. Cần tăng cường cho các vùng biên giới cả về nhân lực và trang thiết bị để đảm bảo mọi điều kiện cho việc quản lý vấn đề kết hôn ở các vùng biên.

Thứ sáu: Theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 15 Luật Hôn nhân và

gia đình năm 2000 thì Viện kiểm sát nhân dân có quyền u cầu Tịa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Nhưng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 lại quy định Viện kiểm sát nhân dân khơng có quyền u cầu Tịa án hủy kết hôn trái pháp luật (Điều 162 khoản 1). Như vậy, quy định của hai văn bản này hồn tồn trái ngược nhau gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết việc kết hôn trái pháp luật. Cần phải sửa khoản 2, 3, 4 Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cho phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004.

Hơn nữa, hiện nay cơ quan dân số, gia đình và trẻ em là Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em với Ủy ban dân số - kế hoạch hóa gia đình đã được giải thể. Vì vậy hiện nay, mục b khoản 3 Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng cần phải sửa đổi, thay thế.

Thứ bảy: Hiện nay do ý thức pháp luật quần chúng còn nhiều hạn chế,

hệ thống pháp luật cịn chưa đồng bộ, trình độ dân trí thấp, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Do vậy, cần xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, chặt chẽ đồng thời phải tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng quy định pháp luật về vấn đề kết hôn.

Xây dựng hệ thống chế tài xử phạt khắt khe để ngăn ngừa tình trạng kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn. Đồng thời, tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ hộ tịch, cán bộ tịa án, tránh tình trạng "yếu" chuyên môn mà giải quyết sai hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật.

KẾT LUẬN

Chế định kết hôn là một chế định quan trọng của Luật Hơn nhân và gia đình, tạo cơ sở hình thành nên một gia đình, một xã hội thu nhỏ. Trên cơ sở thừa kế các quy định của Luật Hơn nhân và gia đình năm 1959 và Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 tiếp tục ghi nhận chế định kết hôn tại chương 2 từ Điều 9 đến Điều 17 theo hướng hoàn thiện hơn.

Chế định kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam thể hiện tính khoa học pháp lý cao trong việc xây dựng và áp dụng chế định này để điều chỉnh

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 (Trang 92 -100 )

×