KẾT HƠN CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒ

Một phần của tài liệu Chế định kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 70 - 77)

Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000, tại Điều 8 khoản 14 quy định: Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi là quan hệ hơn nhân và gia đình:

a- Giữa cơng dân Việt Nam và người nước ngoài;

b- Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam; c- Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngồi hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngồi [44].

Cũng tại Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000, Điều 100, khoản 4 quy định: "các quy định của chương này cũng được áp dụng đối với các quan hệ hơn nhân và gia đình giữa cơng dân Việt Nam với nhau mà một hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài" [44].

Như vậy, có thể hiểu kết hơn có yếu tố nước ngoài là việc xác lập quan hệ vợ chồng trong đó có ít nhất một bên chủ thể là người nước ngoài, giữa hai chủ thể là người nước ngoài với nhau hoặc các căn cứ để xác lập việc kết hơn ở nước ngồi, theo pháp luật nước ngồi về điều kiện kết hơn và đăng ký kết hơn.

Kết hơn có yếu tố nước ngồi được Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 ghi nhận trên cơ sở kế thừa, sửa đổi, bổ sung Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986 theo hướng cụ thể, chi tiết, làm hoàn thiện hơn nữa chế định kết hôn. Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, Nghị định số 69/2006/NĐ-CP quy định chi tiết việc kết hơn có yếu tố nước ngồi như: điều kiện kết hôn, nghi thức kết hôn, thẩm quyền kết hôn.

- Về điều kiện kết hơn: Điều 103 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Trong việc kết hôn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hơn". Để làm rõ hơn nữa điều kiện kết hôn, Điều 10 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định:

Việc kết hôn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi, mỗi bên phải tuân theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hơn, người nước ngồi cịn phải tn theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Luật Hơn nhân và gia đình của Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn, nếu việc kết hôn được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam [10, khoản 1 Điều 10]. Trường hợp người nước ngồi với nhau kết hơn tại Việt Nam thì:

Mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mà họ là công dân hoặc pháp luật của nước nơi thường trú về điều kiện kết hôn,

ngồi ra cịn phải tn thủ quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật Hơn nhân và gia đình về điều kiện kết hơn và các trường hợp cấm kết hôn, nếu việc kết hôn được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam [10, khoản 1 Điều 10].

Quy định này của Luật vừa phù hợp với pháp luật Việt Nam, vừa phù hợp với pháp luật các nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập.

Về nghi thức kết hôn: Điều 11 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định: "Việc đăng ký kết hôn phải được đăng ký, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện". Trường hợp đăng ký kết hơn tại Việt Nam thì: "Lễ đăng ký kết hôn tổ chức trang trọng tại Sở Tư pháp. Khi tổ chức lễ đăng ký kết hơn phải có mặt hai bên nam nữ kết hơn. Nếu hai bên đồng ý kết hơn thì Sở Tư pháp ghi nhận việc kết hôn [10, khoản 2 Điều 12].

Trường hợp đăng ký kết hôn tại cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam thì: "Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam. Khi tổ chức lễ đăng ký kết hơn phải có mặt hai bên đương sự. Nếu hai bên đồng ý kết hơn thì cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ghi việc kết hôn vào sổ đăng ký kết hôn" (12, khoản 3 Điều 19]. Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được công nhận là vợ chồng.

- Về thẩm quyền đăng ký kết hôn: Điều 12 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định:

Ủy ban nhân dân tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi; Nếu cơng dân Việt Nam khơng có hoặc chưa có hộ khẩu thường trú nhưng đã đăng ký tạm trú có thời hạn thì Ủy ban nhân dân tỉnh nơi tạm trú có thời hạn của công dân Việt Nam thực hiện việc đăng ký kết hôn. Trong trường hợp hai người nước ngồi xin

kết hơn với nhau thì Ủy ban nhân dân tỉnh nơi thường trú của một trong hai bên đương sự thực hiện việc đăng ký kết hôn. Cơ quan ngoại giao, Lãnh sự tại nước tiếp nhận thực hiện việc đăng ký kết hôn giữa người Việt Nam với người nước ngồi cư trú tại nước đó [10]. Việc quy định chặt chẽ như vậy là biện pháp để Nhà nước kiểm soát việc tuân theo pháp luật của nam, nữ trong việc kết hôn, đồng thời ngăn chặn hiện tượng kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật.

- Về trình tự, thủ tục nộp hồ sơ đăng ký kết hôn:

Theo Nghị định số 69/2006/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký kết hôn gồm: - Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu).

- Giấy xác nhận tình trạng hơn nhân.

- Giấy xác nhận của cơ quan y tế không mắc bệnh tâm thần, bệnh không làm chủ được nhận thức, hành vi.

- Bản sao có cơng chứng, chứng thực một trong những giấy tờ như: chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác.

- Bản sao hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú, tạm vắng.

Hồ sơ phải được làm đầy đủ và nộp tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố nơi công dân cư trú. Khi nộp, "cả hai bên đương sự phải có mặt. Trường hợp có lý do khách quan mà một bên khơng thể có mặt được thì phải có đơn xin vắng mặt và ủy quyền cho bên kia đến nộp hồ sơ. Không chấp nhận hồ sơ đăng ký kết hôn qua người thứ ba" (khoản 1 Điều 14 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP).

Sở Tư pháp sẽ kiểm tra, xác minh trong trường hợp cảm thấy việc kết hơn của họ có vấn đề nghi vấn…Sở Tư pháp tiến hành phỏng vấn trực tiếp hai bên nam nữ muốn kết hôn về sự tự nguyện, về khả năng giao tiếp ngôn ngữ và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau nhằm ngăn chặn tình trạng kết hơn giả đang tăng cao tại Việt Nam. Sau đó hồ sơ hợp lệ sẽ được nộp lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để ký giấy chứng nhận kết hôn. Việc trao giấy chứng nhận

kết hôn được tiến hành tại Sở Tư pháp. Hai bên ký vào giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn được lưu giữ tại Sở Tư pháp.

Có thể thấy, các quy định của pháp luật về việc kết hơn có yếu tố nước ngồi theo Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 tương đối chi tiết, cụ thể, vừa phù hợp với pháp luật Việt Nam nói riêng và pháp luật quốc tế nói chung, vừa đáp ứng nhu cầu kết hôn vượt ra khỏi phạm vi quốc gia ngày càng nhiều của người dân. Nếu kết hôn vi phạm các quy định của Luật về điều kiện kết hôn, đăng ký kết hơn thì việc kết hơn đó khơng có giá trị pháp lý và sẽ bị hủy. Đây là điểm mới của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 so với Luật Hơn nhân và gia đình năm 1959, 1986, làm hồn thiện hơn nữa chế định kết hôn.

Hiện nay, việc kết hôn với người nước ngoài đang tăng trên toàn quốc. Chủ yếu những cuộc hơn nhân đó là giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài. Theo thống kê trên báo Hạnh phúc gia đình, trong 2 năm 2007, 2008 tồn quốc đã có trên 31.800 phụ nữ Việt Nam kết hơn với người nước ngồi. Còn tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 có 3742 trường hợp người Việt Nam kết hôn với người nước ngồi (trong đó Hoa Kỳ là 2042 trường hợp và Canada là 406 trường hợp), 8 tháng đầu năm 2007 là 2.800 trường hợp kết hơn với người nước ngồi.

Bảng 2.1: Thống kê của Sở Tư pháp Hà Nội về kết hơn có yếu tố nước ngồi năm 2005

Sự việc Trường hợp Tỷ lệ (%)

Đăng ký kết hôn 400 100

Nam Việt Nam với Nữ nước ngoài 19 4,75 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nam Việt Nam với Nữ nước ngoài (gốc Việt Nam) 28 7

Nữ Việt Nam với Nam nước ngoài 161 40,.25

Nữ Việt Nam với Nam nước ngoài (gốc Việt Nam) 75 17,5

Nữ Việt Nam định cư ở nước ngoài với Nam Việt Nam 46 11,5

Nam Việt Nam định cư ở nước ngoài với Nữ Việt Nam 69 17,25

Theo bảng thống kê của Sở Tư pháp Hà Nội về kết hơn có yếu tố nước ngoài năm 2005 đã cho thấy, trong năm 2005 số lượng nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài chiếm 40,25 % trong tổng số các trường hợp kết hôn trong một năm. Trong khi đó, nam Việt Nam kết hơn với nữ nước ngồi chỉ chiếm có 4,75%.

Trong tất cả những trường hợp kết hơn có yếu tố nước ngoài, nhiều trường hợp là "kết hơn giả"- nhằm nhiều mục đích khác nhau như: xuất ngoại, buôn bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ, bóc lột sức lao động. Theo báo cáo của Sở Tư pháp tỉnh Long An năm 2000 thì có tới 82% các cuộc kết hơn có yếu tố nước ngồi trên địa bàn tỉnh nhằm mục đích kinh tế. Báo cáo của Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh năm 2003 thì có đến 85% các trường hợp kết hơn thơng qua mơi giới hơn nhân. Trong đó, phần lớn là mơi giới bất hợp pháp. Thậm chí các cơ dâu Việt Nam chấp nhận lấy những người bị dị tật, chênh lệch tuổi nhiều chỉ nhằm mục đích xuất ngoại... Theo con số thống kê của Sở Tư pháp Tây Ninh, một tỉnh trọng điểm của nạn buôn bán phụ nữ, "mười năm qua đã có 11.555 trường hợp phụ nữ trong tỉnh kết hơn với người nước ngồi. Riêng quý I năm 2008, đã có 246 trường hợp, nhưng chỉ có ba trường hợp làm thủ tục kết hôn tại Sở Tư pháp Tây Ninh. Số còn lại đăng ký kết hơn ở nước ngồi rồi về trình với Sở Tư pháp theo luật [55]. Như vậy có thể thấy, việc quản lý việc kết hơn có yếu tố nước ngồi sẽ rất khó khăn. Luật quy định vẫn chưa thực sự chặt chẽ dẫn đến nhiều khẽ hở trong Luật tạo cơ sở cho những hành vi phạm pháp gây thiệt hại cho người dân. Dư luận gần đây đang gióng hồi chng cảnh báo cho các cô gái nuôi mộng lấy chồng xuất ngoại. Điều này cũng đặt ra yêu cầu cho Nhà nước, phải làm sao để bảo vệ được quyền và lợi ích của cơng dân nước mình khi kết hơn với cơng dân ngoại quốc?

Qua q trình phân tích các quy định của pháp luật về vấn đề kết hôn trong chế định kết hơn, có thể nói chế định kết hơn được coi là chế định trung tâm, quan trọng trong Luật Hôn nhân và gia đình. Luật đã giải quyết được một số vấn đề liên quan đến quan hệ giữa vợ chồng, vấn đề cấp dưỡng, giám

hộ, ly hôn và một số vấn đề khác trong cuộc sống gia đình khi có sự kết nối giữa nam và nữ, khi nhà nước công nhận việc xác lập quan hệ giữa hai bên. So với trước đây, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có nhiều điểm mới như quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, quy định phạm vi những người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật rộng hơn.... đồng thời luật cũng bãi bỏ một số quy định không phù hợp như bỏ quy định cấm những người mắc bệnh hoa liễu kết hôn... Chế định kết hôn được xây dựng theo hướng hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn, chặt chẽ hơn. Chế định kết hôn đã tạo nên khung pháp lý quan trọng điều chỉnh vấn đề kết hôn - xây dựng nên gia đình Việt Nam "hạnh phúc, tiến bộ và bền vững".

Bên cạnh đó, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 cũng cịn một số bất hợp lý trong quy định về kết hơn như: chưa có sự thống nhất về chế tài xử lý đối với trường hợp kết hôn vi phạm các quy định về vấn đề kết hôn của Luật Hơn nhân và gia đình và Bộ Luật Hình sự và các văn bản pháp luật khác, thẩm quyền hủy bỏ giấy chứng nhận kết hơn khi có vi phạm... Do vậy, mà trên thực tế vẫn xảy ra tình trạng kết hơn vi phạm các quy định kết hôn của Luật Hơn nhân và gia đình. Những điểm hạn chế của Luật cần sớm được sửa đổi, bổ sung để đảm bảo xây dựng nên gia đình hạnh phúc, bình đẳng - gia đình xã hội chủ nghĩa trong đó mọi người khỏe mạnh, hịa thuận, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.

Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 với các quy định cụ thể về chế định kết hôn như: điều kiện kết hôn, đăng ký kết hôn, hủy kết hôn trái pháp luật là nhằm giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật và thực hiện pháp luật một cách nghiêm minh, tạo điều kiện cho việc thực hiện thành cơng mơ hình gia đình mới hịa thuận, hạnh phúc, bền vững, đảm bảo lợi ích của cá nhân, gia đình và xã hội. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý giúp tòa án giải quyết mối quan hệ giữa các cá nhân khi có u cầu. Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 bổ sung các quy định mới, dễ hiểu và dễ áp dụng trong thực tiễn để củng cố gia đình xã hội chủ nghĩa, chống ảnh hưởng xấu của chế độ hơn nhân và gia đình phong kiến, tư sản, hạn chế các tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đối với các quan hệ hơn nhân và gia đình trong điều kiện mới của đất nước.

Chương 3

Một phần của tài liệu Chế định kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 70 - 77)