III. Khả năng thanh toán
a) Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn giảm 3,038,927,286 đồng hay giảm 1.13%. Nguyên nhân giảm là do: Vốn bằng tiền giảm 7,160,327,381 đồng tương đương với 15.37%. Tỷ trọng vốn bằng tiền giảm đáng kể đầu năm chiếm 14.40% đến cuối năm còn 11.94%
Các khoản phải thu ngắn hạn: Đây là khoản mục có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản của doanh nghiệp sau vốn bằng tiền. Khoản phải thu cuối năm tăng 23,585,626,662 đồng hay tăng 21.16% so với đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu là do trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác tăng cao (Khoảng 4.5 đến 5 lần so với đầu năm) dẫn đến tỷ trọng của các khoản phải thu trong tổng tài sản tăng từ 34.45% lên tới 40.88%. Đây là một dấu hiệu không tốt đối với đơn vị, bởi lượng vốn bị chiếm dụng của đơn vị tăng lên. Tuy nhiên Chi nhánh cần phải có nhiều biện pháp tích cực để thu hồi các khoản nợ phải thu. Để hiểu rõ hơn về khoản phải thu, ta xem xét cụ thể từng khoản mục:
- Các khoản phải thu của khách hàng tăng so với đầu năm là 3,536,948,540 đồng hay tăng 51.11% so với đầu năm. Khoản phải thu khách hàng tăng lên khi Chi nhánh cung ứng thêm nhiều dịch vụ (sản lượng dịch vụ cung ứng tăng) mà Chi nhánh chưa thu được tiền cước dịch vụ do khách hàng sử dụng dịch vụ trước và sau một khoảng thời gian nhất định mới phải thanh toán cước. Mặt khác, đối tượng khách hàng của Chi nhánh là các doanh nghiệp, tập thể nên phí dịch vụ thường được thanh tốn theo tháng, quý, năm làm cho thời gian thanh toán cước kéo dài. Việc thực hiện thanh toán hợp đồng chủ yếu là thu tận nơi hoặc khách hàng trực tiếp đến doanh nghiệp thanh toán dẫn đến thời gian thanh toán không được đúng hạn.
- Trả trước cho người bán tăng 5,052,631,016 đồng hay tăng 464.14 % đây chủ yếu là các khoản ứng trước cho các nhà cung cấp và nhà thầu để thực hiện cam kết thực hiện hợp đồng. Trả trước cho người bán tăng lên là do Chi nhánh mua, nhập khẩu
thiết bị trả trước cho người bán tăng lên. Có sự tăng đột biến và mạnh mẽ như vậy cũng là do số lượng các đơn vị trực thuộc chi nhánh tăng lên, vì vậy nhu cầu về hàng hóa dịch vụ cũng từ đó tăng theo.
- Phải thu nội bộ ngắn hạn cuối năm tăng 8,863,296,359 đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng là 8.68%. Phải thu nội bộ cuối năm tăng so với đầu năm chủ yếu là do khoản phải thu giữa Chi nhánh và Trung tâm, bao gồm khoản phải thu tiền chi kinh doanh, đầu tư, thuê vị trí…. Nguyên nhân là do các khoản mà trung tâm nộp lên Chi nhánh chủ yếu là doanh thu phải nộp, các khoản phải nộp về cấp vốn đầu tư, phải nộp khác tăng. Cuối năm các khoản này khơng được thanh tốn kịp thời nên tồn đọng nhiều.
- Các khoản phải thu khác tăng 6,132,750,747 (tăng 475.66%). Khoản thu này tăng là do phải thu tiền bán hàng PTDV – CH, CTV, phải thu các CTY (XNK, BDDS…), phải thu khác chưa được kết chuyển…
Hàng tồn kho giảm 8,536,439,190 đồng hay giảm 8.31%. Tỷ trọng của hàng tồn kho trong tổng tài sản giảm từ 31.77% xuống còn 28.53%. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao trong tổng số tài sản của công ty là do đặc thù kinh doanh của đơn vị. Chủ yếu hàng tồn kho là hàng mua đi đường, nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa và hàng gửi đi bán.
Tài sản ngắn hạn khác giảm 4,849,932,805 đồng (giảm 60.11%). Tỷ trọng cũng giảm từ 2.49% xuống 0,97%. Nguyên nhân chủ yếu do tạm ứng tăng mạnh từ 1,206,108,690 đồng lên 3,073,967,395 đồng (tương ứng với 154.87%) trong khi đó tài sản thiếu chờ xử lý giảm từ 6,861,711,244 xuống 143,919,734 đồng (tương ứng với 97.90%)