Địa điểm nghiên cứu tại Phước Chiến thuộc tỉnh Ninh Thuận được xác định nằm trong quần thể P. falciparum kháng cao với nhiều loại thuốc sốt rét ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Theo Triệu Nguyên Trung năm 1993 [11] mức độ kháng RII, RIII (50-75%) phân bố chủ yếu ở các huyện vùng núi từ Bình Định đến Phú Khánh (Phú Yên, Khánh Hịa) và Thuận Hải (Ninh Thuận, Bình Thuận) thuộc triền Đơng Trường sơn. Hầu như các điểm kháng cao này đều thuộc vùng sốt rét nặng, chưa cắt được lan truyền tự nhiên tại chỗ (vùng D và E) cịn tồn tại những khĩ khăn kỹ thuật và hạn chế các biện pháp phịng chống sốt rét. Nhận xét này phù hợp với nghiên cứu của Đặng Văn Phúc, Triệu Nguyên Trung và CS (2005) [10]; Đồn Hanh Nhân, Nguyễn Văn Hường, Đồn Hạnh Nguyên, Nguyễn Văn Năm và CS (2006) [8]. Cũng theo Triệu Nguyên Trung [11] tại các địa phương này cường độ kháng tăng cao qua các năm theo dõi, chủng kháng chloroquine cĩ khuynh hướng thay thế cho những chủng cịn nhậy cảm, điều này khơng những chỉ gây sự đáp ứng với từng cá thể người bệnh trong các biện pháp trị liệu, dẫn tới sự phát triển các thể lâm sàng trầm trọng, mà cịn là trở ngại lớn cho chương trình phịng chống sốt rét ở quốc gia và khu vực.
Theo Vũ Thị Phan, Trịnh Kim Ảnh, Nguyễn Thị Như Mai, Nguyễn Văn Kim (1979) [9] một vấn đề được các tác giả trong và ngồi nước quan tâm đề cập nhiều là P. falciparum kháng cao với chloroquine cũng dễ dàng kháng với các loại thuốc chống sốt rét khác như Fansidar, quinine, mefloquine… một khi đưa vào sử dụng rộng rãi và khơng thể kiểm sốt được; chính điều đĩ đã dẫn đến tình trạng đa kháng thuốc của ký sinh trùng sốt rét.
Từ những kết quả nghiên cứu này các thuốc đã kháng cao, đặc biệt là chloroquine đã được khuyến cáo ngưng sử dụng ở Việt Nam từ gần 30 năm nay (1982).
Sau thời gian dài ngưng sử dụng, một số nghiên cứu đánh giá những năm gần đây đã chứng minh sự nhậy cảm trở lại của P. falciparum với chloroquine ở nhiều vùng trong cả nước. Nghiên cứu của Đặng Văn Phúc, Triệu Nguyên Trung và CS (2006-2007) [10] điều trị 85 ca sốt rét do P. falciparum bằng chloroquine tại hai điểm sốt rét lưu hành đã chứng minh sự nhậy trở lại với P. falciparum với chloroquin ở tỷ lệ đáp ứng đầy đủ về mặt lâm sàng và ký sinh trùng (ACPR) 86,11-100%; thất bại điều trị sớm (ETF) 2,78%%; thời gian sạch KSTSR trung bình (PCT) 51.13 ± 17.70 giờ, thời gian cắt sốt trung bình (FCT) 24.70 ± 12.0 giờ. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Tạ Thị Tĩnh (2000-2006) ở xã Thanh, Quảng Trị đáp ứng của
P. falciparum với chloroquine ở mức ACPR (77.1%), LPF (12.9%), LCF l(7.1%) và ETF (2.9%). Hiện tượng nhạy trở lại của P. falciparum với chloroquine khơng chỉ xảy ra ở Việt Nam mà nĩ cịn xảy ra ở một số nước khác trên thế giới như tại Cambodia, Malawi (Mita T, Kaneko A, Lum JK et al (2006) [23]. Điều này cĩ thể giải thích do một thời gian dài ngưng sử dụng chloroquine để điều trị sốt rét do P. falciparum mà chỉ dùng với mục đích dự phịng nên tình trạng giảm áp lực thuốc (drug pressure) lại tăng lên vì thế P. falciparum cĩ thể tái nhạy lại với chloroquine.
Chloroquine cĩ thời gian bán hủy 3-5 ngày và khuyếch tán vào mơ cơ thể rất tốt với tổng liều điều trị 25 mg base/kg, tuy nhiên với tỷ lệ kháng cao in vivo RII/RIII (35-80%) với P. falciparum, chloroquine đã ngừng sử dụng trong Chương trình quốc gia PCSR từ gần 30 năm nay, ngoại trừ việc lựa chọn điều trị sốt rét do P. vivax. Theo dõi sự nhậy kháng của P. falciparum