4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.6. Đặc điểm sinh sản của dê cái
Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh sản của dê cái có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đánh giá khả năng sản xuất của chúng, qua đó nắm đựơc đặc điểm sinh sản của dê để có những ứng dụng kỹ thuật lai tạo cho phù hợp. Chúng tôi đã tiến hành theo dõi số dê cái tơ từ khi sơ sinh đến khi có biểu hiện động dục lần đầu với 30 dê F1 (BT x Co), 30 dê F1 (Be x Co) và 30 dê Cỏ, kết quả được thể hiện ở bảng 4.7.
+ Tuổi phối giống lần đầu: Kết quả ở bảng 4.8 cho thấy dê Cỏ nuôi tại Gia Viễn - Ninh Bình có tuổi phối giống lần đầu là 185,7 ngày, tập trung chủ yếu lúc 6 tháng tuổi, giao động trong khoảng 143 – 215 ngày. Tuổi phối giống lần đầu của dê F1 (BT x Co) là 192,43 ngày. Dê lai F1 (Be x Co) có tuổi phối giống lần đầu là 272,43 ngày, cao hơn so với dê lai F1 (BT x Co) và dê Cỏ, tập trung chủ yếu lúc 8 – 9 tháng tuổi.
Kết quả nghiên cứu của Chu Đình Khu (1996) cho biết tuổi phối giống lần đầu của dê Cỏ và dê lai F1 (BT x Co) nuôi tại Ba Vì lần lượt 184,67 - 212 ngày.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 Kết quả nghiên cứu của Lê Văn Thông (2004) trên đàn dê nuôi tại Thanh Ninh cho biết tuổi phối giống lần đầu của dê Cỏ, dê Bách Thảo và dê lai F1 (BT x Co) là 206,26 – 213,3 – 207,7 ngày. Tuổi phối giống lần đầu của dê Beetal là 396,5 ngày, Nguyễn Bá Mùi (2006).
Bảng 4.7: Đặc điểm sinh sản của dê Cỏ, F1 (BT x Co), F1 (Be x Co) (n=30)
Các chỉ tiêu ĐVT Cỏ F1 (BT x Co) F1 (Be x Co)
X SE X SE X SE
Tuổi phối giống lần đầu Ngày 185,7b 3,56 192,43b 4,42 272,43a 5,70
Thời gian mang thai Ngày 150,30 0,19 150,53 0,16 150,73 0,18
T.gian động dục lại sau đẻ Ngày 79,32ab 2,10 74,61b 3,01 83,86a 2,68 K/cách giữa hai lứa đẻ Ngày 238,03b 2,45 237,10b 3,27 246,83a 3,50
Số con sơ sinh/lứa Con 1,53 0,09 1,67 0,10 1,70 0,11
Số lứa/năm Lứa 1,53 1,54 1,48
Ghi chú: Trong cùng một hàng, sự sai khác giữa các giá trị trung bình
mang một chữ cái khác nhau là có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
+ Thời gian mang thai: Kết quả theo dõi cho thấy thời gian mang thai của dê Cỏ là 150,30 ngày, dê lai F1 (BT x Co) 150,53 ngày và dê lai F1 (Be x Co) là 150,73 ngày, các kết quả không có sự sai khác giữa các giống, điều này cho thấy những đặc tính sinh sản mang tính di truyền khá ổn định.
+ Thời gian động dục lại sau đẻ: Thời gian động dục sau đẻ của dê cỏ là 79,32 ngày, dê F1 (BT x Co) là 74,61 ngày, và dê F1 (Be x Co) là 83,86 ngày, như vậy dê Cỏ có thời gian động dục trở lại sau đẻ sớm hơn dê F1 (Be x Co) khoảng 5
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 ngày và chậm hơn dê F1 (BT x Co) khoảng 5 ngày; dê lai F1 (Be x Co) có thời gian động dục lại sau đẻ dài hơn dê F1 (BT x Co) khoảng 9 ngày.
+ Khoảng cách giữa hai lứa đẻ: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ của dê Cỏ và hai cặp dê lai F1 không có sự sai khác (P > 0,05), tuy nhiên dê F1 (Be x Co) có khoảng cách dài hơn dê F1 (BT x Co) (P < 0,05). Cụ thể khoảng cách giữa hai lứa đẻ của dê Cỏ là 238,03 ngày, dê lai F1 (BT x Co) là 237,10 ngày, dê F1 (Be x Co) là 246,83 ngày (trung bình 1,48 – 1,54 lứa/năm). Kết quả nghiên cứu của Lê Văn Thông (2004) trên dê Cỏ và F1 (BT x Co) tại Thanh Ninh lần lượt là: 225,61 và 220,17 ngày. Kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Bình (2001) trên dê lai F1 (Be x Co) tại Ba Vì – Sơn Tây là 267 ngày.
+ Số con sơ sinh/lứa:Số con sinh ra trên lứa là chỉ tiêu quan trọng vừa thể hiện đặc điểm sinh sản vừa thể hiện khả năng sinh sản của con cái; qua bảng 4.7 cho thấy số con sơ sinh/ lứa của dê Cỏ là 1,53 con/lứa, dê F1 (BT x Co) là 1,67 con/lứa và dê F1 (Be x Co) là 1,70 con/lứa. Nếu tính năng suất vượt lên về số con sơ sinh/lứa thì dê F1 (BT x Co) tăng hơn so với dê Cỏ là 9,15 %, dê F1 (Be x Co) tăng hơn so với dê Cỏ là: 11,11 %. Kết quả nghiên cứu của Chu Đình Khu (1996) và Lê Văn Thông (2004) trên đàn dê Cỏ là 1,51 và 1,61 con/lứa và trên đàn dê lai F1 (BT x Co) là: 1,75 và 1,71 con/lứa. Nghiên cứu của Đinh Văn Bình (2001) trên đàn dê lai F1 (BT x Co) có số con sơ sinh trên lứa là 1,7 con/lứa. Saithanoo và cộng tác viên (1991) nghiên cứu tại Thái Lan, bình quân số dê con được sinh ra trong một lứa đẻ của giống địa phương và giống lai A-N là 1,5-1,7, năng suất vượt lên của con lai so với giống địa phương là 13,33%, cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55