Đặc điểm màu sắc lông, ngoại hình dê cỏ và các tổ hợp lai F

Một phần của tài liệu Đánh giá sức sản xuất của dê cỏ và các tổ hợp lai giữa dê cỏ với đực bách thảo, beetal được nuôi tại nông hộ huyện gia viễn tỉnh ninh bình (Trang 39 - 41)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm màu sắc lông, ngoại hình dê cỏ và các tổ hợp lai F

Màu sắc lông là một trong những chỉ tiêu để đánh giá đặc điểm ngoại hình, đặc trưng của từng loại giống. Trên cơ sởđặc điểm màu sắc của lông dê chúng ta có thể phân biệt được từng loại giống. Để đánh giá ngoại hình của

đàn dê Cỏ cũng như tổ hợp lai F1 giữa dê cái Cỏ lai với dê đực Bách Thảo, Beetal nuôi tại Ninh Bình, chúng tôi đã tiến hành theo dõi trên 476 con, trong

đó có 227 dê Cỏ, 155 dê F1(BT x Co) và 94 dê F1(Be x Co). Số liệu theo dõi cụ thểđược trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 4.1: Màu sắc lông của dê Cỏ và F1(BT x Co), F1(Be x Co) nuôi tại Gia Viễn - Ninh Bình Màu lông C (n=227) F1 (BT x Co) (n=155) F1 (Be x Co) (n=94) S con T l (%) S con T l (%) S con T l (%)

Màu vàng 116 51,10 57 36,77 21 22,34

Màu đen 24 10,57 56 36,13 50 53,19

Màu xám 38 16,74 18 11,61 12 12,77

Màu trắng 15 6,61 2 1,29 0 0

Màu khác 34 14,98 22 14,19 11 11,70

Đối với đàn dê Cỏ, màu lông đặc trưng nhất là màu lông vàng, chiếm 51,10%, màu đen chiếm 10,57%, màu xám chiếm 16,74%, màu trắng chiếm 6,61%, còn lại màu lông khoang trắng đen, vàng đen...và các màu khác chiếm 14,98%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

Theo kết quả theo dõi của Phan Đình Thắm và cs (1997) màu lông vàng của dê cỏ ở Quảng Ninh, Hà Giang, Lạng Sơn chiếm tỷ lệ lần lượt là 61,25%; 57,19% và 64,39%, như vậy, dê Cỏ ở những địa phương này có tỷ

lệ màu lông vàng cao hơn kết quả theo dõi của chúng tôi. Đối chiếu kết quả

theo dõi với những kết quảđã công bố của các tác giả trong nước như Đinh Văn Bình (2003), Lê Văn Thông (2004), Nguyễn Đình Minh (2002), Trần Trang Nhung (2000) đều cho kết quả tương tự, dê Cỏ có màu lông khác nhau nhưng chủ yếu là màu lông vàng luôn chiếm trên 50%.

Đối với dê lai F1 (BT x Co) màu sắc lông cũng đa dạng nhưng chủ yếu tập trung ở hai màu chính đó là: màu vàng 36,77% và màu đen 36,13%, còn lại là các màu như xám 11,61%, khoang và các màu khác chiếm 14,19%, màu trắng chỉ chiếm 1,29% số dê quan sát. Như vậy, đàn dê con sinh ra với màu lông chiếm đa số hai màu là vàng, đen là kết quả di truyền của với dê Cỏ (chủ

yếu màu vàng) và dê Bách Thảo (có màu đen đặc trưng).

So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Biên (2009), Lê Anh Dương (2007) trên đàn dê lai F1(BT x Co) cho biết có màu lông vàng chiếm 32,9% và 32,2%, màu lông đen chiếm 30,6% và 31,4%, thì có thế thấy màu lông của dê lai F1 giữa bố Bách Thảo và mẹ Cỏ mang đặc trưng của cả

bố và mẹ, tức là màu lông đen và vàng chiếm đa số.

Đối với đàn dê lai F1(Be x Co), màu sắc lông chủ đạo là màu đen, chiếm 53,19%, màu vàng chiếm 22,34%, màu xám chiếm 12,77% còn lại là các màu khác như loang trắng đen, xám đen, trắn xám đen chiếm 11,70%. Như vậy, có thể nhận thấy đàn dê con sinh ra mang màu lông đặc trưng của dê bố Beetal là màu lông đen tuyền chiếm đa số.

Về một sốđặc điểm ngoại hình của đàn dê Cỏ và tổ hợp lai F1 giữa cái Cỏ với đực Bách Thảo, Beetal quan sát được một sốđặc điểm như sau:

Dê Cỏ có khối lượng cơ thể nhỏ, thấp, thân hình mảnh mai, dê đực và dê cái thường có râu ở cằm, sừng thường thẳng lên trên và ngả về phía sau, tai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

nhỏ, ngắn, dựng đứng. Dê Cỏ bụng to, cổ nhỏ, chân nhỏ, đi lại nhanh nhẹn, leo trèo giỏi, có thể leo lên sườn dốc đứng. Dê ăn được nhiều loại lá cây, thích

ăn cây lùm bụi và cách mặt đất khoảng 40 - 60 cm. Dê có tính bầy đàn cao, thường trong đàn có một con làm thủ lĩnh. Dê có sức đề kháng cao, chịu đựng kham khổ, chống chịu bệnh tật tốt, thích ứng tốt với các điều kiện tự nhiên và nuôi dưỡng khác nhau.

Dê lai F1 (BT x Co) cơ thể cao hơn dê Cỏ, bụng nhỏ và gọn, đi lại nhanh nhẹn, leo chèo giỏi. Mặt thanh, tai dài, to, mặt thường có sọc trắng, có sừng hoặc không sừng. Những con có sừng thường sừng ngắn và nhỏ hơn sừng dê Cỏ. Dê F1 (BT x Co) ăn được nhiều các loại lá cây cỏ, thích ăn lá cây cách mặt đất 40 - 60 cm.

Dê lai F1 (Be x Co) về đặc điểm ngoại hình gần giống dê F1 (BT x Co), dê có thân hình cao, to hơn dê Cỏ, nhỉnh hơn dê F1 (BT x Co), lông gáy thường dựng hơn ở dê đực, sống mũi cao và nhô hơn. Dê hiền lành, thân thiện với người chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Đánh giá sức sản xuất của dê cỏ và các tổ hợp lai giữa dê cỏ với đực bách thảo, beetal được nuôi tại nông hộ huyện gia viễn tỉnh ninh bình (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)