4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3.3. Tăng trưởng tuyệt đối của dê F1(Be xCo)
Đối với dê lai F1 (Be x Co), tăng khối lượng tuyệt đối của con lai F1 (Be x Co) cao nhất ở giai đoạn sơ sinh - 3 tháng tuổi và tốc độ tăng khối lượng ở dê đực luôn cao hơn ở dê cái. Ở giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi tăng khối lượng tuyệt đối của dê đực là 98,22 g/con/ngày, dê cái đạt 83,44 g/con/ngày, sau đó
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 tăng khối lượng tuyệt đối giảm dần; đến giai đoạn 9 đến 12 tháng tuổi, tốc độ tăng khối lượng tuyệt đối của dê là 53,63 – 49,21 g/con/ngày (đực - cái). Tính chung cả giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi, tăng trưởng tuyệt đối của dê F1 (Be x Co) ở con đực là 78,57 g/con/ngày và con cái là 69,40 g/con/ngày.
So sánh với kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Bình (2001) tại Ba Vì – Sơn Tây trên đàn dê lai F1 (Be x Co), tăng trưởng tuyệt đối ở giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi đạt 101,6 g/con/ngày (dê đực) và 81,1 g/con/ngày (dê cái). Giai đoạn 9 đến 12 tháng tuổi tăng trưởng tuyệt đối đạt 62,2 - 51,1 g/con/ngày (đực - cái). Kết quả nghiên cứu của tác giả cao hơn không nhiều kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
Các kết quả nghiên cứu về tăng khối lượng của con lai F1 (Be x Co) cũng được thể hiện trên biểu đồ 4.3. qua biểu đồ có thể thấy tăng khối lượng tuyệt đối của dê lai F1 (Be x Co) cao nhất ở giai đoạn sơ sinh – 3 tháng tuổi sau đó giảm dần đến 9 – 12 tháng tuổi và dê đực có cường độ tăng khối lượng cao hơn dê cái ở mọi thời điểm.
0 20 40 60 80 100 120 sơ sinh -3 tháng 3-6 tháng 6-9 tháng 9-12 tháng sơ sinh-12 tháng Giai đoạn (g /c on /n gà y)
dê đực dê cái
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45
4.3.4. So sánh khả năng tăng trưởng tuyệt đối của dê Cỏ, dê lai F1 (BT x
Co) và dê lai F1 (Be x Co)
Qua số liệu trên bảng 4.3 thấy rằng con lai F1 (BT x Co) và F1 (Be x Co) tăng trưởng tuyệt đối cao hơn hẳn dê Cỏở mọi giai đoạn, giữa hai công thức lai thì con lai F1 (Be x Co) tăng trưởng tuyệt đối cao hơn F1 (BT x Co). Điều này thể hiện rõ ràng hơn trên biểu đồ 4.4 về tăng trưởng tuyệt đối trung bình của dê đực và cái Cỏ, F1 (BT x Co), F1 (Be x Co).
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 sơ sinh -3 tháng 3-6 tháng 6-9 tháng 9-12 tháng sơ sinh-12 tháng Giai đoạn (g /c on /n gà y) Dê Cỏ F1 (Bt x C) F1 (Be x C)
Biểu đồ 4.4: Tăng trọng tuyệt đối của dê Cỏ, F1 (BT x Co), F1 (Be x Co) qua các tháng tuổi
Qua biểu đồ thấy rõ sự chênh lệch về tăng trưởng tuyệt đối giữa dê Cỏ với các cặp dê lai ở các giai đoạn từ sơ sinh đến 9 tháng tuổi, giai đoạn 9 đến 12 tháng tuổi tăng trưởng tuyệt đối chênh giữa dê Cỏ với các cặp lai có xu hướng giảm, điều này cũng phù hợp với kết quả đánh giá của Đinh Văn Bình (2001) về cường độ sinh trưởng tuyệt đối ở các con lai F1 giảm dần vào giai đoạn 9 – 12 tháng, như vậy, có thể nhận thấy thời điểm giết thịt dê lai thích hợp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 nhất, đạt hiệu quả cao nhất là ở giai đoạn 9 tháng tuổi vì lúc này tốc độ tăng trọng giảm dần trong khi lượng thức ăn sẽ tăng lên, chi phí nuôi cũng tăng theo.
4.4. Kích thước một số chiều đo của dê
Khả năng sinh trưởng và phát triển của dê được thể hiện không những qua chỉ tiêu về tăng trọng, về khối lượng mà còn được thể hiện qua sự thay đổi về kích thước của chúng. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng, khối lượng cơ thể gia súc có tương quan thuận với một số chiều đo chính của cơ thể. Qua xác định chiều đo cũng có thể xác định được khối lượng của chúng. Để đánh giá thêm về khả năng sinh trưởng và phát triển của dê Cỏ, dê lai F1 (BT x Co), F1 (Be x Co), chúng tôi đã tiến hành đo một số chiều đo chính của dê như cao vây (CV), vòng ngực (VN), dài thân chéo (DTC) ở các tháng tuổi. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.4 và 4.5.
Từ số liệu kết quả các chiều đo cơ thể ở bảng 4.4 và 4.5 cho thấy kích thước các chiều đo ở dê đực Cỏ và dê đực lai F1 có tốc độ tăng cao hơn dê cái ở mọi chiều đo. Kích thước ở cả con đực và con cái tăng mạnh ở giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi, kích thước giai đoạn 6 đến 12 tháng tăng chậm hơn. Cụ thể ở dê Cỏ kích thước các chiều cao vây (CV), vòng ngực (VN) và dài thân chéo (DTC) lúc 1 tháng tuổi là 28,92 – 33,98 – 33,60 cm (dê đực) và 28,77 – 32,37 – 33,37 cm, lúc 6 tháng tuổi tăng lên 42,20 – 46,57 – 47,20 cm (dê đực) và 40,79 – 43,98 – 45,36 cm (dê cái) và lúc 12 tháng tuổi là 48,87 – 56,49 – 53,51 cm (dê đực) và 45,33 – 52,63 – 52,69 cm (dê cái).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47
Bảng 4.4: Kích thước một số chiều đo chính của dê đực Cỏ, F1 (BT x Co) và F1 (Be x Co) (cm) (n=30) Tháng tuổi (tháng) Chỉ tiêu
Dê Cỏ Dê F1 (BT x Co) Dê F1 (Be x Co)
SE SE SE 1 CV 28,92 0,21 36,23 0,26 36,83 0,26 VN 33,98 0,24 37,28 0,24 38,67 0,31 DTC 33,60 0,18 37,93 0,24 38,09 0,30 3 CV 35,12 0,49 43,11 0,35 43,83 0,41 VN 40,85 0,48 47,09 0,45 48,45 0,55 DTC 39,84 0,48 44,22 0,47 45,00 0,42 6 CV 42,20 0,50 51,27 0,56 50,66 0,59 VN 46,57 0,55 55,83 0,73 56,64 0,86 DTC 47,20 0,52 52,44 0,63 53,78 0,82 9 CV 45,20 0,53 54,26 0,70 55,63 0,80 VN 52,43 0,82 61,92 0,78 62,14 0,86 DTC 50,26 0,54 56,84 0,68 58,58 1,00 12 CV 48,87 0,68 58,19 0,71 60,54 0,85 VN 56,49 0,80 67,26 0,95 69,09 0,79 DTC 53,51 0,63 60,53 0,66 61,85 0,91 X X X
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48
Bảng 4.5: Kích thước một số chiều đo chính của dê cái Cỏ, F1 (BT x Co) và F1 (Be x Co) (cm) (n=30)
Tháng tuổi
(tháng) Chỉ tiêu
Dê Cỏ Dê F1 (BT x Co) Dê F1 (Be x Co)
SE SE SE 1 CV 28,77 0,20 35,40 0,28 35,72 0,26 VN 32,37 0,20 37,03 0,26 37,58 0,31 DTC 33,37 0,18 37,44 0,26 37,10 0,27 3 CV 33,48 0,36 42,40 0,34 42,10 0,36 VN 39,37 0,47 46,25 0,44 48,89 0,53 DTC 39,00 0,44 44,52 0,38 45,22 0,55 6 CV 40,79 0,37 48,04 0,56 48,33 0,63 VN 43,98 0,51 54,36 0,77 55,58 0,90 DTC 45,36 0,47 49,47 0,65 50,13 0,67 9 CV 42,93 0,54 53,12 0,59 53,66 0,74 VN 50,33 0,74 57,57 0,85 59,51 0,98 DTC 50,60 0,68 55,56 0,67 56,19 0,91 12 CV 45,33 0,65 56,10 0,70 55,71 0,79 VN 52,63 0,85 62,73 0,98 64,68 1,00 DTC 52,69 0,59 59,36 0,85 59,17 0,85
Đối với dê lai F1, kích thước dê F1 (Be x Co) lớn hơn dê F1 (BT x Co) nhưng không nhiều, tốc độ tăng kích thước từ 1 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi ở dê
X X
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49
đực F1 (Be x Co) nhanh hơn dê đực F1 (BT x Co), ở dê cái tốc độ tăng về kích thước của F1 (BT x Co) và F1 (Be x Co) tương đương nhau. Cụ thể kích thước của dê đực F1 (BT x Co) và F1 (Be x Co) lúc 1 tháng tuổi (CV) – (VN) – (DTC) lần lượt là 36,23 – 36,83 cm; 37,28 – 38,67 cm và 37,93 – 38,09 cm, lúc 12 tháng tuổi kích thước cơ thể lần lượt là: 58,19 – 60,54 cm; 67,26 – 69,09 cm và 60,53 – 61,85 cm. Kích thước của dê cái F1 (BT x Co) và F1 (Be x Co) lúc 1 tháng tuổi lần lượt là 35,40 – 35,72 cm; 37,03 – 37,58 cm và 37,44 – 37,10 cm, lúc 12 tháng tuổi kích thước cơ thể lần lượt là: 56,10 – 55,71 cm; 62,73 – 64,68 cm và 59,36 – 59,17 cm.
So sánh kích thước các chiều đo của dê Cỏ với các tổ hợp lai F1 (BT x Co), (Be x Co) thấy rằng, cả dê đực và dê cái F1 (BT x Co) và F1 (Be x Co) luôn có tầm vóc lớn hơn dê Cỏ ở mọi chiều đo và mọi tháng tuổi. Cụ thể ở 12 tháng tuổi đối với dê đực F1 (BT x Co) lần lượt các chiều đo cao vây (CV), vòng ngực (VN), dài thân chéo (DTC) là 58,19 – 67,26 – 60,53 cm, dê F1 (Be x Co) lần lượt các chiều đo cao vây (CV), vòng ngực (VN), dài thân chéo (DTC) là 60,54 - 69,09 – 61,85 cm; trong khi đó dê đực Cỏ chỉ đạt được 48,87 – 56,49 – 53,51 cm, nếu tính ra phần trăm (%) thì dê đực F1 (Be x Co) lớn hơn dê đực Cỏ là 19,08 – 19,07 – 13,12%; dê F1 (Be x Co) lớn hơn dê Cỏ 23,89 – 22,30 – 15,58%. Đối với dê cái, ở 12 tháng tuổi kích thước các chiều đo cao vây (CV), vòng ngực (VN), dài thân chéo (DTC) của dê Cỏ, F1 (BT xCo), F1 (Be x Co) lần lượt là 45,33 – 56,10 – 55,71; 52,63 – 62,73 – 64,68; 52,69 – 59,36 – 59,17 cm; như vậy kích thước các chiều đo cơ thể của dê F1 (BT x Co) hơn dê Cỏ lần lượt là 23,74 – 19,20 – 12,65 %; dê F1 (Be x Co) hơn dê Cỏ lần lượt là 22,89 – 22,90 – 12,30%.
So sánh với kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Bình (1994) trên đàn dê Bách Thảo nuôi tại miền Bắc Việt Nam có kích thước các chiều đo CV - VN – DTC lúc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 6 tháng lần lượt (đực, cái) là 57,4-51,6 cm; 61,7-60,0 cm; 55,0-57,1 cm, lúc 12 tháng tuổi, kích thước lần lượt là 72,0-62,6 cm; 78,5-68,8 cm; 69,0-64,7 cm (đực- cái). Kết quả này cho thấy dê lai F1 (BT x Co) được thừa hưởng tốc độ tăng cao về thể vóc của giống dê Bách Thảo.
So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin (2001) trên đàn dê Beetal qua 3 thế hệ nuôi ở Việt Nam có kích thước các chiều đo CV – VN – DTC lúc 6 tháng lần lượt (đực, cái) là 64,4 - 57,5 cm; 58,7 - 53,6 cm; 59,6 - 56,4 cm, lúc 12 tháng tuổi, kích thước lần lượt là 76,3 - 65,3 cm; 73,2 - 64,3cm; 74,1 - 62,4 cm. Kết quả này cũng cho thấy dê lai F1 (Be x Co) được thừa hưởng tốc độ tăng cao về thể vóc của giống dê Beetal.
4.5. Kết quả mổ khảo sát
Từ kết quả nghiên đặc điểm sinh trưởng của đàn dê cho thấy dê có tốc độ tăng khối lượng cao nhất ở giai đoạn sơ sinh đến 9 tháng tuổi, khi đó khối lượng dê đạt 75-80% khối lượng trưởng thành.
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Văn Thông (2004) trên đàn dê cỏ, dê Bách Thảo và dê lai F1 (BT x C) cho thấy tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng từ 3 đến 9 tháng tuổi thấp hơn 36,44 - 40,65% so với giai đoạn 3-12 tháng tuổi; kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin và cs (2001) trên đàn dê Beetal cũng cho thấy tiêu tốn thức ăn (tính theo vật chất khô)/1kg tăng trọng ở giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi cao hơn 1,42 lần tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng so với giai đoạn sơ sinh đến 9 tháng tuổi do vậy thời điểm giết thịt dê ở giai đoạn 9 tháng tuổi là phù hợp, cho hiệu quả kinh tế cao nhất với chi phí nuôi dưỡng thấp. Để đánh giá khả năng cho thịt và phẩm chất của thịt dê, chúng tôi đã tiến hành mổ khảo sát mỗi loại dê 6 con (3 đực - 3 cái) ở thời điểm 9 tháng tuổi; kết quả được thể hiện ở bảng 4.6.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51
Bảng 4.6: Kết quả mổ khảo sát dê ở 9 tháng tuổi (n = 6) (3 đực, 3 cái)
Chỉ tiêu ĐVT Cỏ F1 (BT x Co) F1 (Be x Co)
X SE X SE X SE Khối lượng Kg 18,88b 0,48 22,68a 1,10 25,26a 0,82 Tỷ lệ thịt xẻ % 47,02b 0,22 49,33a 0,11 51,25a 0,23 Tỷ lệ thịt tinh % 33,78b 0,42 35,26ab 0,35 36,96a 0,59 Tỷ lệ xương % 13,60 0,13 14,96 0,10 14,85 0,19 Tỷ lệ đầu % 7,59 0,14 7,93 0,11 8,32 0,24 Tỷ lệ chân % 3,29 0,22 3,11 0,10 3,33 0,28 Tỷ lệ phủ tạng % 35,87a 0,22 32,36b 0,14 32,53b 0,37
Ghi chú: Trong cùng một hàng, sự sai khác giữa các giá trị trung bình
mang chữ cái khác nhau là có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Từ số liệu bảng trên 4.6 thấy rằng, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh, tỷ lệ xương, tỷ lệđầu, tỷ lệ chân, tỷ lệ phủ tạng của dê F1 (BT x Co) và dê F1 (Be x Co) là tương đương nhau, sự sai khác là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Cụ thể tỷ lệ thịt xẻ, thịt tinh của dê F1 (BT x Co) là 49,33% - 35,26%, dê F1 (Be x Co) là 51,25% - 36,69%.
So sánh với dê Cỏ, tỷ lệ thịt xẻ của dê lai F1 (BT x Co) và F1 (Be x Co) cao hơn so với dê Cỏ (P < 0,05), cụ thể tỷ lệ thịt xẻ của dê lai F1 (BT x Co), F1 (Be x Co) và dê Cỏ lần lượt là 49,33 %; 51,25% và 47,02%. Các chỉ tiêu tỷ lệ đầu, chân, xương của dê Cỏ không thấy sai khác so với dê lai F1 (P > 0,05). Chỉ tiêu tỷ lệ thịt tinh của dê Cỏ không thấy khác so với dê lai F1 (BT x Co), F1 (Be x Co) (P > 0,05), tuy nhiên do khối lượng của dê lai lớn hơn dê Cỏ nên dê lai vẫn cho số
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 lượng thịt tinh nhiều hơn dê Cỏ. Tỷ lệ phủ tạng của dê Cỏ ngược lại lại cao hơn dê lai F1 (BT x Co) và F1 (Be x Co) (P < 0,05).
So sánh với kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Bình (2001) trên đàn dê Cỏ cho kết quả tỷ lệ phủ tạng của dê Cỏ, dê lai F1 (BT x Co) và F1 (Be x Co) lần lượt là: 35,23%; 31,8% và 31,27%, tương đương với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả mổ khảo sát của Chu Đình Khu (1996), Đinh Văn Bình (2001) khi xét về thành phần sử dụng thì khối lượng sống, tỷ lệ thịt xẻ, của dê lai F1 (BT x Co) và F1 (Be x Co) đều cao hơn dê Cỏ. Dê lai F1 (BT x Co) và F1 (Be x Co) có ưu thế hơn hẳn về khả năng cho thịt.
4.6. Đặc điểm sinh sản của dê cái
Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh sản của dê cái có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đánh giá khả năng sản xuất của chúng, qua đó nắm đựơc đặc điểm sinh sản của dê để có những ứng dụng kỹ thuật lai tạo cho phù hợp. Chúng tôi đã tiến hành theo dõi số dê cái tơ từ khi sơ sinh đến khi có biểu hiện động dục lần đầu với 30 dê F1 (BT x Co), 30 dê F1 (Be x Co) và 30 dê Cỏ, kết quả được thể hiện ở bảng 4.7.
+ Tuổi phối giống lần đầu: Kết quả ở bảng 4.8 cho thấy dê Cỏ nuôi tại Gia Viễn - Ninh Bình có tuổi phối giống lần đầu là 185,7 ngày, tập trung chủ yếu lúc 6 tháng tuổi, giao động trong khoảng 143 – 215 ngày. Tuổi phối giống lần đầu của dê F1 (BT x Co) là 192,43 ngày. Dê lai F1 (Be x Co) có tuổi phối giống lần đầu là 272,43 ngày, cao hơn so với dê lai F1 (BT x Co) và dê Cỏ, tập trung chủ yếu lúc 8 – 9 tháng tuổi.
Kết quả nghiên cứu của Chu Đình Khu (1996) cho biết tuổi phối giống lần đầu của dê Cỏ và dê lai F1 (BT x Co) nuôi tại Ba Vì lần lượt 184,67 - 212 ngày.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 Kết quả nghiên cứu của Lê Văn Thông (2004) trên đàn dê nuôi tại Thanh Ninh cho biết tuổi phối giống lần đầu của dê Cỏ, dê Bách Thảo và dê lai F1 (BT x Co) là 206,26 – 213,3 – 207,7 ngày. Tuổi phối giống lần đầu của dê Beetal là 396,5 ngày, Nguyễn Bá Mùi (2006).
Bảng 4.7: Đặc điểm sinh sản của dê Cỏ, F1 (BT x Co), F1 (Be x Co) (n=30)
Các chỉ tiêu ĐVT Cỏ F1 (BT x Co) F1 (Be x Co)
X SE X SE X SE
Tuổi phối giống lần đầu Ngày 185,7b 3,56 192,43b 4,42 272,43a 5,70
Thời gian mang thai Ngày 150,30 0,19 150,53 0,16 150,73 0,18
T.gian động dục lại sau đẻ Ngày 79,32ab 2,10 74,61b 3,01 83,86a 2,68 K/cách giữa hai lứa đẻ Ngày 238,03b 2,45 237,10b 3,27 246,83a 3,50
Số con sơ sinh/lứa Con 1,53 0,09 1,67 0,10 1,70 0,11
Số lứa/năm Lứa 1,53 1,54 1,48
Ghi chú: Trong cùng một hàng, sự sai khác giữa các giá trị trung bình
mang một chữ cái khác nhau là có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
+ Thời gian mang thai: Kết quả theo dõi cho thấy thời gian mang thai của dê Cỏ là 150,30 ngày, dê lai F1 (BT x Co) 150,53 ngày và dê lai F1 (Be x Co) là 150,73 ngày, các kết quả không có sự sai khác giữa các giống, điều này cho thấy những đặc tính sinh sản mang tính di truyền khá ổn định.
+ Thời gian động dục lại sau đẻ: Thời gian động dục sau đẻ của dê cỏ là 79,32 ngày, dê F1 (BT x Co) là 74,61 ngày, và dê F1 (Be x Co) là 83,86 ngày, như vậy dê Cỏ có thời gian động dục trở lại sau đẻ sớm hơn dê F1 (Be x Co) khoảng 5