ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá sức sản xuất của dê cỏ và các tổ hợp lai giữa dê cỏ với đực bách thảo, beetal được nuôi tại nông hộ huyện gia viễn tỉnh ninh bình (Trang 34)

3.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cu

Đối tượng nghiên cứu: Giống dê Cỏ và dê lai F1 của các cặp lai giữa dê

đực Bách Thảo, Beetal với dê cái Cỏ. Đàn dê tại các chủ hộđược bấm số tai, lập sổ theo dõi từng hộ gia đình.

3.1.2. Địa đim nghiên cu: Ti các h chăn nuôi thuc các xã: Gia Hưng, Gia Hòa, Gia Phong - Huyện Gia Viễn - Tỉnh Ninh Bình. Hưng, Gia Hòa, Gia Phong - Huyện Gia Viễn - Tỉnh Ninh Bình.

3.1.3. Thi gian nghiên cu

Thời gian nghiên cứu từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 9 năm 2014

3.2. Nội dung nghiên cứu

3.2.1. Mt s đặc đim ngoi hình ca dê c và các t hp lai F1

3.2.2. Theo dõi kh năng sinh trưởng ca dê C, con lai F1 ca các cp laiBách Tho x C (BT x Co) và Beetal x C (Be x Co) laiBách Tho x C (BT x Co) và Beetal x C (Be x Co)

3.2.3. Đánh giá năng sut tht ca dê C và các t hp lai F1(BT x Co), F1(Be x Co)

Các chỉ tiêu gồm: Tỷ lệ thịt xẻ (%), tỷ lệ thịt tinh (%), tỷ lệ xương (%), tỷ lệđầu (%), tỷ lệ chân (%), tỷ lệ phủ tạng (%)

3.2.4. Theo dõi kh năng sinh sn trên con cái ca dê C, con cái lai F1 (BT x Co) và F1(Be x Co) (BT x Co) và F1(Be x Co)

3.2.5. Mt s bnh thường gp trên đàn dê 3.2.6. Ước tính hiu qu kinh tế ca tng loi dê 3.2.6. Ước tính hiu qu kinh tế ca tng loi dê

3.3. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu hiện thường áp dụng cho việc nghiên cứu, theo dõi, đánh giá về khả năng sản xuất, đặc điểm sinh học của gia súc để tiến hành nghiên cứu đề tài.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

3.3.1. B trí thí nghim

Thí nghiệm ở gia đình được tiến hành dựa trên việc chọn lựa đàn dê cái Cỏ hiện có chia làm 3 nhóm phối giống với các giống dê đực khác nhau; một dê đực được ghép phối với 10 – 15 con dê cái sinh sản tuỳ theo điều kiện và số lượng dê cái ở mỗi hộ gia đình và mỗi giai đoạn sinh sản. Đàn dê được theo dõi ở các lứa tuổi khác nhau: từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi; được nuôi trong điều kiện tương tự nhau, chếđộ chăm sóc nuôi dưỡng như nhau; dê cái chọn làm cái sinh sản được bấm số tai theo dõi, toàn bộ đàn dê được tiêm phòng vacxin phòng bệnh đậu dê. Dê Bách Thảo, Beetal cho lai với đàn dê cái Cỏ tạo ra con lai F1 (BT x Co) và F1 (Be x Co). Dê cái sinh sản đến thời kỳ đẻ, nuôi con được bổ sung thêm khoảng 200g thức ăn tinh/ngày bao gồm cám gạo, ngô, sắn. Các loại dê khác chỉ chăn thả, không được bổ sung thức ăn tinh. Sơ đồ lai như sau: + Bách Thảo x Cỏ: + Beetal x Cỏ: X Đực Bách Thảo Cái Cỏ F1½ (BT x Co) X Đực Beetal Cái Cỏ F1 ½ (Be x Co)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

3.3.2. Đặc đim cơ th và màu sc lông

Điều tra đặc điểm màu sắc lông bằng phương pháp quan sát, theo dõi, ghi chép, phân loại, thống kê trực tiếp và tính tỷ lệ trên tổng đàn dê nghiên cứu.

3.3.3. Sinh trưởng ca dê

Thí nghim được tiến hành trên cơ s theo dõi mi loi dê 30 con (15

đực, 15 cái) có sựđồng đều cao v tm vóc, khi lượng tương ng ban đầu.

+ Khối lượng: Cân khối lượng dê ở các giai đoạn sơ sinh, 1, 3, 6, 9, 12 tháng tuổi. Cân vào buổi sáng sớm trước khi cho dê ăn bằng cân đồng hồ. Với dê sơ sinh, sau khi đẻ dùng khăn sạch lau khô rồi đặt lên cân đĩa để cân. Các loại dê khác được cho vào cũi để cân, sau đó trừ khối lượng cũi.

Tăng trưởng tuyệt đối tính theo công thức (TCVN239 - 77) + Tăng trưởng tuyệt đối (A):

A = 1 2 1 2 t t W W − − Trong đó: + W1 là khối lượng đầu kỳ + W2 là khối lượng cuối kỳ khảo sát + t1 là thời gian đầu kỳ + t2 là thời gian cuối kỳ khảo sát

+ Kích thước các chiều đo: Đo các chiều đo của dê được tiến hành vào buổi sáng, sau khi cân và trước khi mang dê đi chăn thả. Đo ở các lứa tuổi 3, 6, 9, 12 tháng. Để dê đứng ở tư thế tự nhiên, nơi đất bằng phẳng. Thao tác nhanh, nhẹ nhàng để tránh dê hoảng sợ. Các chỉ tiêu được xác định theo phương pháp của Nguyễn Hải Quân và Nguyễn Thiện (1997):

Dài thân chéo (DTC): Dùng thước gậy, đo từ phía trước của khớp bả vai cánh tay đến sau u ngồi.

Cao vây (CV): Dùng thước gậy, đo từ mặt đất đến đỉnh cao xương bả vai. Vòng ngực (VN): Dùng thước dây, đo từ phía sau xương bả vai vòng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

thước sát chân trước, qua ngực sang phía bên kia thành một vòng khép kín.

3.3.4. Năng sut tht ca dê C và các t hp lai lai F1 (Bách Tho x C), F1 (Beetal x C) C), F1 (Beetal x C)

Để tiến hành đánh giá năng suất chúng tôi tiến hành mổ khảo sát 6 con cho mỗi loại dê (dê Cỏ, dê F1 (BT x Co) và dê F1 (Be x Co)), mỗi loại gồm 3 dê

đực và 3 dê cái. Dê được mổ ở giai đoạn 9 tháng tuổi, được chọn ngẫu nhiên, có khối lượng xấp xỉ giá trị trung bình của đàn dê ở các điểm nghiên cứu. Mổ

khảo sát được thực hiện và đánh giá bằng phương pháp mổ khảo sát gia súc theo TCVN 1280 – 8.

Cho dê nhịn đói trước khi mổ, cân khối lượng dê (khối lượng sống). Sau đó treo ngược dê cắt lấy tiết, làm lông, cắt đầu và bỏ bốn chân, mổ bụng và bỏ hết phủ tạng ra khỏi cơ thể. Chia đôi thân thịt xẻ, lọc thịt xẻ và xương ở

nửa thân thịt xẻ rồi nhân đôi.

- Tỷ lệ thịt xẻ (%) = (khối lượng thịt xẻ/khối lượng sống) x 100 - Tỷ lệ thịt tinh (%) = (khối lượng thịt tinh/khối lượng sống) x 100 - Tỷ lệ xương (%) = (khối lượng xương/khối lượng sống) x 100 - Tỷ lệ chân (%) = (khối lượng chân/khối lượng sống) x 100

- Tỷ lệ phủ tạng (%) = (khối lượng phủ tạng/khối lượng sống) x 100 - Tỷ lệđầu (%) = (khối lượng đầu/khối lượng sống) x 100

3.3.5. K h năng sinh sn ca dê cái

- Tuổi phối giống lần đầu (ngày): được tính từ khi dê sinh ra đến khi dê phối giống lần đầu.

- Thời gian mang thai (ngày): tính từ thời điểm con cái chịu cho con

đực nhảy lên và có biểu hiện đậu thai cho đến khi sinh con.

- Số con đẻ ra/lứa (con/lứa): được tính bằng số con sinh ra trên mỗi lứa đẻ. - Thời gian động dục lại sau đẻ (ngày): được tính từ ngày dê đẻ đến ngày dê động dục trở lại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

- Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (ngày): tính từ ngày dê đẻ lứa trước đến ngày dê đẻ lứa kế tiếp.

Tất cả các chỉ tiêu sinh sản trên được theo dõi, quan sát và dựa vào sổ

sách ghi chép của nông hộ.

3.3.6. Tình hình dch bnh ca đàn dê

Dựa vào các triệu chứng biểu hiện bên ngoài, các triệu chứng được các nông hộ ghi chép vào sổ theo dõi.

- Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) = (Tổng số dê nhiễm bệnh/tổng đàn dê theo dõi)*100

- Tỷ lệ chết (%) = (Tổng số dê chết/tổng đàn dê theo dõi)*100

3.3.7. Ước tính hiu qu kinh tế

Được xác định bằng cách theo dõi, quan sát, thẩm vấn các nông hộ chăn nuôi về thức ăn, sinh trưởng, sinh sản, tỷ lệ nhiễm bệnh, hạch toán kinh tế…

- Các khoản đầu tư và chi phí hàng năm.

- Sản phẩm thu được từ chăn nuôi dê (chỉ tính từ bán dê thịt).

- Giá cả trên thị trường tại thời điểm đánh giá: giá con giống, thức ăn tinh, thuốc thú y...

- Ghi chép các khoản chi phí để tính lợi nhuận.

Li nhun = Tng thu - Tng chi

3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được lưu trên phần mềm Microsoft Excel 2010 và xử lý trên phần mềm Minitab 16 và Microsoft Excel 2010.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

Một phần của tài liệu Đánh giá sức sản xuất của dê cỏ và các tổ hợp lai giữa dê cỏ với đực bách thảo, beetal được nuôi tại nông hộ huyện gia viễn tỉnh ninh bình (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)