Ứng dụng lai tạo và ưu thế lai trong chăn nuôi dê

Một phần của tài liệu Đánh giá sức sản xuất của dê cỏ và các tổ hợp lai giữa dê cỏ với đực bách thảo, beetal được nuôi tại nông hộ huyện gia viễn tỉnh ninh bình (Trang 25 - 27)

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC

2.2.3. Ứng dụng lai tạo và ưu thế lai trong chăn nuôi dê

2.2.3.1. Ứng dụng lai tạo

Theo Acharya (1992) toàn thế giới có khoảng 150 giống dê, để có những giống dê tốt theo mục đích khác nhau với thời gian nhanh nhất thì việc tiến hành lai giống đã và đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế

giới. Thông qua lai tạo giữa các giống dê sẽ xuất hiện hiện tượng ưu thế lai ở đời con lai, đặc biệt đời con lai F1 có ưu thế lai cao nhất. Năng suất sản phẩm

ởđời con lai cao hơn nhiều so với bố mẹ chúng. Những giống dê có năng suất sữa thịt cao như dê Saanen, Jumnapari, Anglo-Nubian, Togenburg, Alpine, Beetal, Boer đã được nhiều nước trong khu vực Nhiệt Đới nhập nội và cho lai nhằm cải tiến giống dê địa phương. Có rất nhiều công thức lai đã và đang

được áp dụng trong chăn nuôi. Tuỳ theo mục đích người sử dụng và điều kiện của cơ sở chăn nuôi dê mà người ta lựa chọn công thức lai sao cho thích hợp.

Mục đích của việc lai tạo là tạo ra con lai có những ưu điểm mới như

nâng tầm vóc và sản lượng sữa nhưng vẫn giữ được những ưu thế sẵn có của con giống địa phương như khả năng chống đỡ bệnh tật cao, chịu đựng kham khổ, thích nghi với khí hậu của địa phương, Đinh Văn Bình và Cs (2003). Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), căn cứ vào bản chất di truyền của các con vật xuất phát (con bố và con mẹ), lai tạo được chia ra làm ba loại:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16

a) Lai giữa các dòng trong cùng một giống

Trong khi tiến hành nhân giống thuần chủng, thường thường có giao phối cận thân dẫn đến hiện tượng suy hoá cận huyết, lúc này có thể lai tạo giữa các dòng khác nhau trong giống để một mặt, duy trì được các đặc

điểm của giống đã có, mặt khác lại đổi được máu, tránh được giao phối cận thân và sự suy hoá cận huyết.

Các dòng này có thể là các con vật có huyết thống khác nhau, hoặc là các con vật được nuôi dưỡng trong các dòng cận huyết cao độ cho phối với nhau để

có được ưu thế lai. Đôi khi người ta cũng cho phối giữa con đực của một dòng cận huyết với một quần thể không cận huyết, đó là giao phối đầu dòng.

b) Lai gữa các giống

Lai giữa các giống là phương thức chính để sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi. Tuỳ theo mục đích của việc lai tạo ta có các công thức lai giữa các giống như sau:

2.2.3.2. Ứng dụng ưu thế lai

Ứng dụng ưu thế lai trong quá trình lai tạo đã nhanh chóng được áp dụng trong chăn nuôi dê, nhờ đó sản phẩm thịt, sữa, lông và da dê tăng lên nhanh chóng. Công tác lai tạo giống dê được tiến hành ở hầu hết các nước có chăn nuôi dê. Đặc biệt, các nước nhiệt đới đã cho lai dê địa phương với các giống dê nhập nội có năng suất cao hơn. Khi tỷ lệ gen tăng lên ở đời con lai, các con lai đã biểu hiện ưu thế lai rõ, khối lượng cơ thể và sản lượng sữa của chúng cao hơn trung bình của bố và mẹ chúng. Đinh Văn Bình và cs (2006)

đã tính toán những con lai F1 giữa dê Boer x Bách Thảo và dê Boer x Jumnapari có ưu thế lai dương về khối lượng lúc 9 tháng tuổi lần lượt là: H% = 4% và 4,05%.

Dê Kacang (có kích thước và khối lượng nhỏ: 20 – 25kg nhưng mắn

đẻ) với dê Ettawha có khối lượng lớn (40 – 50kg). Djajanegara và Setiadi (1991) nhằm khai thác ưu điểm mắn đẻ của giống dê Kacang và khối lượng lớn của dê Ettawha. Con lai có ưu thế lai về khối lượng đạt từ 30 – 33kg, 95%

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17

số dê giết mổ hiện nay ở Indonesia là con lai giữa dê Kacang với dê Ettawha. Các nước có đàn dê phát triển như Pháp, Thụy Sỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakixtan cũng đều dựa trên ưu thế lai và khả năng phối hợp, những tiến bộ di truyền và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng để tạo ra các giống dê chuyên sữa, chuyên thịt hoặc thịt sữa, sữa thịt với năng suất cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá sức sản xuất của dê cỏ và các tổ hợp lai giữa dê cỏ với đực bách thảo, beetal được nuôi tại nông hộ huyện gia viễn tỉnh ninh bình (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)