2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
2.3.2. Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam
Theo số liệu của Cục chăn nuôi năm 2013 cả nước có 1.334.328 con dê, tập trung chủ yếu ở vùng núi và trung du phía bắc 594.243 con, chiếm 44,54% tổng đàn; khu vực Đồng bằng Sông Hồng 65.696 con, chiếm 4,92%; vùng bắc trung bộ và duyên hải miền trung 292.614 con, chiếm 21,93%; khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long 289.365 con, chiếm 22%; vùng Tây Nguyên 92.410 con, chiếm 6,93%; tổng lượng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21
thịt hơi xuất chuồng đạt 17.065 tấn. Giống dê chủ yếu ở nước ta là dê Cỏ
(470.000 con) và dê Bách Thảo (105.000 con). Ngoài ra còn có số lượng dê lai và một số giống dê nhập từ Ấn Độ: giống dê Barbari: 250 con, giống dê Jumnapari 210 con, giống dê Beetal 50 con được nuôi ở Hà Tây, Ninh Thuận, dê Anglo-Nubian (10 con) nuôi ở Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, dê Alpine, Saanen, Boer (250 con) nuôi ở Hà Tây, Đinh Văn Bình và cs (2004).
Nghề chăn nuôi dê ở Việt Nam đã có từ lâu đời, nhưng chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có, dê chủ yếu vẫn được chăn thả quảng canh, thiếu sựđầu tư và quan tâm thích đáng tới công tác giống, thức ăn cũng như vệ sinh phòng, chữa bệnh. Giống dê Cỏ có biểu hiện thoái hoá giống rõ rệt do giao phối cận huyết kéo dài. Để khắc phục tình trạng đó nên thay đổi đực giống giữa các đàn dê, Phan Đình Thắm và cs (1997).
Thức ăn và quản lý đàn dê phụ thuộc vào nơi bãi chăn thả, vào trình độ
nhận thức của người dân, vào mục đích chăn nuôi và vào giống dê. Ở những tỉnh miền núi phía Bắc, dê chủ yếu được chăn thả theo phương thức quảng canh. Ban ngày dê thường được chăn thả tự nhiên trên các triền đồi núi hoặc trong các cánh rừng, ban đêm dê thường được nhốt tại chuồng và được bổ
sung thêm muối ăn, Đinh Văn Bình, Douglas. G (2000). Một số hộ ở vùng Trung du và khu vực ven đô nuôi dê theo phương thức chăn thả kết hợp bổ
sung thêm thức ăn, nước uống tại chuồng cho dê. Quy mô đàn dê ở các tỉnh miền Bắc trung bình 5 - 7 con. Riêng khu vực miền núi, do có diện tích chăn thả rộng nên nhiều hộ nuôi 30 - 50 con hoặc nhiều hơn.
Ở miền Trung, Ninh Thuận là tỉnh có nghề chăn nuôi dê phát triển do có diện tích chăn thả rộng và việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi. Cùng với giống dê Cỏ, giống dê Bách Thảo được nuôi khá phổ biến. Dê và cừu chiếm vị trí thứ 3 sau lợn và bò, nhiều hộ nuôi từ 100 - 300 con dê hoặc cừu, Lê Đình Cường (1997). Các tỉnh phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Long
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22
An, Bến Tre, Đồng Nai chăn nuôi dê với quy mô đàn nhỏ hơn, bình quân từ
10 - 20 con/đàn, Đậu Văn Hải, Cao Xuân Thìn (2001).
Đặng Xuân Biên (1993) cho rằng, số lượng dê nuôi ở nước ta còn quá ít so với các vật nuôi khác. Dê Cỏ Việt Nam tăng trọng chậm, tầm vóc nhỏ, phương thức chăn nuôi cổ truyền, quảng canh nên năng suất sinh sản, sinh trưởng kém, tỷ lệ nuôi sống thấp nên tốc độ tăng đàn chậm. Nhà nước đã có chính sách phát triển chăn nuôi dê qua “Chương trình giống dê Quốc gia”. Con dê đã và đang trở thành con vật nuôi được người dân quan tâm, nhất là vùng đồi núi, dê là một trong những gia súc giúp người dân nâng cao thu nhập, vươn lên xoá đói giảm nghèo và làm giàu từ chăn nuôi dê.
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 199419951996199719981999200020012002200320042005200620072008 năm đồng/kg 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 1800000 2000000 số con
Giá (đồng/kg) Số lượng (con) .
Đồ thị 2.1: Số lượng và giá bán dê trên thị trường từ năm 1994- 2008
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008 và Nguyễn Thiện (2008)
Để thúc đẩy ngành chăn nuôi dê phát triển, Bộ Nông nghiệp & PTNT và các tổ chức nước ngoài đã đầu tư nhiều dự án như: Thành lập Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây năm 1991, Dự án FAO/TCP/VIE 6613 “Cải thiện đời sống nông dân nghèo bằng cách phát triển sản xuất sữa dê dựa trên nguồn thức ăn sẵn có của địa phương”, Dự án” Phát triển chăn nuôi dê lai tại tỉnh Bắc Thái cũ”, Dự án IFAD-TAG 443 “Nghiên cứu ứng dụng và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23
phát triển các biện pháp tổng hợp phòng trị ký sinh trùng ở các nước Đông Nam Á”, Chương trình giống dê Quốc gia 2000-2010, Dự án SAREC:
Nghiên cứu sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên để phát triển chăn nuôi... Nhiều cuộc Hội thảo về phát triển chăn nuôi dê đã được tổ chức nhằm đánh giá tình hình chăn nuôi dê, tiềm năng phát triển chăn nuôi dê và tìm ra những giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi dê ở nước ta. Nhiều công trình nghiên cứu về con dê đã và đang được triển khai: Nghiên cứu về
dê Bách Thảo, Đinh Văn Bình (1994), sử dụng dê đực Bách Thảo lai với dê Cỏ tại Hà Tây, Đinh Văn Bình và Cs (2003), nghiên cứu lai ba giống dê Ấn
Độ nhập nội với dê Cỏ, Đinh Văn Bình và Cs (1997). Chọn lọc và nhân thuần dê Bách Thảo, Nguyễn Thị Mai (1999), Nghiên cứu đánh giá thích nghi 3 giống dê Ấn Độ nhập nội, Đinh Văn Bình và Cs (1997), Khả năng sinh sản của một số giống dê nhập nội, Nguyễn Bá Mùi, Đinh Văn Bình (2006)…
Với sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự nỗ
lực của nhiều cơ quan nghiên cứu, sản xuất và cố gắng của các hộ chăn nuôi dê cùng với xu thế tiêu thụ thịt và sữa dê ngày một tăng, ngành chăn nuôi dê ở
Việt Nam đang có những bước tiến rõ rệt. Sản phẩm từ chăn nuôi dê đã dóng góp một phần quan trọng nhằm giải quyết nhu cầu thịt, sữa cho con người. Chăn nuôi dê đã và đang đem lại một nguồn thu đáng kể cho nhiều hộ nông dân, đặc biệt là đồng bào vùng cao, vùng xa. Số lượng và giá dê luôn tăng hàng năm, chăn nuôi dê hiện nay là một nghề mang lại nguồn thu nhập cho người dân, nhiều hộđã làm giàu từ chăn nuôi dê.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24