Kết quả mổ khảo sát

Một phần của tài liệu Đánh giá sức sản xuất của dê cỏ và các tổ hợp lai giữa dê cỏ với đực bách thảo, beetal được nuôi tại nông hộ huyện gia viễn tỉnh ninh bình (Trang 60 - 62)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5. Kết quả mổ khảo sát

Từ kết quả nghiên đặc điểm sinh trưởng của đàn dê cho thấy dê có tốc độ tăng khối lượng cao nhất ở giai đoạn sơ sinh đến 9 tháng tuổi, khi đó khối lượng dê đạt 75-80% khối lượng trưởng thành.

Theo kết quả nghiên cứu của Lê Văn Thông (2004) trên đàn dê cỏ, dê Bách Thảo và dê lai F1 (BT x C) cho thấy tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng từ 3 đến 9 tháng tuổi thấp hơn 36,44 - 40,65% so với giai đoạn 3-12 tháng tuổi; kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin và cs (2001) trên đàn dê Beetal cũng cho thấy tiêu tốn thức ăn (tính theo vật chất khô)/1kg tăng trọng ở giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi cao hơn 1,42 lần tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng so với giai đoạn sơ sinh đến 9 tháng tuổi do vậy thời điểm giết thịt dê ở giai đoạn 9 tháng tuổi là phù hợp, cho hiệu quả kinh tế cao nhất với chi phí nuôi dưỡng thấp. Để đánh giá khả năng cho thịt và phẩm chất của thịt dê, chúng tôi đã tiến hành mổ khảo sát mỗi loại dê 6 con (3 đực - 3 cái) ở thời điểm 9 tháng tuổi; kết quả được thể hiện ở bảng 4.6.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

Bng 4.6: Kết qu m kho sát dê 9 tháng tui (n = 6) (3 đực, 3 cái)

Ch tiêu ĐVT C F1 (BT x Co) F1 (Be x Co)

X SE X SE X SE Khối lượng Kg 18,88b 0,48 22,68a 1,10 25,26a 0,82 Tỷ lệ thịt xẻ % 47,02b 0,22 49,33a 0,11 51,25a 0,23 Tỷ lệ thịt tinh % 33,78b 0,42 35,26ab 0,35 36,96a 0,59 Tỷ lệ xương % 13,60 0,13 14,96 0,10 14,85 0,19 Tỷ lệ đầu % 7,59 0,14 7,93 0,11 8,32 0,24 Tỷ lệ chân % 3,29 0,22 3,11 0,10 3,33 0,28 Tỷ lệ phủ tạng % 35,87a 0,22 32,36b 0,14 32,53b 0,37

Ghi chú: Trong cùng mt hàng, s sai khác gia các giá tr trung bình

mang ch cái khác nhau là có ý nghĩa thng kê (P<0,05).

Từ số liệu bảng trên 4.6 thấy rằng, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh, tỷ lệ xương, tỷ lệđầu, tỷ lệ chân, tỷ lệ phủ tạng của dê F1 (BT x Co) và dê F1 (Be x Co) là tương đương nhau, sự sai khác là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Cụ thể tỷ lệ thịt xẻ, thịt tinh của dê F1 (BT x Co) là 49,33% - 35,26%, dê F1 (Be x Co) là 51,25% - 36,69%.

So sánh với dê Cỏ, tỷ lệ thịt xẻ của dê lai F1 (BT x Co) và F1 (Be x Co) cao hơn so với dê Cỏ (P < 0,05), cụ thể tỷ lệ thịt xẻ của dê lai F1 (BT x Co), F1 (Be x Co) và dê Cỏ lần lượt là 49,33 %; 51,25% và 47,02%. Các chỉ tiêu tỷ lệ đầu, chân, xương của dê Cỏ không thấy sai khác so với dê lai F1 (P > 0,05). Chỉ tiêu tỷ lệ thịt tinh của dê Cỏ không thấy khác so với dê lai F1 (BT x Co), F1 (Be x Co) (P > 0,05), tuy nhiên do khối lượng của dê lai lớn hơn dê Cỏ nên dê lai vẫn cho số

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 lượng thịt tinh nhiều hơn dê Cỏ. Tỷ lệ phủ tạng của dê Cỏ ngược lại lại cao hơn dê lai F1 (BT x Co) và F1 (Be x Co) (P < 0,05).

So sánh với kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Bình (2001) trên đàn dê Cỏ cho kết quả tỷ lệ phủ tạng của dê Cỏ, dê lai F1 (BT x Co) và F1 (Be x Co) lần lượt là: 35,23%; 31,8% và 31,27%, tương đương với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả mổ khảo sát của Chu Đình Khu (1996), Đinh Văn Bình (2001) khi xét về thành phần sử dụng thì khối lượng sống, tỷ lệ thịt xẻ, của dê lai F1 (BT x Co) và F1 (Be x Co) đều cao hơn dê Cỏ. Dê lai F1 (BT x Co) và F1 (Be x Co) có ưu thế hơn hẳn về khả năng cho thịt.

Một phần của tài liệu Đánh giá sức sản xuất của dê cỏ và các tổ hợp lai giữa dê cỏ với đực bách thảo, beetal được nuôi tại nông hộ huyện gia viễn tỉnh ninh bình (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)