Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá sức sản xuất của dê cỏ và các tổ hợp lai giữa dê cỏ với đực bách thảo, beetal được nuôi tại nông hộ huyện gia viễn tỉnh ninh bình (Trang 27 - 30)

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC

2.3.1. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới

Số lượng dê trên thế giới tăng dần qua các năm gần đây. Theo số liệu FAO năm 2009 toàn thế giới có khoảng 879,7 triệu con dê đến năm 2013 tăng lên trên 1 tỷ con; trong đó dê được nuôi chủ yếu ở Châu Á với 59,39%, Châu Phi chiếm trên 35% tổng đàn dê toàn cầu; Châu Mỹ chiếm 3,6%, Châu Âu 1,6% và Châu Đại Dương chiếm chưa tới 1%. Số liệu cụ thể được trình bày qua bảng 2.1.

Qua số liệu bảng 2.1 cho thấy tốc độ tăng đàn dê trên thế giới chủ yếu tăng đàn ở Châu Á và Châu Phi, các Châu lục còn lại không tăng, thậm chí còn giảm số lượng. Cũng theo số liệu của FAO (2014) nước có nhiều dê nhất là Trung Quốc (182,89 triệu con) sau đó đến Ấn Độ (162 triệu con), Việt Nam có số lượng dê đứng thứ 72 trên thế giới (1,38 triệu con).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18

Bảng 2.1: Số lượng dê trên thế giới và khu vực từ 2010 – 2013

(Đơn vị tính: con) Khu vc Năm 2010 2011 2012 2013 Thế gii 972.463.127 979.854.563 992.909.577 1.005.603.003 Châu Á 581.994.515 582.664.499 590.981.771 597.151.616 Châu Phi 330.646.649 338.758.035 345.508.002 351.978.256 Châu Âu 17.090.607 16.583.999 16.530.541 16.487.290 Châu M 38.810.465 37.934.150 35.919.607 36.013.781 Châu Đại Dương 3.920.891 3.913.880 3.969.656 3.972.060 (Nguồn FAO 2014)

Theo Nguyễn Thiện (2008), chăn nuôi dê trên thế giới tập trung chủ

yếu ở các nước đang phát triển, nhưng chủ yếu ở khu vực nông hộ quy mô nhỏ, ở những vùng khô cằn, nông dân nghèo. Ở những nước phát triển, chăn nuôi dê có quy mô đàn lớn hơn và chăn nuôi theo phương thức thâm canh với mục đích lấy sữa làm pho mát hoặc chuyên lấy thịt cho tiêu dùng trong nước hay xuất khẩu. Ngoài ra, chăn nuôi dê thế giới cũng đã cung cấp một khối lượng khá lớn sản phẩm về lông và da.

Theo FAO (2014) trong năm 2012 sản lượng thịt các loại của toàn thế

giới đạt 302,39 triệu tấn, trong đó, sản lượng thịt dê đạt 5,17 triệu tấn (chiếm 1,71%) Sản lượng thịt dê thế giới chủ yếu tập trung ở Châu Á (3,5 triệu tấn) và Châu Phi (1,2 triệu tấn).

Cũng theo số liệu của FAO (2014), tổng sản lượng sữa các loại trong năm 2012 của toàn thế giới đạt khoảng 753,92 triệu tấn trong đó sữa dê là 17,89 triệu tấn (chiếm 2,37%). Cũng như thịt dê, sữa dê chủ yếu do các nước

đang phát triển sản xuất. Các nước Châu Á cung cấp phần lớn lượng sữa này (10,41triệu tấn, chiếm 58,18%), trong đó đứng đầu là Ấn Độ (4,85 triệu tấn)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

Bảng 2.2: Sản lượng thịt và sữa dê trên thế giới năm 2009 – 2012

(Đơn vị tính: nghìn tấn) Khu vực 2009 2010 2011 2012 Thịt Sữa Thịt Sữa Thịt Sữa Thịt Sữa Toàn thế giới 4.996 15.510 5.209 17.242 5.260 17.739 5.177 17.892 Châu Á 3.528 9.128 3.676 9.863 3.706 10.189 3.747 10.41 Châu Phi 1.200 3.342 1.241 4.139 1.266 4.341 1.273 4.308 Châu Âu 118 2.440 131 2.612 126 2.573 117 2.536 Châu Mỹ 130 600 134 586 135 591 13 59 Châu Đại Dương 20 40 27 42 27 45 27 48 (Nguồn FAO 2014)

Về số lượng các giống dê theo Acharya (1992) trên thế giới có 150 giống dê đã được miêu tả cụ thể, phần còn lại chưa được biết đến và phân bố ở khắp các châu lục. Trong đó có 63% giống dê hướng sữa, 27% giống dê hướng thịt và 10% là dê kiêm dụng lấy lông làm len. Các nước châu Á có số

lượng các giống dê nhiều nhất chiếm 42% trong tổng số giống dê trên thế

giới. Nước có nhiều giống dê nhất là Pakistan: 25 giống; Trung Quốc: 25 giống; Ấn Độ: 20 giống, dẫn theo Nguyễn Thiện (2008). Ở mỗi nước, từ các giống thuần, có những giống cho năng suất cao, có những giống cho năng suất thấp, người ta đã sử dụng giống cho năng suất cao cho lai cải tạo giống có năng suất thấp nhưở Bungaria dùng giống Saanen phối với dê địa phương tạo ra con lai cho sản lượng sữa 330 kg và thời gian tiết sữa là 248 ngày, Gion Hamond và CS. Ở Malaisia người ta dùng con lai 1/2 máu Anglo-Nubian phối với con Katjang, con lai đã cho chu kỳ sữa là 203 ngày và khoảng cách 2 lứa

đẻ là 351 ngày. Nếu dùng con 3/4 máu Anglo-Nubian phối với Katjang, con lai cho chu kỳ sữa là 204 ngày và khoảng cách hai lứa đẻ là 357 ngày, sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

lượng sữa là 1,67-2,06 lít. Trong khi đó Anglo-Nubian chỉ cho 1,43 lít và con Katjang cho 1,65 lít sữa, (Trần Cừ, 1975).

Theo Guan Cao (1988) con lai giữa dê Ximong Saanen lai với dê địa phương năng suất sữa đã tăng lên 80-100% ở thế hệ 1, thế hệ 2 lên đến 200%

đạt 300kg sữa/chu kỳ sữa 7 – 8 tháng, một số nơi thế hệ 3,4 đạt 500 – 600 kg sữa/chu kỳ.

Các nghiên cứu về tham số di truyền ứng dụng cho công tác giống dê

đã được nhiều tác giả lưu ý.

+ Theo Singh và Cs (1970) cho rằng có thể nâng cao sức sản xuất sữa trên cơ sở chọn lọc dựa vào tuổi đẻ lứa đầu tiên (X1) và sản lượng sữa kỳđầu tiên (X2) theo công thức sau: I = 3,1X2 – X1.

+ Nâng cao sức sản xuất thịt qua chọn lọc theo trọng lượng lúc 6 tháng tuổi ở đàn dê nuôi đại trà trong sản xuất có thể mang lại tiến bộ di truyền về

sản xuất thịt, Đinh Văn Bình (1994).

+ Nghiên cứu về tỷ lệ thịt xẻ của các giống dê, Ganan (1981) cho biết giống dê Anglo-Nubian ở Philippin cho tỷ lệ là 51,4%, giết thịt lúc trọng lượng là 22,2kg. Bhernagar và cộng sự (1971) xác định tỷ lệ thịt xẻ của dê Beetal- India là 55,1%. Khan và Shani (1979) cho biết tỷ lệ thịt xẻ của dê Jumnapari nuôi từng con giết thịt lúc 6 tháng là 54,2%, 9 tháng là 55,8% (khi trọng lượng

đạt 15,6 và 24kg). Bhatnagen et al cho biết dê Alpine Pháp tỷ lệ thịt xẻ dê đực là 48,2%, dẫn theo Chu Đình Khu (1996).

Một phần của tài liệu Đánh giá sức sản xuất của dê cỏ và các tổ hợp lai giữa dê cỏ với đực bách thảo, beetal được nuôi tại nông hộ huyện gia viễn tỉnh ninh bình (Trang 27 - 30)