Thực trạng cơ sở bảo mật thông tin trong TMĐT

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử việt nam các giải pháp phát triển bền vững (Trang 60 - 62)

I. Thực trạng hạ tầng cơ sở cho phát triển TMĐT ở Việt Nam

1.4.Thực trạng cơ sở bảo mật thông tin trong TMĐT

Trong bối cảnh lượng thông tin và giao dịch trao đổi qua mạng tăng nhanh, vấn đề an toàn, an ninh mạng nói chung và cho thương mại điện tử nói riêng đang ngày càng được các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm.

Các cơ quan lớn, sử dụng lượng máy tính nhiều và khối lượng giao dịch cao như hệ thống ngân hàng, hàng không đều đã quan tâm đến việc trang bị hệ thống an toàn, an ninh mạng. Một số Ngân hàng đã trang bị, một số khác vẫn đang trong giai đoạn xây dựng giải pháp. Một số ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ cũng đã quan tâm, đầu tư vào việc trang bị hệ thống bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao độ an toàn, an ninh cho hệ thống của mình và thường xuyên khuyến cáo cho các ngân hàng thương mại về vấn đề này.

Các công ty truyền thông: có đầu tư, tuy nhiên vẫn chưa nhận thức được là đầu tư cho an toàn, an ninh là đầu tư cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ.

Các cơ quan chính phủ bắt đầu quan tâm ở các mức độ khác nhau. Đặc biệt là Bộ Tài chính (Thuế, Hải quan, Kho bạc) là đơn vị đã có những đầu tư cơ bản và đồng bộ cho an toàn, an ninh mạng. Các cơ quan khác đều chỉ có các đầu tư nhỏ lẻ do chưa có các ứng dụng thực sự vận hành trên mạng.

Người tiêu dùng Việt Nam vẫn tín nhiệm một số sản phẩm an toàn, an ninh mạng của các nhà cung cấp nổi tiếng. Những sản phẩm được sử dụng phổ biến hiện nay ở Việt Nam gồm:

 Tường lửa (của các hãng Check Point, Cisco, Juniper. Một số nhà cung cấp mới xuất hiện như FortiNet, WatchGuard)

 Phòng chống virus: Trend Micro, Symantec, McAfee, Panda Software

 Phát hiện và phòng chống xâm nhập: Internet Security System, Juniper, Cisco. Mới xuất hiện TippingPoint

 Xác thực mạnh: RSA, SafeNet

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, doanh số về sản phẩm an toàn an ninh mạng vẫn sẽ tiếp tục tăng khoảng 80% đến 90% trong năm tới. Các khách hàng đã bắt đầu có xu hướng sử dụng việc thuê dịch vụ chăm sóc về an toàn, an ninh cho hệ thống của mình chứ không cố gắng tự duy trì đội ngũ kỹ thuật.

Việc bùng nổ dịch vụ ADSL sẽ kích thích thị trường an toàn, an ninh mạng qua việc bảo mật cho website, bảo mật cho các dịch vụ giá trị gia tăng như trò chơi trực tuyến. Tuy nhiên, nếu không có các qui định rõ ràng về chất lượng dịch vụ thì sau một thời gian ngắn, thị trường sẽ đi xuống do người dùng mất tin tưởng vào nhà cung cấp.

Việc áp dụng chưa rộng rãi chữ ký điện tử nói chung và chữ ký số nói riêng do một số nguyên nhân sau:

 Chưa có đủ khả năng kỹ thuật để đảm bảo quyền lợi công bằng cho hai bên tham gia giao dịch điện tử. Vụ kiện giữa ngân hàng Techcombank và khách hàng trong việc mất tiền tại tài khoản ATM là một ví dụ. Toà và cơ quan

năng xem xét các "bằng chứng điện tử" như cơ chế hoạt động của hệ thống ứng dụng, log file, ...

 Còn quá ít các ứng dụng có sử dụng giao dịch điện tử: chính phủ chưa có một hệ thống ứng dụng nào sử dụng giao dịch điện tử như là một công cụ không thể thay thế được (giữa các cơ quan chính phủ với nhau, giữa cơ quan chính phủ với dân).

 Trình độ dân trí còn thấp và không đồng đều giữa các vùng miền và khu vực nên khó tiếp cận và không tin tưởng vào công nghệ.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử việt nam các giải pháp phát triển bền vững (Trang 60 - 62)