Thực trạng phát triển nhân lực cho TMĐT

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử việt nam các giải pháp phát triển bền vững (Trang 62)

I. Thực trạng hạ tầng cơ sở cho phát triển TMĐT ở Việt Nam

1.6. Thực trạng phát triển nhân lực cho TMĐT

Với sự phát triển nhanh và mạnh của khoa học công nghệ và trình độ dân trí của người dân, việc sử dụng các công cụ hiện đại trong cuộc sống giúp cho cuộc sống thuận tiện hơn là một điều tất yếu. Chính vì vậy, nhu cầu kiến thức về

CNTT và TMĐT đang tăng không ngừng, nhất là đối với thế hệ trẻ, thể hiện ở số lượng học viên đã tăng lên nhanh chóng tại các cơ sở đào tạo trong thời gian qua. Bên cạnh đó, sự xuất hiện các dự án về đào tạo CNTT và TMĐT lớn của chính phủ, các doanh nghiệp và các trường đại học đã làm cho hoạt động đào tạo này thêm nhộn nhịp.

Một cuộc điều tra theo phương pháp lấy mẫu ở 200 tổ chức cung cấp các dịch vụ đào tạo trên toàn quốc cho thấy 72% tổ chức đã có website riêng, 60% tổ chức có cung cấp dịch vụ đào tạo trong lĩnh vực CNTT hoặc TMĐT. Trong đó, 79% tổ chức có phòng, ban hoặc khoa riêng về CNTT/TMĐT và 81% tổ chức có phòng lab15. Những con số này cho thấy một xu hướng khá rõ tại các cơ sở đào tạo là định hướng về đào tạo CNTT và TMĐT trong những năm gần đây. Mặc dù việc tiến hành mở thêm các khoa mới, các ngành học mới liên quan đến rất nhiều yếu tố như cở sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên, nhưng các tổ chức vẫn mạnh dạn đầu tư cho lĩnh vực đào tạo mới mẻ này.

Các chương trình đào tạo về CNTT và TMĐT trong thời gian qua không chỉ tăng về số lượng mà còn cả mặt chất lượng.

Các khóa đào tạo về CNTT và TMĐT ở nước ta chủ yếu thực hiện dưới những hình thức sau:

- Đào tạo chính quy dài hạn - Đào tạo tập trung ngắn hạn

- Đào tạo theo đặt hàng (tại tổ chức, công ty đối tác) - Đào tạo trực tuyến

Bảng 5: Tỉ lệ các khóa đào tạo CNTT/TMĐT theo hình thức đào tạo năm 2005 33% 37% 9% 16% 5% Ngắn hạn tập trung Theo đơn đặt hàng Trực tuyến Chính quy dài hạn Khác

(Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2005, Trang 60)

Sự xuất hiện của khoá đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh chuyên ngành TMĐT ở Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (HUT) và các khóa đào tạo chính quy về TMĐT của một số trường đại học lớn như Trường Đại học Thương mại, Trường đại học Ngoại thương có thể coi là một bước đột phá để tạo nên nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao trong tương lai cho lĩnh vực ứng dụng TMĐT tại Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp đây sẽ là lực lượng đi đầu triển khai những kiến thức ứng dụng TMĐT thu được từ khóa học vào hoạt động quản lý và kinh doanh thực tế trong đơn vị.

Nằm trong tổng thể Đề án 191 „Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển‟, chương trình đào tạo nhân lực ứng dụng CNTT mà đặc biệt là TMĐT cho doanh nghiệp được đặt lên vị trí hàng đầu. Đề án này nhằm trợ giúp doanh nghiệp nâng cao kiến thức ngoại thương, xúc tiến thương mại, marketing quốc tế, đây là tiền đề rất quan trọng để doanh nghiệp củng cố kiến thức trước khi ứng dụng công cụ CNTT vào nghiệp vụ kinh doanh.

Ngoài ra còn phát triển đào tạo trực tuyến như: loạt bài giảng về TMĐT miễn phí trên một số Website, các diễn đàn thảo luận về TMĐT. Ví dụ: www.thuongmaidientu.com/ecommerce ,Vnnetsoft www.vnnetsoft.com, Vnet www.vnet.com.vn/TMDT . Kênh đào tạo này mặc dù khó có số liệu thông kê số

lượng học viên nhưng có sức lan tỏa rộng và sẽ đem lại hiệu quả lớn trong tương lai..

Theo số liệu điều tra, tham gia cung cấp dịch vụ đào tạo CNTT và TMĐT tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là các tổ chức giáo dục đào tạo của Nhà nước, tổ chức giáo dục đào tạo tư nhân, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ CNTT/TMĐT và các hiệp hội, cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, một số loại hình tổ chức khác cũng tham gia cung cấp các dịch vụ đào tạo về TMĐT như các tổ chức giáo dục liên kết giữa nhà nước và tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức giáo dục đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài.

Bảng 6: Các chủ thể tham gia cung cấp dịch vụ đào tạo CNTT/TMĐT năm 2005 29% 31% 21% 10% 9% Doanh nghiệp Tổ chức GD ĐT nhà nước Tổ chức GD ĐT tư nhân Đơn vị hành chính sự nghiệp Tổ chức khác

(Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2005 Phần1, Trang 64)

Các đối tượng tham gia các khóa học về TMĐT chủ yếu là nhân viên quản lý kinh doanh tại các doanh nghiệp, cán bộ công nhân viên nhà nước, cán bộ CNTT của doanh nghiệp và sinh viên.

22% 15% 12% 42% 9% Cán bộ CNVC

Cán bộ quản lý kinh doanh Cán bộ CNTT

Sinh viên Khác

(Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2005,Phần 1, Trang 65)

Ngoài ra mặt bằng chung về trình độ giảng viên trong lĩnh vực này vẫn chưa cao. Thêm vào đó, kinh nghiệm thực tế của các giảng viên cũng chưa nhiều. Vì vậy, để cải tiến chất lượng đào tạo TMĐT, việc nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên trong lĩnh vực này là một yêu cầu cấp bách đặt ra cho những năm tới.

Như vậy, hoạt động đào tạo đã đi những bước khởi động trong năm qua và sẽ tăng tốc trong những năm tới. Hiệu quả và sự phát triển của hoạt động TMĐT trong xã hội phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của các hoạt động đào tạo và tuyên truyền về TMĐT.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử việt nam các giải pháp phát triển bền vững (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)