Thực trạng ứng dụngTMĐT của các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử việt nam các giải pháp phát triển bền vững (Trang 66)

2.1. Tình hình chung về ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp Việt Nam

Mặc dù chưa phải là thước đo trình độ triển khai ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp, nhưng số lượng và chất lượng các website kinh doanh cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ phát triển TMĐT, đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam còn tương đối bỡ ngỡ với các phương thức tiến hành TMĐT của thế giới. Các website là kênh phổ biến nhất để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xúc tiến dịch vụ và tiến hành giao dịch TMĐT. Do vậy, nếu một doanh nghiệp xây dựng và duy trì được một website hiệu quả để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình (việc đòi hỏi rất nhiều sự phối hợp và đầu tư ở đằng sau trang web) thì điều này đã nói lên một trình độ nhất định về triển khai ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp đó.

Bảng 8: Tỷ trọng khối sản xuất /dịch vụ trong các doanh nghiệp có website năm 2005 Doanh nghiệp sản xuât; 31,3% Doanh nghiệp thương mại - dịch vụ; 68,7%

(Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam, năm 2005, Phần 2, Trang 6)

Chiếm phần lớn (68,7%) trong những công ty đã thiết lập website là các doanh nghiệp kinh doanh thương mại-dịch vụ. Số website của các doanh nghiệp sản xuất mặc dù còn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn nhưng cũng đã nói lên sự quan tâm nhất định của những doanh nghiệp này đối với việc ứng dụng TMĐT để tiếp thị cho sản phẩm của mình.

Dưới đây là tỷ lệ phân bổ các nhóm sản phẩm/dịch vụ trên những website này.

Bảng 9: Tỷ lệ website phân theo nhóm sản phẩm/dịch vụ (%) năm 2005

Hàng hóa tổng hợp 3,9

Cơ khí máy móc 9,4

Thiết bị điện tử, viễn thông 16,3 Hàng tiêu dùng 15,0 Hàng thủ công mỹ nghệ 9,9 Nông lâm thủy sản 7,7 Sản phẩm dệt may, giày dép 7,7 Sách, văn hóa phẩm 3,1 Vật liệu xây dựng 6,9

Hàng hóa khác 12,0

Dịch vụ giao nhận, vận tải 10,7

Dịch vụ khác 16,3

* Trên một website có thể kết hợp giới thiệu vài nhóm sản phẩm dịch vụ, do đó con số cộng gộp sẽ lớn hơn 100%

(Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2005, Phần 2, Trang 7)

Nhìn vào cơ cấu sản phẩm/dịch vụ được giới thiệu trên các website doanh nghiệp, có thể thấy nhóm hàng hóa phổ biến nhất hiện nay vẫn là thiết bị điện tử - viễn thông và hàng tiêu dùng. Do đặc thù của mặt hàng điện tử - viễn thông và đồ điện gia dụng là mức độ tiêu chuẩn hóa cao, với những thông số kỹ thuật cho phép người mua đánh giá và so sánh các sản phẩm mà không cần phải giám định trực quan, nhóm hàng này sẽ tiếp tục chiếm ưu thế khi thâm nhập các kênh tiếp thị trực tuyến trong vòng vài năm tới. Về lĩnh vực dịch vụ, dẫn đầu về mức độ ứng dụng TMĐT hiện nay là các công ty du lịch, điều này cũng phù hợp với tính chất hội nhập cao và phạm vi thị trường mang tính quốc tế của dịch vụ này. Tiếp đến là dịch vụ vận tải giao nhận, với rất nhiều website công phu và có nhiều tính năng tương tác với khách hàng.

Mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp có website tăng nhanh, nhưng tính năng TMĐT của các website thì vẫn chưa được cải thiện. Đa phần website vẫn chỉ dừng ở mức giới thiệu những thông tin chung nhất về công ty và sản phẩm/dịch vụ, với giao diện đơn giản và các tính năng kỹ thuật còn rất sơ khai.

Bảng 10: Tính năng thương mại điện tử của các website doanh nghiệp năm 2005

Tỷ lệ website có các tính năng TMĐT

Giới thiệu về công ty Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ Giao dịch TMĐT

99,6% 93,1% 32,8%

(Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2005, Phần 2, Trang 8)

Trong số những website có tính năng hỗ trợ giao dịch TMĐT này, 82% thuộc về các công ty kinh doanh dịch vụ (du lịch, vận tải giao nhận, quảng cáo, thương mại).

87,6% số doanh nghiệp có website cho biết đối tượng họ hướng tới khi thiết lập website là các tổ chức và doanh nghiệp khác; còn những doanh nghiệp chú trọng tới đối tượng người tiêu dùng chiếm tỷ lệ thấp hơn: 65,7%. Như vậy, phương thức giao dịch B2B vẫn là lựa chọn chiếm ưu thế đối với doanh nghiệp khi triển khai ứng dụng TMĐT, dù mới chỉ ở bước đầu.

Một trong những tiêu chí giúp đánh giá chất lượng và tính chuyên nghiệp của một website là cường độ cập nhật thông tin trên đó. Tuy nhiên, số liệu dưới đây cho thấy doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhìn nhận đúng mức về vai trò của trang web như một kênh giao tiếp và tương tác thường xuyên với khách hàng; do đó chưa có sự đầu tư đúng mức về nguồn lực cũng như thời gian để xây dựng, duy trì và khai thác website một cách thật hiệu quả.

Bảng 11: Tần suất cập nhật thông tin trên website của các doanh nghiệp năm 2005 Cập nhật hàng ngày; 28,76% Cập nhật hàng tuần; 17,60% Cập nhật hàng tháng; 13,73% Thỉnh thoảng; 39,91%

(Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2005, Phần 2, Trang 8)

Ngoài ra, theo thống kê 56,2% số doanh nghiệp tự quản trị website của mình và 43,8% 16ký hợp đồng với một nhà cung cấp dịch vụ web để làm việc này. Đây cũng là một trong những lý do giải thích cho việc thông tin và tính năng giao tiếp của các trang web còn nghèo nàn.

2.2. Các mô hình triển khai TMĐT trong doanh nghiệp 2.2.1 Về loại hình 2.2.1 Về loại hình

Những năm 2003, 2004 các website sàn giao dịch B2B (marketplace), các website rao vặt, các siêu thị trực tuyến B2C... đua nhau ra đời.

Tuy nhiên, các website này vẫn còn phát triển hạn chế, chưa có website nào thực sự phát triển đột phá vì nhiều nguyên do. Những mặt hàng được bán phổ biến trên mạng tại Việt Nam hiện nay gồm: hàng điện tử, kỹ thuật số, sản phẩm thông tin (sách điện tử, CD, VCD, nhạc...), thiệp, hoa, quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các dịch vụ ứng dụng TMĐT nhiều như: du lịch, tư vấn, CNTT, dịch vụ thông tin (thông tin tổng hợp, thông tin chuyên ngành...), giáo dục và đào tạo... Các doanh nghiệp cũng đã quan tâm nhiều hơn về việc lập website để giới thiệu thông tin, hỗ trợ marketing, bán hàng qua mạng...

Ngoài ra, còn có một số dịch vụ trực tuyến mới do những doanh nghiệp có tên tuổi triển khai.

Dịch vụ bƣu điện trực tuyến www.hnpt.com.vn của Bưu điện thành phố

Hà Nội đã mở ra một chức năng giao tiếp mới : cho phép khách hàng đăng ký dịch vụ lắp đặt điện thoại cũng như tra cứu tình trạng tiếp nhận yêu cầu trực tuyến. Thiết kế của tính năng này tuy còn đơn giản nhưng đã bước đầu thể hiện nỗ lực của Bưu điện Hà Nội trong việc đa dạng hóa các kênh tiếp xúc với khách hàng, nhằm tạo thuận lợi tối đa cho người sử dụng đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng.

Công ty Vận tải hành khách Đƣờng sắt Sài Gòn trong năm vừa rồi cũng đã thử nghiệm thành công và đưa vào triển khai trang web www.vetau.com.vn cho phép khách hàng đăng ký mua vé tàu trực tuyến.

Mặc dù chưa cho phép một giao dịch trực tuyến hoàn chỉnh gồm cả khâu thanh toán cũng như xác nhận giao vé, nhưng trang web này đã cho thấy thành công bước đầu của Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Sài Gòn trong việc ứng dụng TMĐT để cải thiện dịch vụ cho khách hàng.

Khai hải quan điện tử

Hải quan là một trong những ngành đầu tiên có ứng dụng tích cực công nghệ thông tin trong việc cung cấp dịch vụ công, cụ thể là thực hiện các thủ tục hải quan. Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng thử, từ đầu năm 2005 Tổng cục Hải quan bắt đầu chuẩn bị cho việc triển khai khai hải quan điện tử. Ngày 20/6/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 149/2005/QĐ-TTg cho phép Tổng cục Hải quan thí điểm triển khai thủ tục hải quan điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Ngày 19/7/2005, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 50/2005/QĐ-TBC quy định Quy trình thủ tục hải quan điện tử.

(Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2005, Phần 1)

Lộ trình triển khai thủ tục hải quan điện tử như sau:

 Giai đoạn 1 (năm 2005): Triển khai thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Hải quan Hải Phòng. Lựa chọn doanh nghiệp đáp ứng một số điều kiện như: tự nguyện đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử, minh bạch trong tài chính, không vi phạm pháp luật hải quan quá 1 lần trong thời gian 1 năm gần nhất, ...

 Giai đoạn 2 (từ 1/1/2006 đến 30/8/2006): Mở rộng triển khai cho 6 Cục Hải quan có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn gồm Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hà Nội, Quảng Ninh.

 Giai đoạn 3 (từ 1/9/2006 đến 28/2/2007): Mở rộng số các đơn vị hải quan và số lượng doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, đồng thời mở rộng phạm vi áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Bước đầu, hải quan điện tử được đánh giá là sẽ tạo điều kiện để phát triển TMĐT và ứng dụng CNTT trong xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, việc triển khai hải quan điện tử cũng còn một số khó khăn. Sau một thời gian thực hiện, mới chỉ có 150 tờ khai hải quan được thông quan điện tử. Việc khai báo hải quan điện tử vẫn chỉ thí điểm ở Cục Hải quan TP.HCM, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, với một số lượng doanh nghiệp rất ít. Giao dịch, thủ tục chủ yếu vẫn được giải quyết theo kiểu thủ công. Theo Tổng cục Hải quan, cả nước hiện có 98 máy soi (92 máy cố định, 6 di động) chủ yếu sử dụng trong việc kiểm tra hành lý tại các sân

bay ở Hà Nội, TP.HCM. Tuy nhiên, trong đó chỉ có 51 máy hoạt động hiệu quả, 11 máy sử dụng ít hiệu quả,... và có đến 24 máy chờ thanh lý17. Những khó khăn của thông quan điện tử bao gồm: kỹ thuật (phần mềm chưa tính hết các trường hợp phát sinh trong thực tế, chưa có hệ thống dự phòng, sao lưu nên hoạt động bị gián đoạn khi mất điện, các cửa khẩu chưa được lắp đặt máy tính kết nối với hệ thống khai điện tử, sử dụng đường truyền tốc độ thấp), hiệu quả (chưa có quy định về ủy quyền khai điện tử).

Vì vậy, để hải quan điện tử thực sự phát huy hiệu quả, ngành hải quan còn cần phối hợp với các cơ quan như công an, thuế, quản lý thị trường, giao thông. Việc đưa mã số quản lý mặt hành và tính thuế hàng hóa xuất nhập khẩu cũng sẽ giúp thủ tục hải quan điện tử trở nên thuận tiện hơn cho cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp.

Tổng cục Thuế đã có kế hoạch về đăng ký và kê khai thuế qua mạng sau khi chính thức đưa vào hoạt động trang web của Tổng cục tại địa chỉ www.gdt.gov.vn. Hoạt động này sẽ giúp nâng cao đáng kể chất lượng và hiệu quả công tác hỗ trợ doanh nghiệp của Tổng cục Thuế, giúp ngành thuế trở nên sâu sát hơn với các đối tượng nộp thuế.

2.2.2. Về phương thức giao dịch

a. B2C

Trong vài năm qua, số lượng website TMĐT B2C ở Việt Nam không ngừng tăng. Vào thời điểm cuối tháng 12/2004 ước tính có 17.500 website doanh nghiệp18, trong số này rất nhiều là các website theo định hướng B2C. Tuy nhiên, số lượng website kinh doanh TMĐT B2C một cách thật sự chuyên nghiệp cho đến nay vẫn chưa nhiều. Nhìn vào kết quả hoạt động của những công ty này thì có thể thấy tiềm năng phát triển của mô hình kinh doanh TMĐT B2C tại Việt Nam là đáng khả quan.

Theo kết quả bình chọn các website TMĐT hàng đầu tại Việt Nam do Vụ TMĐT kết hợp với Hội Tin Học Việt Nam thực hiện 6 tháng đầu năm dựa trên

17

nhiều tiêu chí : thông tin về liên hệ và giới thiệu chủ trasng web; thông tin về quy chế và hướng dẫn sử dụng; cơ chế xác nhận giao dịch; chính sách bảo vệ thông tin cá nhân và giải quyết tranh chấp, tốc độ truy cập và các dịch vụ tư vấn hỗ trợ khách hàng...10 website B2C hàng đầu ở Việt Nam19 là :

www.megabuy.com.vn www.vdctravel.vnn.vn www.vnet.com.vn www.btsplaza.com.vn www.tienphong-vdc.com.vn http://vdcsieuthi.vnn.vn www.golmart.com.vn www.golbook.com www.chibaoshop.com www.sinhcafe.com.vn

Đặc trưng của các website B2C ở Việt Nam là :

 Các mặt hàng bán trên các website B2C tập trung vào hàng điện tử (tin học, đồ gia dụng, điện lạnh, điện thoại di động), sách báo, văn phòng phẩm, quà tặng, hoa tươi, thời trang, tour du lịch, vé máy bay…

 Các hình thức thanh toán tương đối đa dạng từ trả tiền mặt, điện chuyển tiền, thanh toán qua người vận chuyển, thẻ thanh toán nội địa và quốc tế, thẻ hội viên…

 Đa số các website chưa chú trọng đến các quy định bảo mật thông tin cho khách hàng.

 Rất ít website quan tâm đến hình thức quảng cáo cho chính website của mình.

 Một số ít công ty bán hàng do mình tự sản xuất ra, đa số là kinh doanh thương mại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b.C2C

Trong vài năm gần đây, một số website xây dựng theo mô hình TMĐT C2C cũng đã xuất hiện ở Việt Nam, chủ yếu dưới 2 hình thức website rao vặt và

website đấu giá. Do yêu cầu kỹ thuật không phức tạp và đòi hỏi về trình độ TMĐT đối với người tham gia cũng không lớn, các website rao vặt phát triển với tốc độ khá nhanh, cả về số lượng trang web cũng như lượng thông tin đăng trên từng trang. Đây là những website thông tin về các loại hàng hóa và dịch vụ cần bán, cần mua, đi cùng với một số tiện ích như tìm kiếm, tư vấn tiêu dùng...Tuy nhiên, Các website hầu hết không chú trọng tới các quy định sử dụng cũng như chính sách bảo vệ thông tin cho các cá nhân đăng tin.

Theo kết quả bình chọn, 5 website C2C hàng đầu ở Việt Nam20 là:

www.chodientu.com www.heya.com.vn www.1001shoppings.com www.saigondaugia.com www.aha.com.vn c.B2B

Giao dịch TMĐT B2B ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được thực hiện thông qua các sàn TMĐT B2B tổ chức theo hình thức Cổng thông tin về cơ hội giao thương hoặc Trung tâm thương mại. Thông qua những sàn giao dịch TMĐT này, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin về các đối tác tiềm năng, tìm kiếm cơ hội giao thương và giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài. Năm 2005, số lượng sàn TMĐT B2B của Việt Nam vẫn ổn định ở mức trên dưới 20, với đa phần là những website đã xây dựng và hoạt động từ những năm trước. Do tính năng hỗ trợ giao dịch trực tuyến chưa cao, các sàn TMĐT này hiện mới chỉ dừng ở mức các website thông tin xúc tiến thương mại, chứ chưa thực sự là những công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp triển khai TMĐT B2B ở tầm chuyên nghiệp. Các website B2B tuy hình thức chuyên nghiệp nhưng đa số các tính năng chưa mở rộng như tính năng đấu giá, đấu thầu... do vậy còn ít thành viên tham gia. Phần lớn các website do các tổ chức quản lý, duy trì.

Theo kết quả bình chọn, 5 website B2B hàng đầu ở Việt Nam 21hiện nay là:

www.ecvn.gov.vn www.vnemart.com www.gophatdat.com www.vietoffer.com

www.thuonghieuviet.com

Với đường lối phát triển và chiến lược hoạt động tương đối bài bản, Cổng TMĐT quốc gia ECVN www.ecvn.gov.vn là mô hình triển khai TMĐT B2B quy mô lớn đầu tiên ở Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế của Việt Nam, tạo môi trường thuận lợi để phát triển thương mại trong nước hứa hẹn một tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai.

2.3. Một số loại hình thương mại dịch vụ đặc thù

Năm 2005 là năm khởi sắc của một số loại hình dịch vụ thương mại điện tử đặc thù như thương mại di động, dịch vụ giải trí trực tuyến, dịch vụ đấu giá trực tuyến, v.v… Không chỉ tăng về số lượng các nhà cung cấp và đa dạng hóa về loại hình dịch vụ, thị trường này còn cho thấy triển vọng lớn về doanh thu với sự mở rộng nhanh chóng các dịch vụ thu phí. Ngoài ra, việc một hãng đầu tư tầm cỡ quốc tế là Quỹ đầu tư IDG Venture Việt Nam (IDGVV) chọn Việt Nam để đầu tư cho loại hình dịch vụ còn tương đối mới mẻ này đã cho thấy tiềm năng phát triển mạnh của dịch vụ TMĐT tại Việt Nam trong tương lai.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử việt nam các giải pháp phát triển bền vững (Trang 66)