I. Thực trạng hạ tầng cơ sở cho phát triển TMĐT ở Việt Nam
1.2.2. Viễn thông
Theo Viện Chính sách và chiến lược bưu chính - viễn thông, Bộ Bưu chính - Viễn thông, tính đến hết năm 2005, tổng số máy điện thoại trên toàn mạng lên 15,779 triệu máy (trong đó riêng VNPT có 13,289 triệu máy), tăng 5,480 triệu thuê bao so với năm 2004, đạt mật độ gần 19,01 máy/100 dân. Số thuê bao di động tiếp tục tăng mạnh và đã chiếm 57% tổng số điện thoại. Trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng miền, năm 2005 là năm đã đạt mục tiêu 100% số xã trên cả nước có điện thoại. Mạng bưu chính nước ta tính đến năm 2005 có 17.269 điểm phục vụ, tăng 2.544 điểm so với năm 2004, trong đó có 7.534 điểm Bưu điện Văn hoá xã, 2.397 điểm có Internet. Bán kính phục vụ bình quân của các điểm Bưu điện Văn hoá xã giảm xuống còn 2,49 km, đạt tỷ lệ bình quân cao nhất so với các nước trong khu vực. Trên toàn quốc cũng đã xây dựng được 14 điểm truyền báo. Tỷ lệ xã trong cả nước có báo đến trong ngày đạt 90,9%.6
5
Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2005
6
Bảng 1: Thị phần thị trƣờng thông tin di động
( Nguồn: báo cáo TMĐT VN năm 2005, Trang 43 )
Hiện nay đã có 6 nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động được cấp phép là MobiFone, VinaPhone, S-Fone, Viettel, EVN Telecom và Hà Nội Telecom. Việc xuất hiện thêm hai doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động (092 của Hà Nội Telecom và 096 của EVN Telecom), cùng với mạng 098 của Viettel đã tạo nên một cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp dịch vụ di động, đồng thời giúp khách hàng có nhiều lựa chọn.
Cạnh tranh đã góp phần làm giá cước viễn thông giảm rõ rệt, giúp nhiều đối tượng có mức thu nhập khác nhau trong xã hội có thể tiếp cận các dịch vụ viễn thông, mặt khác, cạnh tranh góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động nhanh chóng ứng dụng công nghệ mới. Ví dụ: EVN Telecom đang thử nghiệm dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao qua đường điện; VMS đã khai thác công nghệ GPRS (2,5G) từ năm 2004 và chuẩn bị chuyển sang hoạt động theo công nghệ GSM thế hệ thứ 3 (3G); Viettel chuẩn bị triển khai ứng dụng công nghệ EDGE với tốc độ truyền dữ liệu lớn. Các dịch vụ giá trị gia tăng của Viettel sẽ được cung cấp dựa trên mạng thông minh (IN). Dự kiến đến 2006, Viettel sẽ triển khai 3G theo hướng WCDMA.
Thêm vào đó, Chính phủ vừa ra quyết định yêu cầu Bộ Bưu chính Viễn thông ngừng cấp phép mạng di động cho Đài Truyền hình Việt Nam cũng như mọi đơn vị khác, nhằm phát huy hiệu quả đầu tư và đảm bảo chất lượng dịch vụ của 6 mạng hiện nay.
Mạng thế hệ mới (NGN - Next Generation Network) đã bước đầu được khai thác hiệu quả. Được kết hợp từ 3 mạng cơ bản là viễn thông, truyền thông
VNPT, 91.84%
VP Telecom, 0.59%
Vishipel, 0.27% Hanoi Telecom,
0.08% SPT, 2.95% Vietel, 4.26% VNPT Vietel SPT VP Telecom Vishipel Hanoi Telecom
và Internet, NGN hỗ trợ mọi phương thức truyền tải thông tin (âm thanh, số liệu, hình ảnh) và dịch vụ (điện thoại, truyền số liệu, Internet, phát thanh, truyền hình, giải trí qua mạng, điều khiển từ xa...). Ưu điểm của NGN là có thể thực hiện nhanh nhiều dịch vụ mới trên cùng một cơ sở hạ tầng duy nhất, băng thông rộng, với với giá cước thấp, cho phép nâng tối đa hiệu suất sử dụng đường truyền, cung cấp khả năng bảo mật thông tin tối ưu và giảm chi phí vận hành. Ngày 9/11/2005, VNPT và đối tác là Công ty Shin Satellite Plc (Thái Lan) đã chính thức khánh thành trạm cổng VSAT-IP/IPSTAR quốc tế đầu tiên tại Việt Nam. Đây là giải pháp mạng băng rộng thế hệ mới sử dụng hệ thống vệ tinh IPSTAR, tạo ra khả năng mới để phổ cập dịch vụ viễn thông và Internet tới nông thôn, vùng sâu, vùng xa.