Giải pháp đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử việt nam các giải pháp phát triển bền vững (Trang 89)

II. Các giải pháp phát triển bền vững TMĐT ở Việt Nam

2.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được về tầm quan trọng của TMĐT, tuy nhiên còn lúng túng trong việc triển khai cụ thể hoặc có tâm lý trông chờ vào sự hướng dẫn, hỗ trợ từ phía Nhà nước. Doanh nghiệp cần nhận thấy rằng triển khai TMĐT là hoạt động để giúp chính doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, việc triển khai TMĐT khó có thể rập khuôn theo các mô hình có sẵn. Do vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu, nghiên cứu và tự xác định cho mình được phương thức ứng dụngTMĐT phù hợp với quy mô doanh nghiệp, loại hình kinh doanh, trình độ cán bộ và khả năng tài chính của mình. Trên cơ sở kế hoạch ứng dụng TMĐT đã có, doanh nghiệp cần đầu tư thích đáng về nguồn lực con người và tài chính để triển khai từng bước hay từng giai đoạn của quy trình TMĐT.

Dưới đây là một số giải pháp đối với các doanh nghiệp để góp phần thúc đẩy TMĐT phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu trong thời gian tới

a. Các doanh nghiệp chủ động tìm hiểu, xác định phƣơng thức ứng dụng TMĐT thích hợp và có kế hoạch, đầu tƣ thích đáng

Trong TMĐT, cạnh tranh rất mãnh liệt và gay gắt, đơn giản vì chi phí đầu tư không cao, hầu như công ty nào cũng có thể áp dụng TMĐT. Khi bắt đầu tham gia vào TMĐT, các doanh nghiệp có thể tham khảo các bước triển khai TMĐT đã được trình bày ở chương I. Hơn nữa, để có thể thành công trong TMĐT, các doanh nghiệp nên ghi nhớ những điều sau:

Đối với các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguyên tắc đầu tiên của quá trình bán hàng trực tuyến là phải bán đúng mặt hàng mà người mua cần.

Trên thực tế , không phải tất cả các mặt hàng đều phù hợp cho việc bán hàng trực tuyến, bên cạnh đó cũng đã có rất nhiều mặt hàng đã đạt đến điểm bão hòa trong lĩnh vực TMĐT. Do vậy doanh nghiệp cần phải cân nhắc mô hình kinh doanh của mình và nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh cẩn thận trước khi đưa vào vận hành. Cách tốt nhất là phát triển những sản phẩm mang tính độc chiêu.

Nguyên tắc thứ hai là lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp.

Không phải hình thức quảng cáo nào cũng đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần phải tìm ra các hình thức quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách có trọng điểm hơn.

Bên cạnh đó mỗi doanh nghiệp cần phải có chiến lược tổng thể cho các kênh phân phối của mình. Cụ thể là khi doanh nghiệp phát triển TMĐT không có nghĩa là bỏ qua các cơ hội quảng cáo cho kênh phân phối thực. Tất cả các kênh đều đóng góp vào sự phát triển của TMĐT trong chiến lược kinh doanh đa kênh. Các bản tin qua email, các phòng chat, các trang web, các banner và các tạp chí in có thể là những kênh quảng cáo thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ. Một trong những cách quảng cáo thành công nhất là trên các công cụ tìm kiếm ví dụ như Google. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải chọn những từ khóa tối ưu nhất để đảm bảo thông tin về doanh nghiệp hiện lên ở trang nhất của những trang tìm kiếm, gây sự chú ý của khách hàng.

Sát nhập các doanh nghiệp với nhau là một cách rất quan trọng trong việc thúc đẩy TMĐT phát triển.

Các doanh nghiệp lớn như Amazon và Ebay đang đi theo hướng này. Các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể làm theo hướng đó. Khâu đầu tiên trong quá trình xây dựng mối quan hệ sát nhập là việc xác định các đối tác tiềm năng sẽ đem lại cho doanh nghiệp lợi ích lớn nhất. Trong đó cần quan tâm đến trang web của đối tác. Việc có các trang web có khối lượng giao dịch lớn cũng rất quan trọng.

Để marketing tốt, doanh nghiệp có thể phải đầu tư nhân lực am hiểu về marketing truyền thống và marketing qua mạng. Hoặc tiết kiệm hơn, doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ marketing qua mạng trọn gói

Chất lượng website tốt, cập nhật thông tin nội dung thường xuyên, tốc độ truy cập nhanh

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp góp phần rất lớn vào sự thành công của doanh nghiệp trong TMĐT

Doanh nghiệp cần có ít nhất một nhân viên phụ trách việc giải đáp thắc mắc của khách hàng tiềm năng một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng.

Chiến lược kinh doanh đúng đắn, nhân sự có chuyên môn về TMĐT như kỹ thuật, marketing qua mạng, phục vụ khách hàng qua mạng, nội dung, nghiên cứu thị trường online v.v...

Nói tóm lại, bí quyết để thành công trong lĩnh vực TMĐT là luôn làm cho khách hàng chú ý và quan tâm đến trang web.

b. Phát triển cơ sở hạ tầng CNTT và viễn thông cho TMĐT

Mặc dù không có những thay đổi đột biến, nhưng hạ tầng viễn thông và Internet tiếp tục được cải thiện là một cơ sở tốt cho phát triển thương mại điện tử. Cho đến nay, dung lượng kết nối Internet quốc tế tăng gấp hai lần so với năm 2004, số lượng người dùng Internet đạt 11,94% dân số, lưu lượng thông tin trao đổi trong nước tăng gấp 4 lần cho thấy rõ bước tiến trong lĩnh vực này.

Việt Nam có sự chuyển biến nhanh là do chỉ số mức sử dụng công nghệ của Việt Nam, đặc biệt là khối doanh nghiệp và Chính phủ, chuyển biến rất tốt trong năm qua. Tuy nhiên, một số yếu tố môi trường nền tảng, đặc biệt là môi trường cạnh tranh còn yếu kém.

Tuy hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông có tiến bộ, nhưng các quốc gia khác cũng có bước tiến tương tự nên so với thế giới, chúng ta vẫn đứng ở mức thấp về các chỉ số kết nối của nền kinh tế, mức độ sẵn sàng cho TMĐT.

dụng CNTT, trong những năm tới, ngành công nghệ thông tin - truyền thông cần có bước đột phá mạnh hơn nữa, giúp cho người dân có thể tiếp cận dịch vụ công nghệ thông tin một cách nhanh, rẻ, từ đó giúp TMĐT trở thành một hoạt động bình thường đối với người dân và doanh nghiệp.

Các mục tiêu định tính là: Nhân rộng ứng dụng, hoàn thành xa lộ thông tin quốc gia, chuyên nghiệp hóa nguồn nhân lực, đánh bại mọi âm mưu phản động trong CNTT và các cuộc chiến tranh điện tử. Mục tiêu định lượng là tốc độ phát triển 25-30% của ngành CNTT.

Chiến lược CNTT ở nhiều nước đã thất bại do người ta đồng nhất nó với một danh mục ước mơ. Điều quan trọng là Việt Nam phải có những giải pháp và hành động cụ thể. Do vậy, có thể đề ra các giải pháp phát triển chung cho CNTT- Viễn thông như sau:

 Phải nhanh chóng hiện đại hóa mạng thông tin quốc gia như một kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng, xây dựng siêu xa lộ thông tin quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ứng dụng và phát triển CNTT, Internet , đồng thời đảm bảo được tốc độ và chất lượng cao, giá cước rẻ.

 Phát triển mạng Internet quốc gia, phát triển mạnh các ứng dụng trên Internet băng rộng: giáo dục từ xa, ngân hàng điện tử, TMĐT …

 Nhà nước phải có những chính sách thúc đẩy cạnh tranh cho mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông và Internet.

 Coi phát triển CNTT là một hướng ngành mũi nhọn, một cách đi tắt đón đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.

 Nhà nước phải tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất và gia công phần mềm, hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại phát triển, có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho CNTT.

 Khuyến khích các tập đoàn CNTT đa quốc gia vào Việt Nam. Có thể thấy, CNTT và truyền thông, đặc biệt là Internet đã được thừa nhận là công cụ quan trọng cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng thực tế vẫn có nhiều doanh nghiệp chưa coi việc tin học hóa các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp là nhân tố thiết yếu để nâng cao sức cạnh tranh

của mình và là nhân tố nền tảng cho chiến lược phát triển kinh doanh dài hạn. Rất ít doanh nghiệp sử dụng các phần mềm chuyên nghiệp khi tham gia TMĐT như quản lí quan hệ khách hàng, quản lí hệ thống phân phối, lập kế hoạch nguồn lực. Các doanh nghiệp Việt Nam nghĩ về TMĐT vẫn còn quá đơn giản , chỉ là việc thiết kế trang web, cập nhật thông tin, tìm kiếm thông tin trên mạng… mà chưa nhận thức được rằng , ứng dụng TMĐT cần tin học hóa hầu hết các hoạt động nghiệp vụ trong nội bộ doanh nghiệp. Do vậy, song song với nhóm giải pháp đề ra cho Nhà nước về phát triển hạ tầng CNTT, có một số giải pháp đối với các doanh nghiệp như sau:

 Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần chỉ đạo trực tiếp việc ứng dụng CNTT, TMĐT của doanh nghiệp, muốn vậy cần hiểu thấu đáo về TMĐT, không nên tin tưởng đến mức giao phó hết cho các nhà CNTT. Qua điều tra cho thấy ở doanh nghiệp, tổ chức nào mà có lãnh đạo ý thức và quan tâm tới việc ứng dụng, phát triển CNTT thì doanh nghiệp đó sẽ thu được những kết quả khả quan hơn.

 Doanh nghiệp phải dung hòa hai yếu tố CNTT và thương mại của người quản lí. Vì nếu nhà quản lí doanh nghiệp hoặc cán bộ phụ trách CNTT của doanh nghiệp có nguồn gốc từ công nghệ, rất có khả năng người đó sẽ coi trọng phần công nghệ. Đây là hiện tượng phổ biến tại nhiều doanh nghiệp, đặc biệt tại các nền kinh tế kém phát triển. Ngược lại, nếu nhà quản lí xuất thân từ lĩnh vực thương mại, không có ý thức phát triển ứng dụng CNTT thì sẽ dẫn tới việc coi thường công nghệ. Cả hai xu hướng đều không có lợi cho doanh nghiệp.

 Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch, một chiến lược ứng dụng CNTT, TMĐT một cách nghiêm túc, cần tham khảo, học hỏi từ các doanh nghiệp khác, các tổ chức thương mại…tránh hiện tượng làm theo phong trào.

c. Phát triển hệ thống thanh toán hiện đại

Ngân hàng đóng vai trò tạo ra cơ sở cho TMĐT: ngân hàng thực hiện việc khuyến khích, vận động khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng và cung cấp cho khách hàng phương tiện để thực hiện TMĐT như khả năng xử lý trực tuyến, các

loại thẻ thanh toán, séc chuyển tiền... mà khách hàng sử dụng trong TMĐT không thể tiến hành TMĐT mà không có các khả năng và công cụ này.

Tự thân ngân hàng cũng tham gia thương mại điện tử thông qua các sản phẩm, tiện ích ngân hàng điện tử: các dịch vụ truy vấn thông tin tự động qua hệ thống ngân hàng qua điện thoại, ngân hàng qua Internet; các sản phẩm dịch vụ trực tuyến như đăng ký sản phẩm, thanh toán hóa đơn, đăng ký và thanh toán các khoản vay.

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành CNTT, đã làm thay đổi to lớn trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng truyền thống, và theo xu thế đó các ngân hàng ngày nay sẽ phải áp dụng một cách nhanh chóng và triệt để các ứng dụng thương mại điện tử. Việc đưa các sản phẩm dịch vụ TMĐT vào ngân hàng sẽ làm đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng truyền thống, mở ra nhiều cơ hội mới, khả năng cạnh tranh mới.

Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến qua một cổng thanh toán ở nước ngoài hay sử dụng các dịch vụ như dịch vụ chuyển tiền của Western Union. Tuy nhiên trong tương lai TMĐT đặt ra những yêu cầu cấp thiết phải hiện đại hóa ngân hàng. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không đổi mới công nghệ, hiện đại hóa thì sẽ không giúp cho TMĐT phát triển mà chính bản thân mình sẽ bị mất dần thị trường khi quá trình hội nhập đang đến gần.

 Giải pháp đầu tiên là phổ biến các loại thẻ tín dụng. Các ngân hàng nên liên kết với nhau để cấp chung một loại thẻ tín dụng nội địa.

 Hiện đại hóa hệ thống thanh toán để cung cấp cho khách hàng nhiều loại dịch vụ: Mobile - Banking, khách hàng có thể thực hiện giao dịch qua điện thoại di động; khách hàng nhận được tin nhắn thay đổi số dư trực tuyến với Home - Banking; khách hàng là các công ty, doanh nghiệp có thể lập các ủy nhiệm chi, chuyển khoản online ngay tại cơ quan mình.

 Hợp tác với các đơn vị truyền thông mạng có uy tín tại Việt Nam để hình thành các kênh thanh toán trực tuyến

 Các ngân hàng cùng phối hợp để xây dựng các nguyên tắc chung thống nhất phục vụ cho giao dịch TMĐT.

 Tăng tiềm lực tài chính, tăng vốn điều lệ, giải quyết nợ tồn đọng, lành mạnh hóa tổ chức, cơ cấu lại nguồn vốn hợp lí để mở rộng hoạt động và đầu tư phát triển.

 Coi công nghệ là chìa khóa của sự phát triển và là nền tảng cơ sở quan trọng cho việc tái cấu trúc thành công hoạt động ngân hàng. Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ khách hàng, đặc biệt là hệ thống quản lí mối quan hệ khách hàng, cho phép xử lí trực tuyến thông qua các lệnh phân phối ngân hàng điện tử. Phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện đại như tiền điện tử, thẻ điện tử, giao dịch điện tử… và triển khai rộng rãi ứng dụng home banking, internet banking…

Tuy nhiên, phát triển hệ thống thanh toán điện tử hiện đại không có nghĩa là các ngân hàng và doanh nghiệp chỉ tập trung đầu tư cho công nghệ hiện đại mà quên đi nhiệm vụ đảm bảo an toàn, chống gian lận cho việc thanh toán qua mạng trong giao dịch trực tuyến. Chỉ khi kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ hiện đại và an toàn giao dịch thì TMĐT mới thực sự phát triển.

Mọi người thường cho rằng khách hàng là người gặp nhiều rủi ro khi giao dịch trực tuyến nhưng trên thực tế chính nhà kinh doanh lại là nạn nhân của các quá trình thanh toán thẻ tín dụng trên Internet. Quá trình giao dịch trên Internet không phải là quá trình giao dịch trực tiếp mặt đối mặt nên đây cũng là nguyên nhân tạo điền kiện thuận lợi cho kẻ trộm dễ dàng hoạt động. Hiện nay có một số phương pháp bảo vệ khỏi gian lận khi thanh toán thẻ như sử dụng chữ ký trên kỹ thuật tạo ảnh ba chiều và thậm chí là cả hình ảnh của chủ thẻ nhưng cũngkhông phải giải pháp khả thi vì người bán không có cơ hội tận mắt nhìn thấy thẻ và kiểm tra chữ ký của người mua.

Một số giải pháp cho doanh nghiệp trong việc chống gian lận trong giao dịch như sau:

AVS). Hệ thống này so sánh địa chỉ của khách hàng ghi trên hoá đơn của nhà phát hành thẻ với địa chỉ trên đơn đặt hàng của họ để đảm bảo rằng khách hàng là chủ thẻ hợp pháp. Đồng thời kiểm tra phần mềm hay các thiết bị xử lý có hỗ trợ AVS không. AVS ra đời nhằm giúp các nhà kinh doanh trực tuyến tránh gặp phải lừa đảo.

Kiểm tra các đơn đặt hàng có địa chỉ email miễn phí. Khi kẻ

trộm lấy được số thẻ tín dụng và địa chỉ họ cần thì họ thường sử dụng địa chỉ email không ai có thể phát hiện được. Do vậy rất khó cho doanh nghiệp trong việc kiểm tra tính xác thực của đơn đặt hàng.

Kiểm tra website của khách hàng nếu có thể để xác định địa chỉ

URL (Uniform Resource Locations) trên domain của email mà khách hàng gửi

tới bằng cách đơn giản đưa "www" vào trước phần thứ hai của điạ chỉ email.

Đảm bảo rằng các phần mềm duyệt web, an ninh mạng, diệt

virus và chống spam (thƣ rác) của công ty luôn luôn được cập nhật.

Giao cho một ngƣời có trách nhiệm xem xét các thông báo của

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử việt nam các giải pháp phát triển bền vững (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)