Thực trạng thanh toán điện tử

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử việt nam các giải pháp phát triển bền vững (Trang 57 - 60)

I. Thực trạng hạ tầng cơ sở cho phát triển TMĐT ở Việt Nam

1.3 Thực trạng thanh toán điện tử

Theo Cục Công nghệ thông tin ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước (hoạt động từ tháng 5/2002) đến nay đã có lượng thanh toán trung bình là 12.000-13.000 món/ngày với số tiền là 8.000 tỷ đồng/ngày. Hệ thống đã kết nối thanh toán cho 232 chi nhánh tổ chức tín dụng và 50 ngân hàng thương mại đã tham gia hệ thống này. Thông qua đó, các chi nhánh tổ chức tín dụng tại các tỉnh, thành phố lớn cơ bản

đã sử dụng phương thức thanh toán điện tử để thanh toán giữa các tổ chức tín dụng và phục vụ thanh toán cho khách hàng.

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng, thanh toán đang là một trong những trở ngại lớn cho những giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng hoặc giữa người tiêu dùng với nhau. Điều này càng trở nên rõ ràng khi những vấn đề về hạ tầng công nghệ và pháp lý đã có những bước tiến đủ đáp ứng điều kiện cho thanh toán điện tử, nhưng cho đến nay hình thức thanh toán này vẫn chưa thể thực hiện tại Việt Nam.

Lý do chính của việc chưa thực hiện được thanh toán điện tử là việc chưa thiết lập được cổng thanh toán trực tuyến (payment gateway) kết nối các ngân hàng với nhau và với các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế. Không chỉ có các ngân hàng, mà nhiều doanh nghiệp cũng quan tâm tới việc xây dựng cổng thanh toán trực tuyến và cho biết khả năng kỹ thuật hiện nay đã cho phép làm được, tuy nhiên vẫn cần phải có sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước trong khi Ngân hàng Nhà nước chỉ xem xét việc này sau khi Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng được ban hành (dự kiến trong nửa đầu năm 2006).

Các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến cũng chưa thể mở tài khoản thu tiền thanh toán từ thẻ (merchant account) tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Chính vì vậy, người tiêu dùng (cả Việt Nam và nước ngoài) chưa thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán cho các món đồ mua tại các website bán hàng của Việt Nam.

Trong bối cảnh thẻ tín dụng chưa được sử dụng rộng rãi và chưa được các ngân hàng chấp nhận cho thanh toán trực tuyến, các website bán hàng đã phải tính đến những phương thức khác nhau để đa dạng hóa cách thanh toán, tạo thuận lợi cho khách hàng, ví dụ như chuyển khoản qua ngân hàng, chuyển khoản qua máy ATM, gửi tiền qua bưu điện, chuyển tiền qua hệ thống chuyển tiền quốc tế. Một số doanh nghiệp như www.chodientu.com cũng tính đến việc phát hành các thẻ mua hàng trả trước như một giải pháp thay thế. Với cách này, doanh nghiệp phát hành các thẻ cào có mệnh giá cố định (50.000 đồng, 100.000 đồng, 200.000 đồng) tương tự như thẻ trả trước trong dịch vụ Internet hay điện thoại di động, người tiêu dùng mua thẻ này

khi cần thanh toán cho món hàng mua trên website bán hàng chỉ cần nhập số thẻ và mật mã đi kèm là coi như đã thanh toán xong. Số tiền chưa dùng hết trong thẻ vẫn có giá trị để thanh toán cho những lần mua tiếp theo.

Đa số các ngân hàng lớn đều đã phát hành các loại thẻ thanh toán, chủ yếu là thẻ ghi nợ nội địa. Một số ngân hàng làm đại lý phát hành cho các loại thẻ tín dụng quốc tế phổ biến như Visa, MasterCard, American Express. Thẻ ghi nợ hiện là loại hình thẻ có tốc độ gia tăng cao nhất. Điều này phù hợp với tâm lý người Việt là muốn kiểm soát chặt chẽ chi tiêu của mình, chỉ chi dựa trên số tiền mình có trong tài khoản, không mạo hiểm chi quá tay theo hình thức "vay trước, trả sau" của thẻ tín dụng.

Các ngân hàng cũng lắp đặt nhiều máy rút tiền tự động (ATM). Tính đến tháng 10/2005, cả nước có 1.864 máy ATM12. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng

phát hành thẻ chưa liên kết với nhau thành một hệ thống nên thẻ của ngân hàng này phát hành không sử dụng được tại máy ATM của ngân hàng khác. Do vậy dẫn đến tình trạng tại cùng một địa điểm nhưng phải có vài máy ATM của từng ngân hàng khác nhau. Điều này cho thấy thị trường thẻ Việt Nam vẫn còn trong tình trạng phân tán và chưa thể phát huy sức mạnh thực sự trong thời gian tới.

Thêm vào đó, số lượng các điểm thanh toán thẻ (POS) hiện nay quá ít so với số thẻ đã phát hành và nhu cầu của người dùng (cả nước chỉ có 11.209 đơn vị chấp nhận thẻ với 9.463 máy đọc thẻ)13. Trong khi chức năng chính của thẻ là

thanh toán thì đa số người tiêu dùng hiện nay chỉ dùng thẻ để rút tiền mặt tại các máy ATM, từ đó dẫn đến hiểu sai chức năng của thẻ. Các địa điểm có lượng giao dịch đòi hỏi thanh toán nhiều như siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng hiện nay vẫn chưa có các máy đọc thẻ được trang bị tại tất cả các quầy thu ngân do đó khách hàng vẫn gặp khó khăn khi muốn trả tiền bằng thẻ. Các ngân hàng cần có nỗ lực rất lớn để gia tăng số điểm chấp nhận thẻ, đồng thời tuyên truyền cho các chủ thẻ biết khả năng ứng dụng của thẻ khi mua hàng tại các địa điểm đó.

Gần đây, dịch vụ Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking, Mobile Banking và Home Banking cũng được các ngân hàng giới thiệu khá rầm rộ. Tuy nhiện những tiện ích của dịch vụ này còn nhiều hạn chế, chỉ cho phép xem số dư tài khoản và thông tin giao dịch, chưa thể thanh toán hoá đơn trên web. Nhiều chủ thẻ có giá trị tài khoản lớn vẫn lo ngại vì mức độ bảo mật và an toàn của các dịch vụ này ở Việt nam chưa đảm bảo.

Do hệ thống ngân hàng trong nước chưa chấp nhận thanh toán trực tuyến nên các giao dịch thanh toán cho TMĐT đều thực hiện thông qua các tài khoản đặt tại ngân hàng nước ngoài. Năm 2005, doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam đạt 130 triệu USD, doanh số thanh toán đạt tới 600 triệu USD. Theo số liệu của Visa, trong 12 tháng từ 6/2004 đến 6/2005, đã có 33.969 giao dịch thương mại điện tử được thực hiện thông qua các thẻ Visa phát hành tại Việt Nam với trị giá giao dịch là 5.741.119 USD14. Tất cả các giao dịch này đều được

trả cho các website bán hàng của nước ngoài.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử việt nam các giải pháp phát triển bền vững (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)