Một số kinh nghiệm phát triển TMĐT trên thế giới

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử việt nam các giải pháp phát triển bền vững (Trang 37)

TMĐT có mặt ở khắp mọi nơi, một số nước được coi là những người đi tiên phong, và một số nước khác lại phát triển rất chậm chạp.Theo thống kê của tổ chức thông tin kinh tế EIU thì nguyên nhân thể hiện ở mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT ở các nước. "Mức độ sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử" được hiểu là

doanh thông qua Internet. Đây là một khái niệm bao gồm một loạt các nhân tố, từ mức độ thâm nhập của điện thoại đến bảo mật trên mạng và bảo vệ tài sản trí tuệ.

Các nước phương tây, đặc biệt là Bắc Âu có tốc độ phát triển TMĐT nhanh không chỉ vì hạ tầng cơ sở viễn thông và sự phổ biến của điện thoại di động, mà còn vì có chính sách mạnh mẽ của chính phủ và môi trường kinh doanh tốt.

Nước Mỹ được đánh giá là thị trường dẫn đầu về TMĐT nhờ trình độ hiểu biết về Internet đã dần trở thành một yếu tố không thể tách rời vǎn hoá thương mại. Không có một nước nào đạt được mức độ hoạt động kinh doanh điện tử hàng ngày như ở Mỹ. Nước Mỹ luôn có số điểm cao nhất các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử (như là các dịch vụ tư vấn và công nghệ thông tin; và các giải pháp công nghệ nền cho thương mại điện tử nhằm làm cho các hoạt động kinh doanh trực tuyến trở nên thuận tiện hơn) cũng như trong lĩnh vực vǎn hoá và xã hội (những lĩnh vực được coi là có mức độ đổi mới trong kinh doanh). Điều đó cũng lý giải tại sao Singapore và Hồng Kông là thị trường viễn thông có sức cạnh tranh lớn nhất thế giới và nằm trong danh sách các nước được trang bị về công nghệ thông tin tốt nhất.

Chính phủ có một tác động rất to lớn. Kinh doanh qua Internet chỉ có thể phát triển mạnh khi chính phủ có một chiến lược rõ ràng để phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, đó không phải là yếu tố duy nhất. Thành công của TMĐT phụ thuộc vào một khung luật pháp chắc chắn có thể bảo vệ được tài sản cá nhân và khuyến khích được các nhà đầu tư.

Sáu tiêu chí được tổ chức thông tin kinh tế EIU đánh giá để có thể phát triển TMĐT là:

Khả nǎng kết nối và cơ sở hạ tầng công nghệ (chiếm 25% mức độ

đánh giá)

Môi trường kinh doanh (chiếm 20% mức độ đánh giá)

Khách hàng và sự chấp nhận kinh doanh thương mại điện tử (chiếm 20% mức độ đánh giá)

Cơ sở hạ tầng vǎn hoá và xã hội (chiếm 15% mức độ đánh giá)

Các dịch vụ hỗ trợ trực tuyến (chiếm 5% mức độ đánh giá)

Chính phủ Việt nam đang tập trung toàn bộ nỗ lực cho phát triển TMĐT. Việc tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên phong về TMĐT sẽ giúp cho Việt Nam rất nhiều trong việc phát triển TMĐT trong thời gian tới.

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TMĐT Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử việt nam các giải pháp phát triển bền vững (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)