Qui định về thủ tục đầu tư của Lào

Một phần của tài liệu Thủ tục đăng ký và thẩm tra dự án đầu tư theo pháp luật đầu tư ở Việt Nam (Trang 37 - 41)

- Đăng ký theo thủ tục tư pháp

1.3.3.Qui định về thủ tục đầu tư của Lào

Thủ tục xin đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư có mục đích đầu tư trong ngành kinh tế qui định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật khuyến khích đầu tư trong nước, phải làm đơn theo mẫu in của Uỷ ban khuyến khích và quản lý đầu tư kèm theo các tài liệu như: bản sao sổ hộ khẩu, lý lịch trích ngang của nhà đầu tư, bản thoả thuận kinh tế công nghệ hoặc kế hoạch hoạt động kinh doanh, thông tin về kinh doanh nếu là doanh nghiệp, hợp đồng hợp tác đầu tư trong trường hợp hợp danh rồi gửi lên Uỷ ban khuyến khích đầu tư xem xét, đồng thời nộp đơn xin đầu tư lên Bộ thương mại.

Sau khi nhận được đơn và hồ sơ, Uỷ ban khuyến khích và đầu tư trong nước, Bộ thương mại xem xét, đánh giá và trả lời bằng cách ký với nhà đầu tư trong thời hạn như sau:

-Đối với hoạt động kinh doanh liên quan đến việc hưởng quyền Uỷ ban khuyến khích đầu tư phải có thông báo không quá 30 ngày, còn hoạt động kinh doanh khác không quá 20 ngày

- Nhà đầu tư trong nước đã nộp đơn tới Uỷ ban khuyến khích đầu tư trong nước nếu đủ điều kiện sẽ được cấp giấy chứnh nhận đầu tư, giấy đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế tại đây.

- Nhà đầu tư trong nước đã nộp đơn lên Bộ thương mại nếu đủ điều kiện sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế tại Bộ thương mại, sau đó sẽ được coi là doanh nghiệp hợp pháp, trong vòng 90 ngày doanh ngiệp phải tiến hành hoạt động đầu tư của mình, nếu không thực hiện và không có lý do chính đáng thì giấy chứng nhận sẽ bị huỷ bỏ.

Thủ tục đầu tư nước ngoài phức tạp hơn, theo qui định đơn xin đầu tư gồm hai loại:

- Đơn xin đầu tư trong biên lai kinh doanh khuyến khích hoặc dự án không liên quan đến việc xin nhượng quyền của Cộng hoà dân chủ nhân dân

Lào hoặc quyền liên quan đến tài nguyên thiên nhiên nhưng không có ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ và văn hoá của đất nước.

- Đơn xin đầu tư trong biên lai kinh doanh mở nhưng phải có điều kiện hoặc dự án liên quan với việc xin nhượng quyền của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hoặc quyền liên quan đến tài nguyên thiên nhiên nhưng không có ảnh hưởng đến môi trường sức khoẻ và văn hoá của đất nước.

Trong việc lập đơn xin đầu tư dựa theo mục đích của nhà đầu tư phải bao gồm những tài liệu sau:

+ Đơn xin đầu tư + Nội qui công ty

+ Hợp đồng kinh doanh (đối với doanh nghiệp hợp doanh)

+ Bản thoả thuận kinh tế công nghệ hoặc kế hoach hoạt động kinh doanh

+ Tài liệu chứng nhận tổ chức hoặc hoàn cảnh tài chính

Đơn và các tài liệu phải nộp cho Bộ khuyến khích đầu tư kiểm tra, Bộ khuyến khích đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận tính chính xác của các tài liệu cho nhà đầu tư trong thời hạn 3 ngày. Sau đó nhà đầu tư gửi đơn xin Bộ nghiên cứu xem xét để tiến hành trong các bước tiếp theo của hoạt động đầu tư.[10]

Kết luận chương 1

Đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế là chìa khoá của sự thành công trong quá trình phát triền nền kinh tế xã hội, đặc biệt trong công cuôc cách mạng công nghiệp hoá hiện đại hoá và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ.

Để thu hút hoạt động đầu tư trong nước và ngoài nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước thì môi trường đầu tư phải thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong đó chính sách pháp luật về đầu tư sẽ thể hiện được sự thu hút hay cản trở các nhà đầu tư. Bởi vì, khi tiến hành các hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư phải hoạt động trong một không gian và thời gian địa điểm cụ thể, mà ở đó có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, chi phối hoạt động đầu tư trong đó có một yếu tố hết sức quan trọng đó chính là pháp luật về đầu tư.

Pháp luật về đầu tư của Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển. Từ sự tách bạch điều chỉnh giữa hoạt động đầu tư trong nước với hoạt động đầu tư nước ngoài đến sự thống nhất điều chỉnh hoạt động đầu tư nói chung không phân biệt nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài, đã tạo sự bình đẳng cho các nhà đầu tư đặc biệt là sự yên tâm của các nhà đầu tư nước ngoài được thể hiện cụ thể trong Luật đầu tư 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành như:

+ Trình tự thủ tục Đăng ký và Thẩm tra dự án đầu tư đã được qui định thống nhất, áp dụng chung cho hoạt động đầu tư trong nước, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.

+ Thủ tục đầu tư đã được qui định tại Chương VI Luật đầu tư 2005, với mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính trong quản lý đầu tư theo hướng mở rộng phân cấp và đơn giản hoá thủ tục, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận tiện cho nhà đầu tư, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả và thống nhất trong quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư.

Chương 2

Một phần của tài liệu Thủ tục đăng ký và thẩm tra dự án đầu tư theo pháp luật đầu tư ở Việt Nam (Trang 37 - 41)