Một số qui định riêng đối với nhà đầu tư trong nước và nước ngoà

Một phần của tài liệu Thủ tục đăng ký và thẩm tra dự án đầu tư theo pháp luật đầu tư ở Việt Nam (Trang 51 - 54)

- Đăng ký theo thủ tục tư pháp

2.1.3. Một số qui định riêng đối với nhà đầu tư trong nước và nước ngoà

ngoài

Luật đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP qui định: đối với nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư trong nước có thể tiến hành việc đăng ký kinh doanh theo qui định của Luật doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và thực hiện thủ tục đầu tư theo qui định của Luật đầu tư một cách độc lập.

Tuy nhiên, trong trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu thực hiện thủ tục đầu tư đồng thời với thủ tục đăng ký kinh doanh thành lập tổ chức kinh tế, Luật đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP cho phép nhà đầu tư có thể thực hiện đồng thời hai thủ tục, nhưng nhà đầu tư phải nộp hồ sơ đăng ký hoặc thẩm tra dự án đầu tư và hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trong trường hợp này sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư có trách nhiệm sao gửi giấy chứng nhận đầu tư cho các cơ quan liên quan theo qui định của pháp luật về đăng ký kinh doanh. Giấy chứng nhận đầu tư này cũng đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với những tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì Luật đầu tư không yêu cầu tổ chức đó phải thành lập tổ chức kinh tế mới mà chỉ cần làm thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đó.

Như vậy, điểm khác biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên thực hiện dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế sẽ là:

- Đối với nhà đầu tư trong nước: Việc đăng ký để thành lập doanh nghiệp có thể được thực hiện độc lập, tách rời với việc đăng ký dự án đầu tư và sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Khi đầu tư vào dự án cụ

thể, nhà đầu tư trong nước sẽ thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đó.

- Đối với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam: Việc đăng ký để thành lập doanh nghiệp phải gắn liền với dự án đầu tư đã được xác định và thực hiện theo thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư, và sẽ được cấp giâý chứng nhận đăng ký đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư sẽ đồng thời được coi là giấy chứng nhận đý kinh doanh.

Theo qui định này, thì thực tế áp dụng sẽ nảy sinh một số bất cập cụ thể là:

Thứ nhất: Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư là hai Luật luôn đi đôi với nhau để điều chỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp như: thành lập doanh nghiệp, tổ chức quản lý doanh nghiệp, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp…Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hai Luật trên, doanh nghiệp gặp phải nhiều vướng mắc. Việc một số qui định trong hai luật mâu thuẫn và chồng chéo nhau làm cho doanh nghiệp lúng túng trong quá trình hoạt động của mình. Như chúng ta đã biết phạm vi điều chỉnh của Luật doanh nghiệp là việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp; còn phạm vi điều chỉnh của Luật đầu tư là hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh. Rõ ràng phạm vi điều chỉnh về nguyên tắc thì hoàn toàn tách bạch nhưng khi đi vào chi tiết cụ thể thì lại chồng chéo nhau. Cụ thể là liên quan đến vấn đề hoạt động doanh nghiệp, đáng lẽ ra Luật đầu tư chỉ cần điều chỉnh việc cấp giấy chứng nhận đầu tư nhằm xác nhận ưu đãi mà dự án được hưởng, nhưng trên thực tế Luật đầu tư lại điều chỉnh cả việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp bằng một qui định: “ giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Như vậy Luật đầu tư đã điều chỉnh cả việc thành lập một doanh nghiệp, lấn sân Luật doanh nghiệp, tạo ra những vướng mắc rất khó giải quyết, chẳng hạn như một doanh nghiệp

có giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quyền thay đổi đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh được hay không? bởi vì trong con mắt của Luật doanh nghiệp thì những doanh nghiệp trên chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Rõ ràng là việc không tách bạch thẩm quyền của hai Luật này đã dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp. phải chăng khi soạn thảo hai Luật ta đã không xem xét đến những vướng mắc của doanh nghiệp khi thực hiện hai luật .

Thứ hai: Luật đầu tư còn phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài: Nhà đầu tư trong nước phải xin dự án đầu tư theo Luật đầu tư và phải thành lập tổ chức kinh tế theo Luật doanh nghiệp; còn nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần có giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau khi nhận được giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư cũng không vì thế mà cắt đuôi được những giấy phép khác như: giấy phép xây dựng, giấy phép của cơ quan quản lý đất đai, giấy phép của cơ quan quản lý môi trường và các giấy phép khác liên quan đến hoạt động của dự án đầu tư đó.. Vậy, giấy phép đầu tư không thay thế được các loại giấy phép trên, thì thử hỏi doanh nghiệp cần giấy chứng nhận đầu tư để làm gì? Cứ theo nguyên tắc mà nói thì đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư tức là đã đủ điều kiện để đầu tư, tức là tất cả các điều kiện về đầu tư đó đều đã hợp pháp. Vậy tại sao lại buộc nhà đầư phải xin các loại giấy phép khác. Quản lý nhà nước về đầu tư trong trường hợp này theo Tôi là chưa thống nhất.

Thứ ba; là trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiến hành đăng ký dự án đầu tư mới thì sẽ xin giấy chứng nhận đầu tư theo thủ tục dự án đầu tư trong nước hay thủ tục dự án đầu tư nước ngoài? Có quan điểm cho rằng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam, được công nhận có tư cách pháp nhân Việt Nam. Do vậy việc xin giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp này

sẽ theo thủ tục đầu tư trong nước. Nhưng có quan điểm ngược lại cho rằng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù có tư cách pháp nhân Việt Nam nhưng thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài do vậy các doanh nghiệp này không được coi là doanh nghiệp trong nước (ví dụ: khác với doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện tại vẫn bị hạn chế trong việc tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ phân phối hàng hoá trong lãnh thổ Việt Nam..) và các dự án đầu tư của doanh nghiệp này sẽ phải tuân theo thủ tục đầu tư của dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Luật đầu tư cũng không qui định rõ ràng, tuy nhiên, khoản 4 Điều 29 Luật đầu tư qui định “ nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện đầu tư như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn điều lệ trên” căn cứ vào đó có thể xác định là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh trong đó nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 51% vốn điều lệ trở lên khi thực hiện dự án đầu tư mới sẽ coi là nhà đầu tư nước ngoài; trong trường hợp còn lại sẽ coi là nhà đầu tư trong nước.

Một phần của tài liệu Thủ tục đăng ký và thẩm tra dự án đầu tư theo pháp luật đầu tư ở Việt Nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)