Giải pháp thực hiện việc Đăng ký và Thẩm tra dự án đầu tư theo Luật đầu tư hiện nay.

Một phần của tài liệu Thủ tục đăng ký và thẩm tra dự án đầu tư theo pháp luật đầu tư ở Việt Nam (Trang 82 - 89)

- Đăng ký theo thủ tục tư pháp

3.2Giải pháp thực hiện việc Đăng ký và Thẩm tra dự án đầu tư theo Luật đầu tư hiện nay.

Luật đầu tư hiện nay.

Như đã trình bày ở Chương 2 về thực trạng của việc Đăng ký và Thẩm tra dự án đầu tư theo Luật đầu tư 2005, có rất nhiều bất cập của Luật đầu tư liên quan đến thủ tục đầu tư khi áp dụng trong thực tế khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các nhà đầu tư trong nước “ nản lòng” khi muốn đầu tư. Trong xu hướng hội nhập kinh tế hiện nay, môi trường pháp lý có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước vì vậy chúng ta cần đơn giản hoá thủ tục qui trình đầu tư, công khai các kế hoạch phát triển kinh tế, thực hiện thủ tục một của đơn giản, với những hướng dẫn cụ thể tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, qui định rõ chức năng nhiệm vụ quyền

hạn của từng cơ quan trong vấn để xúc tiến đầu tư tại một văn bản pháp luật thống nhất. Để tạo cơ hội thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư ở Việt Nam, đồng thời khắc phục những bất cập về thủ tục Đăng ký và Thẩm tra dự án đầu tư hiện nay, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện Luật đầu tư 2005 đối với vần đề Đăng ký và thẩm tra dự án đầu tư.

3.2.1 Qui định về điều kiện đăng ký và thẩm tra dự án đầu tư trong nước và dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

* Thống nhất qui định các điều kiện đăng ký thẩm tra các dự án đầu tư nói chung vào một văn bản chung: Ví dụ: “ Các qui định về điều kiện đăng ký thẩm tra đối với dự án đầu tư”. Trên quan điểm thống nhất điều kiện đầu tư chính là các điều kiện kinh doanh cụ thể được qui định trong các Luật chuyên nghành. Bởi vì, hiện nay, các điều kiện đầu tư hay kinh doanh được qui định tại nhiều văn bản pháp lý chuyên nghành khác nhau và cả trong các cam kết quốc tế của Chính Phủ Việt Nam trong mở cửa thị trường. Do vậy, cần có một văn bản pháp luật chung xác định thống nhất danh mục cấm đầu tư, kinh doanh và danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện cũng như các điều kiện tương ứng cụ thể, kể cả các điều kiện được qui định trong cam kết quốc tế của Chính Phủ Việt Nam thì sẽ không chỉ giúp nhà đầu tư dễ dàng tìm hiểu và đáp ứng các điều kiện mà còn giúp cơ quan đăng ký đầu tư nắm bắt đầy đủ các yêu cầu, điều kiện của dự án đầu tư khi thực hiện thủ tục thẩm tra dự án đầu tư hay hay cấp các giấy phép kinh doanh.

* Bỏ các qui định về lĩnh vực đầu tư có điều kiện trong Luật đầu tư 2005 (Điều 29), thực hiện theo các điều kiện đầu tư qui định tại pháp luật chuyên nghành hoặc cam kết quốc tế.

* Bỏ thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước. Như vậy, vừa có lợi cho cơ quan Nhà nước quản lý về đầu tư lại vừa có lợi cho các chủ đầu tư, cụ thể là:

+ Về phía nhà nước

Sẽ giảm bớt được bộ máy cồng kềnh, giảm bớt được chi phí thời gian và tiền bạc của nhà nước trong khi đó cơ quan quản lý nhà nước vẫn có thể nắm được hoạt động của doanh nghiệp qua báo cáo hằng năm.

+ Về phía các chủ đầu tư

- Đầu tư là công việc thường xuyên của Doanh nghiệp, nếu nhất cử nhất động về đầu tư của doanh nghiệp lại phải đăng ký, xin chấp thuận đầu tư thì sẽ gây rất nhiều phiền phức cho doanh nghiêp. Việc quy định dự án đầu tư trong nước cũng phải đăng ký đầu tư giống như dự án đầu tư nước ngoài làm phát sinh thủ tục, không phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính. Thật sự, trong thực tiễn không có sự phân định rõ ràng đâu là hoạt động kinh doanh thông thường, đâu là hoạt động đầu tư. Trên thực tế, đa phần các hoạt động đầu tư đều thực hiện thông qua chủ thể chính là các loại hình doanh nghiệp, nếu không có các quy định của Luật Đầu tư thì nhà nước vẫn có thể quản lí các hoạt động này thông qua các quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, đặc biệt là các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp theo định kì hằng năm. Theo các văn bản pháp Luật Đầu tư trước đây, chúng ta không hề quy định việc đăng kí kinh doanh đối với chủ đầu tư trong nước, việc Luật Đầu tư 2005 quy định thêm các thủ tục này đối với nhà đầu tư trong nước nhằm mục đích tạo lập sự bình đẳng đã làm phức tạp hóa thêm các quy trình, thủ tục. Hơn nữa, các dự án đầu tư chỉ là các ý định, đề xuất của nhà đầu tư mà chưa phải là hiện thực. Do đó, con số thống kê mà Nhà nước có thể thu được từ các mẫu đăng ký đầu tư (về số lượng dự án, quy mô vốn, các lĩnh vực đầu tư...) khó có

thể phản ánh đúng thực tế hoạt động đầu tư. Hiệu quả quản lý (dù chỉ là về thống kê) là không đạt được. Sẽ nguy hiểm hơn nếu các thống kê không sát thực tế này được cơ quan Nhà nước sử dụng để điều tiết nền kinh tế. Mặt khác, thủ tục đăng ký, dù rất đơn giản, vẫn tạo ra những chi phí (về thời gian, tiền bạc) cho các nhà đầu tư. Đối với Nhà nước, chi phí duy trì cơ sở vật chất và nguồn nhân lực để tiếp nhận các mẫu đăng ký đầu tư là không nhỏ. Thật sự, hàng năm, ở Việt Nam có rất nhiều dự án đầu tư nhưng cũng có thể chỉ có vài chục phần trăm các dự án đó có hiệu quả. Và sẽ rất khó khăn cho các thanh tra đầu tư vì khó có thể kiểm soát hết những dự án đầu tư này. Đối với các nhà đầu tư trong nước, điều quan trọng nhất để họ yên tâm đầu tư là sự mở cửa của Nhà nước đối với thị trường mà Doanh nghiệp nhà nước hoặc các đơn vị nhà nước khác đang nắm độc quyền, là sự đảm bảo rằng quyền tự do kinh doanh của họ không bị các cơ quan nhà nước tuỳ tiện can thiệp, là cần một hành lang pháp lý thông thoáng và rõ ràng, là theo hướng nhà đầu tư được quyền làm mọi thứ mà pháp luật không cấm.

- Doanh nghiệp sẽ đảm bảo được bí mật đầu tư kinh doanh của mình * Qui định dự án đầu tư trong nước không phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư vì đối với những dự án từ 15 tỷ đồng trở lên thì phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc thực hiện đăng ký đầu tư các dự án đầu tư trong nước sẽ đơn giản hơn so với qui định hiện hành (là phải thẩm tra và cấp giấy chứng nhận đầu tư).

* Đối với những dự án đầu tư phải thẩm tra theo điều kiện mà Luật đầu tư 2005 qui định, nhiều chủ đầu tư để không mất thời gian tiền bạc vào việc thẩm tra đã chia nhỏ dự án đầu tư sao cho tổng vốn đầu tư chưa đạt tới ngưỡng mà Luật đầu qui định phải thẩm tra với mục đích “lách luật”. Trong trường hợp này, đòi hỏi cơ quan quản lý về đầu tư phải nắm được quá trình

hoạt động đầu tư của các dự án này đồng thời phải có cách xử lý linh hoạt tìm hiểu sự liên quan của các dự án nhỏ lẻ này tìm ra những sơ hở để có cách xử lý kịp thời. Đồng thời, đối với những dự án quan trọng quốc gia không cần phải thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Bởi vì, theo quy định tại Nghị quyết số 66/2006,QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 về dự án quan trọng quốc gia đã quy dịnh rất cụ thể về các quy trình xây dựng, tiêu chí đánh giá, hồ sơ dự án,… của các dự án này. Đặc biệt, Điều 4 của Nghị quyết đã quy định khá cụ thể về thủ tục thẩm tra bởi các cơ quan của Quốc hội. Nhìn vào những quy định này có thể thấy, các dự án quan trọng này đã được thẩm tra rất chặt chẽ, vậy việc thẩm tra lại nhằm mục đích gì, rõ ràng, thiết lập sự bình đẳng, thống nhất về thủ tục giữa các loại hình dự án là cần thiết nhưng không có nghĩa là cào bằng và đưa ra các quy định vô bổ, không cần thiết. Mặt khác, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước ta, sự thông qua của Quốc hội sẽ không khác với giấy chứng nhận được cấp bởi cơ quan quản lí đầu tư theo Luật Đầu tư. Chính vì vậy, theo quan điểm của tác giả, quy định này là không cần thiết, chỉ làm phức tạp thêm các quy trình thủ tục mà không mang lại bất cứ hiệu quả gì.

* Ban hành kịp thời một số văn bản hướng dẫn thi hành những bất cập trong Luật đầu tư 2005 hoặc thông tư hướng dẫn Nghị định 108/2006/NĐ-CP * Qui định rõ hơn về thủ tục đầu tư theo hình thức sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.

* Đảm bảo tính thống nhất, tránh xung đột, giữa Luật đầu tư và luật liên quan về lĩnh vực địa bàn ưu đãi đầu tư, hướng qui định lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư thực hiện theo qui định của Luật đầu tư, mức ưu đãi đầu tư cụ thể thực hiện theo qui định pháp luật chuyên nghành.

* Khẩn trương ban hành một Luật để khắc phục nhược điểm, vướng mắc chồng chéo giữa các luật liên quan đến hoạt động đầu tư (Luật đất đai, Luật doanh nghiêp, Luật môi trường) lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư. Doanh nghiệp là đối tượng chủ yếu cần lấy ý kiến.

* Đảm bảo tính thống nhất của các văn bản điều chỉnh liên quan đến hoạt động đầu tư nói chung và thủ tục đăng ký và thẩm tra nói riêng, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho các đối tượng trực tiếp chịu sự điều chỉnh.

* Tiếp tục đẩy mạnh việc phân cấp quản lý, qui định rõ trách nhiệm của người có thẩm quyền ký, phê duyệt các dự án đầu tư. Phân cấp quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài. Trong thời gian tới chính phủ cần giao quyền tự chủ nhiều hơn cho các tỉnh, địa phương trong quản lý đầu tư nước ngoài, trong đó có việc nâng qui mô dự án đầu tư nước ngoài mà tỉnh thành phố có quyền phê duyệt. cần nghiên cứu thành lập một kênh đặc biệt (có thể gọi là hội đồng Đầu tư nước ngoài) liên cấp liên nghành bao gồm cả đại diện của chính phủ, các Bộ, các sở nghành để trực tiếp xem xét thẩm tra và quyết định. Đồng thời coi trọng công tác kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện công việc đầu tư và khi cần có thể điều chỉnh ngay tránh gây phiền hà và hiện tượng giữ chỗ có thể xảy ra.

* Qui định các điều kiện đáp ứng về năng lực và chuyên môn của các cán bộ nhà nước về quản lý đầu tư đối với lĩnh vực đăng ký và thẩm tra dự án đầu tư tránh hiện tượng lúng túng trong việc giải quyết công việc cũng như để tránh hiện tượng tiêu cực nhũng nhiễu theo kiểu “ hành các chủ đầu tư phải chạy sô” để đáp ứng thủ tục đầu tư như hiện nay..Cho nên cần phải chú trọng đội ngũ cán bộ và nguồn nhân lực kỹ thuật. Cần mạnh dạn gửi ra nước ngoài đào tạo và thuê các chuyên gia đầu nghành của nước ngoài vào làm việc ở những

khâu mà ta không đảm đương được (qui hoạch đô thị). Sử dụng cán bộ nguồn nhân lực trẻ, những sinh viên xuất sắc.

* Các Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất được cấp giấy chứng nhận - đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng đó không phải là cơ quan đăng ký kinh doanh vì vậy nên có một cơ quan đăng ký kinh doanh ở đó. Cần qui định bổ sung hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh tại tất cả các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất.

* Đặc biệt phải xác định cơ quan nhà nước nào điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh trong giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

* Vấn đề giám sát hậu kiểm dự án dưới 15 tỷ đồng, Nhà đầu tư không phải đăng ký đối với những dự án đầu tư trong nước, không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Hiện chưa có qui định về quản lý các dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư. Vì vậy cần phải qui định vào trong Luật việc Sở kế hoạch đầu tư phải có trách nhiệm giám sát đồng thời qui định những căn cứ để làm cơ sở cho việc giám sát đó.

* Dự án thuộc diện thẩm tra cũng phải qui định rõ là phải lấy ý kiến của sở ngành nào, thời gian cơ quan được hỏi ý kiến phải trả lời là bao nhiêu ngày.

* Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện không đưa ra điều kiện cụ thể đối với từng lĩnh vực mà chỉ đơn giản dẫn chiếu các điều kiện này theo các lĩnh vực chuyên ngành hoặc cam kết trong các điều ước quốc tế, khiến cơ quan Nhà nước ở các cấp có những cách hiểu khác nhau về điều kiện đầu tư, dẫn đến làm chậm quá trình xem xét và cấp giấy chứng nhận đầu tư.Việc tra cứu, áp dụng các điều kiện đầu tư theo qui định của Tổ chức Thương mại Thế giới là khó khăn đối với cơ quan và nhà đầu tư. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước

- Bộ tài chính - Bộ thương nghiệp - Bộ xây dựng - Bộ giao thông - Bộ văn hoá.. khẩn trương soạn thảo trình Chính Phủ các nội dung qui định về lĩnh vực dự án đầu tư và điều kiện của dự án đầu tư trong lĩnh vực đầu tư có điều kiện phù hợp với cam kết quốc tế, Luật đầu tư và Luật chuyên ngành.

* Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải công khai hoá các qui hoạch đã được phê duyệt để trên cơ sở đó các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có thể biết được chủ trương, chính sách, qui hoạch của Nhà nước để có định hướng đầu tư phù hợp. Điều này sẽ góp phần hạn chế tình trạng giấu giấy qui hoạch, kéo dài thời gian thẩm tra dự án đầu tư và từ đó góp phần xây dựng một môi trường đầu tư công khai, minh bạch, thu hút các nhà đầu tư vào Việt Nam thực hiện các dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Thủ tục đăng ký và thẩm tra dự án đầu tư theo pháp luật đầu tư ở Việt Nam (Trang 82 - 89)