- Đăng ký theo thủ tục tư pháp
2.5 Thực trạng việc Đăng ký và Thẩm tra dự án đầu tư trên địa bàn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Thứ nhất: Thủ tục đăng ký, thẩm tra các dự án trên địa bàn Hà nội đối với một số dự án xây dựng là quá sơ sài, không đáp ứng các điều kiện về thủ tục không tính đến hiệu quả khi thực thi dự án dẫn đến việc cơ quan quản lý
Nhà nước về đầu tư, phê duyệt dự án và cho phép đầu tư một cách tràn lan. Phải chăng,“ lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích của việc phát triển kinh tế xã hội”.
Theo báo cáo của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, hiện toàn thành phố có 744 đồ án qui hoạch, dự án đầu tư trên địa bàn, với qui mô diện tích mặt . Trong số 306 đồ án qui hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt, số còn lại đang lập trình thẩm định qui hoạch với qui mô 21.155ha. Trong số 438 dự án đã phê duyệt đầu tư, có 213 dự án đã có quyết định thu hồi đất, 193 dự án cơ bản đã hoàn thành các hạng mục xây dựng đi vào hoạt động. Bên cạnh những tác động tích cực về phát triển kinh tế xã hội thì việc triển khai các dự án nói trên đã và đang bộc lộ những hạn chế bất cập trên nhiều phương diện. Việc chưa có qui hoạch chung xây dựng cho từng vùng, liên vùng nên các dự án trong cùng một khu vực chưa gắn kết hỗ chợ nhau. Sự phân bổ các dự án thiếu tập trung, chưa hài hoà. Số dự án phát triển bất động sản, khu đô thị mới còn quá nhiều, sự kết nối, chia sẻ các công trình hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ và hợp lý…Đó là khu đô thị làng Cổ Việt của chủ đầu tư là Công ty Xây dựng và Thương mại HSTC tại La Phù, với qui mô diện tích 56ha, qui hoạch chi tiết 1/500 và dự án được phê duyệt cách nhau có 4 ngày và đều vào cuối tháng 7/2008 (trước thời điểm Hà tây sát nhập vào Hà nội). Khu đô thị An Thịnh do 3 Công ty CP Đầu tư Xây dựng Đông Dương làm chủ đầu tư, ngày 21/7/2008 được phê duyệt qui hoạch thì ngày 30/7/2008 đã được cho phép đầu tư xây dựng…Đây quả là những dự án “ siêu tốc độ” từ trước tới nay chưa hề thấy.[12]
Lãnh đạo huyện Hoài Đức cho biết, toàn huyện có diện tích 94,3 km2
nông thôn chiếm tới 93% nhưng chỉ hai năm trở lại đây tất cả các dự án đầu tư trên địa bàn huyện đã chiếm 5000ha đất, trong đó có 36 dự án khu đô thị và 20 dự
án khu nhà ở nhỏ lẻ; nhiều dự án được phê duyệt qui hoạch, chấp thuận đầu tư ngay trước thời hạn Hà Nội mở rộng chỉ ít ngày. Ví dụ như Khu đô thị Mai Linh tại Song Phương – Tiên Yên diện tích 139ha, được phê duyệt qui hoạch chi tiết 1/2000 ngày 16/6/2008 thì ngày 23/7/2008 đã được phê duyệt qui hoạch1/500 và chia nhỏ, trong đó Công ty TNHH Thống nhất được chia 3,62ha để lập qui hoạch chi tiết 1/500 khu nhà ở và biệt thự. Công ty CP Ô tô Xe máy Hà Nội và Công ty Cp tập đoàn tài chính Mêkông lập dự án khu nhà ở dịch vụ thương mại cao cấp Mekông – Vân Canh với qui mô13,27ha, phê duyệt qui hoạch ngày 14/7/2008 thì ngày 28/7/2008 đã được phê duyệt. Quả là “ siêu tốc”.
Thứ hai: Hiện nay có rất nhiều Doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn Hà nội than phiền về thủ tục đầu tư rất khó khăn. Họ cho rằng thủ tục đầu tư rườm rà đang làm nản lòng nhà đầu tư khi phải mất 24 tháng vất vả để xin giấy phép đầu tư cho dự án của mình. Có những dự án bất động sản phải trải qua 40 đến 50 con dấu, có con dấu phải mất cả năm trời mới được đóng. Đối với nhà đầu tư trong nước còn khó khăn như vậy thì đối với nhà đầư nước ngoài không biết sẽ khó khăn đến đâu. Việc xin giấy phép khó khăn thế có liên quan đến năng lực, đạo đức của một số cán bộ nhà nước quản lý về đầu tư hiện nay cũng là một trở ngại không nhỏ trong việc giải quyết thủ tục liên quan đến đầu tư Bất động sản ở Việt Nam, bởi không ít các thủ tục do các địa phương qui định bằng văn bản nhưng cũng có những loại thủ tục do chính cán bộ công chức đặt ra
Ông Frederich R. Burke, luật sư điều hành Công ty Baker $ McKenzie, cho rằng không phải Việt Nam thiếu luật mà ngược lại. Chỉ có điều cán bộ hành chính có mong muốn phục vụ hay không mà thôi. “Chúng tôi (nhà đầu tư)
không lo ngại các quan chức cao cấp, nhưng lo nhất là cấp dưới” ông Burke nói.
Về vấn đề này, Ông Trần Xuân Giá nguyên Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư cho rằng vướng mắc chính hiện nay là con người. Ông ví von rằng, “ con sâu làm rầu nồi canh” nhưng sâu hơi nhiều.
Ông Brett Ashton, Giám đốc điều hành Công ty Savills Việt Nam, cho rằng điều gì cũng có khó khăn và thuận lợi. Nhưng việc xin cấp phép đầu tư hay giấy phép xây dựng phải mất rất nhiều thời gian và rất chậm so với các nước trong khu vực. Ông Ashton cho rằng, tính minh bạch trong đầu tư cũng là một vấn đề. Nếu như ở Hồng kông hay Singapore, nhà đầu tư có thể đến gặp cơ quan chính quyền địa phương để tìm hiểu và nhận thông tin về các giấy phép đầu tư đã được cấp trong khi đó ở Việt Nam điều này là rất khó.
Tại thành phố Hồ Chí Minh: Có nhiều doanh nghiệp bức xúc về thủ tục đầu tư dự án nhà ở, ông Nguyễn Văn Đực- Phó giám đốc công ty TNHH địa ốc Đất Lành dẫn chứng qua hai trường hợp cụ thể. Đó là một dự án nhà ở tại phường 16, quận 8 thành phố Hồ Chí Minh, riêng thời gian thẩm tra qui hoạch mất gần ba năm rưỡi. Một dự án khác tại quận 12 kéo dài gần 1 năm rưỡi cho bước thoả thuận duyệt qui hoạch.
Hiện nay, thủ tục đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trên cả nước và trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đang gặp nhiều vướng mắc. Một số doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài phàn nàn về thủ tục xin cấp phép cho dự án, chuyển tiền ra và chuyển lợi nhuận về chỗ nào cũng vướng, trong khi đó dự án thì không thể chậm trễ, nhiều doanh nghiệp đã nản lòng và mong chờ một thay đổi mới.
Ông Văn Quang Cần, Kế toán trưởng Công ty TNHH hàng tiêu dùng Bình Tiên Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, cuối năm ngoái, công ty đã xúc tiến việc đầu tư sang Campuchia để mở rộng mạng lưới phân phối hàng hoá, với tổng vốn khoảng 300.000 USD. Tuy nhiên, công ty đang lo ngại thời gian xin cấp phép mất ít nhất 6 tháng.
Ông Phạm Văn Thanh, Giám đốc công ty Nhựa Sài Gòn cũng cho biết, công ty đã đầu tư sang Lào để sản xuất đồ nhựa dân dụng với số vốn 1,5 triệu USD và đã hoạt động tại Lào được 3 tháng. Song trước đây công ty cũng phải mất tới tròn 1 năm( cộng cả thời gian chờ cấp phép ở phía Lào) mới xin được giấy phép đầu tư.
Ông Phan Hữu Thắng - cục trưởng Đầu tư nước ngoài Bộ kế hoạch đầu tư cũng thừa nhận, qui trình thẩm tra cấp phép cho các dự án đầu tư ra nước ngoài còn nhiều chậm chễ. Tuy nhiên , ông cho rằng, một số dự án gặp khó khăn là do khả năng tài chính của doanh nghiệp hạn hẹp, hoặc là do những tác động về mặt chính trị. Chẳng hạn như dự án thăm dò và khai thác dầu khí tại Iraq gặp trở ngại là do chiến tranh Iraq, đến nay vẫn chưa được triển khai…Hơn nữa, công tác quản lý đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự án đầu tư ra nước ngoài chưa đầy đủ. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của các cơ quan trong việc quản lý các dự án đầu tư ra nước ngoài cũng còn hạn chế, chưa thành lập được đoàn khảo sát tại chỗ để đánh giá sâu hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Ông Thắng cho rằng, mối quan hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài với các doanh nghiệp còn lỏng lẻo nên khi có vụ việc tranh chấp xảy ra sẽ không tranh thủ được tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước.
Chương 3