CM…) Miền Đông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 30 - 34)

- Về mạng lưới phân phối: tính đến 31/12/2011, ACB có 280 chi nhánh và phòng

CM…) Miền Đông

Miền Đông (ĐN, BD, BR- VT…) 0 4 11 0 5 17 0 5 18 Tổng cộng 188 237 280

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2009, 2010 và 2011.

Mạng lưới chi nhánh của ACB đã được trải đều rộng khắp toàn quốc. Tính tới thời điểm 31/12/2011 thì ACB đã có 280 CN và PGD (xem bảng 2.8).

Các chi nhánh của ACB được bố trí ở hầu hết các vùng trọng điểm và trung tâm kinh tế của cả nước. Điều này nhằm mục đích tránh dàn trải nguồn lực và thực hiện chiến lược vết dầu loang sẽ có hiệu quả trong kinh doanh hơn là ôm đồm phục vụ tất cả KH tiềm năng – đây là điểm khác biệt với các NH đang phát triển khác. Số lượng chi nhánh hiện tại vẫn tập trung chủ yếu ở hai khu vực TP.HCM và Hà Nội.

Bảng 2.9: Số lượng CN-PGD của một số NH đến 31/12/2011 NH Số lượng (đơn vị) AGB 2.260 CTG 1.093 BIDV 635 STB 366 VCB 357 ACB 280 TCB 191 EIB 183 VPB 145 VIB 127 MB 109 HBB 71

Nguồn: SBV và số liệu thực tế do tác giả ghi nhận được.

Tuy nhiên, nếu so sánh với các NH khác, số lượng CN và PGD của ACB cũng vẫn còn rất khiêm tốn và chỉ đứng ở vị trí thứ 6 trong hệ thống NHTMCP (xem bảng 2.9).

kế hoạch năm 2011 ACB sẽ mở thêm khoảng 50 CN và PGD để phát triển mạng lưới chi nhánh nhằm phát huy lợi thế trong các DV NH bán lẻ đòi hỏi sự tiếp cận trực tiếp tới quảng đại quần chúng. Đây cũng là lợi thế và định hướng phát triển của các NHTMCP ở VN.

- Đánh giá khả năng cạnh tranh về mạng lưới chi nhánh của ACB, có 78,75% ý kiến cho rằng mạng lưới chi nhánh của ACB tốt và đánh giá khá 21,25% (xem câu 2, phụ lục 4). Như vậy, các ý kiến đều cho rằng mạng lưới chi nhánh của ACB hiện nay đang có khả năng cạnh tranh cao và có hiệu quả khi thực hiện chiến lược tập trung tại các trung tâm kinh tế lớn của VN.

Kênh 2: KPP tự động

Nhằm đảm bảo thời gian phục vụ KH 24/7, ACB triển khai thêm KPP tự động bên cạnh KPP truyền thống.

Bảng 2.10: Số lượng máy ATM và Điểm đặt máy ATM của NH khác có liên kết của ACB đến 31/12/2011.

Tiêu chí ACB STB TCB EAB VCB CTG

Điểm giao dịch ATM (đơn vị) 400 380 235 729 593 506 Điểm đặt ATM của NH khác

có liên kết (đơn vị) 4.580 4.321 4.466 9 4.108 4.195

Nguồn: Website của các NH ACB, STB, TCB, EAB, VCB, CTG.

Ngoài việc kết nối thành công với các tổ chức thẻ quốc tế như Visa, MasterCard và tổ chức chuyển mạch thẻ Banknetvn, ngày 03/8/2009, ACB tiếp tục thực hiện kết nối hệ thống máy ATM của ACB với hệ thống chuyển mạch Smartlink. Với việc kết nối này, tất cả các SP thẻ ghi nợ nội địa Smartlink của các NH thành viên (bao gồm VCB, TCB, EIB, ABB, VIB, MB,…) đều có thể rút tiền mặt và xem số dư tại tất cả các máy ATM của ACB trên toàn quốc một cách nhanh chóng, tiện lợi, mọi lúc mọi nơi, an toàn và bảo mật thông tin. Đến 31/12/2010, ACB có 400 điểm giao dịch ATM và 4.580 điểm đặt ATM của NH khác có liên kết (xem bảng 2.10).

những nỗ lực của ACB trong việc tạo thuận lợi tối đa cho KH trong việc giao dịch với NH thay vì chỉ có thể sử dụng thẻ tại máy ATM của NH phát hành, tuy nhiên, cũng giống như các NH khác, DV được cung cấp qua KPP tự động rất hạn chế, chủ yếu là nhận và rút tiền với số lượng nhỏ, chuyển khoản giữa các tài khoản cùng hệ thống… Ngoài ra, máy ATM của ACB vẫn chưa nhận tiền gửi tiết kiệm trực tiếp tại máy như một số NH khác.

Kênh 3: KPP điện tử (NH điện tử)

Đây là KPP phục vụ KH mọi lúc, mọi nơi thông qua hệ thống internet (ACB Online), điện thoại (Mobile Banking, tổng đài CallCenter). KPP điện tử giúp mở rộng tối đa thời gian và không gian phục vụ KH bên cạnh hai KPP truyền thống và tự động. Có thể thấy rằng, KPP điện tử cho phép ACB phục vụ KH mọi lúc và mọi nơi mà hệ thống viễn thông có thể phủ sóng được.

ACB Online đã cung cấp được các DV trực tuyến như:

- Các tiện ích liên quan đến sản phẩm thẻ (áp dụng riêng cho đối tượng KH cá nhân): đăng ký phát hành thẻ, khóa/mở thẻ tạm thời, thay đổi địa chỉ gửi thông báo giao dịch…

- Bán ngoại tệ cho ACB (áp dụng đối với KH cá nhân và DN): KH có thể chốt giá thỏa thuận hoặc giá tự động tùy vào thời điểm giao dịch.

- Tiền gửi Dynamic Online (áp dụng riêng cho đối tượng KH cá nhân): Linh động quản lý nguồn tiền của mình (rút tiền ra, gửi thêm tiền vào…); hưởng lãi suất cao nhất cho nguồn tiền nhàn rỗi; thiệt hại ít nhất khi cần rút tiền đột xuất.

- Tiền gửi đầu tư trực tuyến cho KH DN (eSaver): áp dụng cho các KH tổ chức. Đây là sản phẩm phục vụ cho KH tổ chức có tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn VND thông thường tại ACB, có đăng ký sử dụng DV ACB Online và có số dư tiền gửi cuối ngày lớn sẽ được hưởng lãi suất cao.

- CV đảm bảo bằng số dư tài khoản tiền gửi có kỳ hạn USD: áp dụng cho KH cá nhân có nhu cầu vay vốn nhằm mục đích tiêu dùng, có tài sản bảo đảm là số dư tài khoản "Tiền gửi USD linh hoạt - Online" mở trên ACB Online.

đến ngân hàng một lần để hoàn tất hồ sơ và nhận thư bảo lãnh.

Hiện tất cả các NHTM trong nước đang đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ để triển khai cung ứng DV cho KH qua KPP điện tử. Tuy nhiên, cho đến thời điểm 31/12/2010, chỉ một số ít NH như STB, VCB, EAB có cung cấp một trong các nhóm DV trực tuyến này như ACB. Việc sớm đưa KPP điện tử vào hoạt động đã tạo cho ACB có ưu thế trong việc thu hút thị phần của nhóm KH có nhu cầu sử dụng giao dịch điện tử. Số lượng giao dịch qua ACB Online hiện đang chiếm 21% tổng giao dịch toàn hệ thống giúp ACB tăng thu nhập và tiết kiệm được nguồn lực đáng kể.

Nhìn chung, KH khá hài lòng với hệ thống KPP nội bộ của ACB và đánh giá cao hơn so với một số NHTM khác về tính thuận tiện về địa điểm (3,81 điểm) và thời gian giao dịch (3,69 điểm). Lợi thế này của ACB cần được tiếp tục phát huy để duy trì KH trung thành và mở rộng đối tượng KH phục vụ.

b) Hệ thống KPP bên ngoài

Hệ thống KPP bên ngoài của ACB hiện nay khá đa dạng với quan hệ đại lý với 586 NH và tập đoàn tài chính trên thế giới; liên minh thẻ với Smartlink (gồm: VCB, NaviBank, SCB, SeABank, ABBank, TienPhongBank, VAB, GPBank, MB, VIB, Eximbank, VPBank, TCB, NH liên doanh Shinhanvina, NHTMCP Indovina, MaritimeBank, SouthernBank, ACB, Sacombank, BaoVietBank, HDBank, SHB, NASBank, OCB, NH Liên doanh VID Public, TinNghiaBank, Habubank, NH Ngoại thương Lào) và Banknet (gồm 15 thành viên: AGB, BIDV, CTG, Saigonbank, ACB, STB, MH Bank, ABBank, SeABank, OceanBank, Habubank, WesternBank, PGBank, NH Liên doanh Việt Nga, TRUSTBank).

Hiện nay, các liên minh thẻ cũng đã kết nối với nhau. Ví dụ, liên minh Smarlink và VNBC đã kết nối thành công và hiện tại đã giao dịch được trên các máy của các NH EAB, VCB, TCB, ABBank, EIB, MB, VIB.

KPP bên ngoài hiện nay còn một số điểm còn chưa hợp lý sau:

- Chủ yếu tập trung vào phát triển DV thẻ, ít hỗ trợ tích cực cho chiến lược “bán chéo” DV.

- Chưa hỗ trợ phát triển các SP khác như tiết kiệm, TD…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)