Nâng cao tính cạnh tranh của công cụ giá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 60 - 62)

CV Nội dung các bước Tần suất/thời gian

3.3.3 Nâng cao tính cạnh tranh của công cụ giá

công cụ cạnh tranh hiệu quả trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Nâng cao hiệu quả quản lý chi chí

- Cần có phần mềm xếp loại KH được cập nhật liên tục (thay vì chỉ cập nhật 6 tháng/lần như hiện nay) để nhân viên có thể theo dõi nhằm:

+ Cho KH được hưởng những ưu đãi mà theo chính sách hiện hành ACB dành cho họ. Điều này sẽ khuyến khích KH sử dụng nhiều DV của ACB để được nâng bậc xếp loại và hưởng nhiều ưu đãi hơn.

+ Phân phối thời gian bán hàng và chăm sóc KH hợp lý hơn. Bởi vì thời gian dành để chăm sóc cho 20% KH mang lại 80% thu nhập cho ACB khác với cho 80% KH mang lại 20% thu nhập cho ACB.

- Thu hút những KH có số dư tiền mặt lớn (từ 5 tỷ đồng) và thường xuyên để làm giảm chi phí HĐ vốn.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ vào hoạt động chuyên môn như cung cấp máy dập thẻ nhanh tại CN-PGD để khách hàng có thể lấy thẻ ngay mà không phải chờ 2- 5 ngày như hiện nay do thẻ được dập từ Trung tâm thẻ.

- Thiết kế các chương trình thống kê năng suất làm việc, từng bước tiến tới xây dựng năng suất trung bình cho từng vị trí công việc để có cơ sở khoa học đánh giá hiệu quả làm việc của từng nhân viên.

- Phát động phong trào tăng năng suất lao động trong toàn thể nhân viên. Nâng cao hiệu quả cạnh tranh của công tác định giá:

- Thiết lập phòng ban chuyên tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi từ thị trường để tham mưu cho Ban Tổng Giám Đốc trong việc hoạch định các chiến lược về giá. Hiện nay, giá thường do các phòng ban tác nghiệp đề xuất nên tính nhanh nhạy với thị trường không cao. Nguyên nhân là do các phòng ban tác nghiệp tập trung chủ yếu vào hoạt động tác nghiệp và không phải phòng ban nào cũng vận dụng hiệu quả chiến lược marketing.

- Cần nâng cao kỹ năng đàm phán và định giá cho nhân viên giao dịch với KH. Kỹ năng tổng hợp, phân tích và thuyết phục KH thấy những điểm lợi về giá khi giao dịch với ACB góp phần hạn chế ảnh hưởng của yếu tố tâm lý trong việc phán xét

tính cạnh tranh về giá của KH.

- Đối với chiến lược giá chung cho mọi đối tượng KH: cần áp dụng và công bố rộng rãi nhiều chiến lược về giá, đặc biệt là những chính sách giá khuyến khích KH tăng khối lượng giao dịch như lãi suất tiền gửi tiết kiệm bậc thang hay xây dựng và công bố chính sách giá cho các hạn mức giao dịch khác nhau để mọi KH đều biết nhằm hạn chế sự ra đi của các KH không có thói quen kiến nghị với NH.

- Đối với chiến lược giá cho từng KH: cần xây dựng một chính sách trọn gói cho từng KH. Việc xây dựng được chính sách giá riêng cho từng KH sẽ góp phần gia tăng mức độ đáp ứng các yêu cầu riêng chính đáng của KH. NH cần chủ động đề xuất cho KH thay vì để KH đề xuất trước. Do số lượng KH giao dịch rất lớn, NH cần xác lập các tiêu chí áp dụng chung cho toàn bộ hệ thống. Chuẩn hóa các tiêu chí sẽ hạn chế tác động tiêu cực do yếu tố cảm tính của nhân viên đề xuất gây ra. Các tiêu chí trên phải đảm bảo:

- Xác định rõ đối tượng cần được áp dụng chính sách giá riêng. - Xác định số lượng và khối lượng SP mà KH đang sử dụng, - Khả năng mở rộng quy mô sử dụng SP trong tương lai. - Đảm bảo tính linh hoạt với tình hình thị trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)