Tạo điều kiện tốt hơn nữa cho hoạt động của công ty

Một phần của tài liệu Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 107 - 111)

Tạo điều kiện cho một công ty ra đời chỉ là bước khởi đầu. Việc tạo điều kiện cho nó có thể tồn tại và phát triển còn có ý nghĩa quan trọng hơn

nữa. Chỉ khi nào công ty tồn tại và phát triển thì mục đích đầu tư mới đạt được và lợi ích cho xã hội mới phát sinh.

Chúng ta cần quan niệm một công ty ra đời như một cây trái mới trồng nếu chúng ta biết bảo vệ và chăm bón cho nó thì mỗi mùa mới thu được hoa trái, còn nếu nó vừa mới nảy mầm đã muốn súm lại cấu xé nó thì sẽ không thu được hoa trái lâu dài.

Tạo môi trường đầu tư tốt để mọi người mạnh dạn đầu tư kinh doanh đã khó, tạo điều kiện thuận lợi cho một doanh nghiệp ra đời cũng chỉ là bước đi ban đầu, mà để có một môi trường kinh doanh tốt với các điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển đem lại lợi ích thực sự cho xã hội mới là điều khó và phải phấn đấu lâu dài.

KếT LUậN

Công ty là hệ quả tất yếu của các hoạt động sống của con người. Nó được tạo lập nên bởi sự góp vốn của một hay nhiều người. Góp vốn thành lập công ty mang lại những hệ quả pháp lý cho các chủ thể tham gia thành lập công ty. Nó tạo ra một thực thể kinh doanh độc lập có khả năng hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ. Thành viên cam kết góp vốn có nghĩa vụ góp vốn vào công ty, nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn sẽ trở thành con nợ đối với công ty.

Với sự quy định của pháp luật về hoạt động góp vốn thành lập công ty, công ty là một cơ cấu hợp pháp, một công cụ nhờ đó các cơ sở kinh doanh trở thành độc lập đối với những các nhân lập ra nó. Công ty là một thực thể hợp pháp, độc lập và riêng rẽ, các tài sản khi các thành viên đã góp vốn vào công ty là thuộc về công ty, công ty có quyền lập hợp đồng, thuê lao động, yêu cầu sự can thiệt của luật pháp mà không nhất thiết phải có sự cam kết của những thành viên sáng lập.

Trong nền kinh tế thị trường, công ty có vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế, là thành tố chính của nền kinh tế thị trường. Với việc thuê mướn và trả lương cho nhân công, công ty tác động tới đời sống của bộ phận không nhỏ người trong xã hội. Công ty cũng có ảnh hưởng về tri thức, văn hóa, giáo

dục…. Công ty tiến hành và tài trợ cho nhiều công trình nghiên cứu khoa học

và xã hội để phục vụ cho nền kinh tế. Bằng sự bảo trợ trực tiếp nhất là qua các chính sách tuyển dụng, công ty đã góp phần vào sự phát triển của văn hóa, giáo dục, giúp vào việc định hình giá trị của các ngành học vấn khác nhau. Cuối cùng, công ty đã tạo sự giao lưu của con người ở các vùng khác nhau của một quốc gia và giữa các quốc gia trên thế giới, mang đến cho nước này các quá trình và tư tưởng mới của nước khác.

Việc nghiên cứu pháp luật về công ty nói chung và pháp luật về góp vốn thành lập công ty nói riêng là rất quan trọng, nhằm xác lập, điều tiết hay giới hạn các quyền lợi của tư nhân trong và xung quanh công ty. Tuy nhiên, pháp luật về góp vốn thành lập công ty liên quan tới những lĩnh vực pháp luật rất rộng, đặc biệt là về hình thức của vốn góp liên quan tới không chỉ pháp luật về công ty mà còn liên quan tới pháp luật về tài sản, pháp luật về đất đai,

pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật về thương mại…. Chính vì vậy,

khi nghiên cứu vấn đề này, thông thường người ta chỉ đi vào những điểm có tính nguyên tắc và các nội dung mang tính đặc thù.

Với cách thức tiếp cận như vậy, luận án đã nghiên cứu và giải quyết được các vấn đề sau:

1. Xây dựng cơ sở lý luận của góp vốn thành lập công ty, bao gồm quan

niệm về công ty, góp vốn thành lập công ty, nền tảng lý luận của loại hình góp vốn này, pháp luật điều tiết nó và các đặc điểm của nó để tạo ra một hệ thống các quan điểm xuyên suốt toàn bộ chế định pháp luật này. Nền tảng này bao gồm tự do ý chí, tự do lập hội và tự do kinh doanh. Đặc tính quan trọng nhất của góp vốn thành lập công ty là tạo ra một thực thể kinh doanh độc lập. Sau đó việc góp vốn thành lập công ty tạo ra các hệ quả đối với thành viên góp vốn, sau khi công ty được thành lập, thành viên có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty.

2. Các hình thức vốn góp thành lập công ty theo quy định của pháp luật

Việt Nam hiện nay còn có nhiều khiếm khuyết. Vì thế luận án đã xây dựng mô hình lý luận về các hình thức vốn góp. Ngoài hình thức truyền thống là tài sản luận án còn đề cập đến nhiều hình thức vốn góp khác mà pháp luật Việt Nam chưa đề cập như góp vốn bằng quyền hưởng dụng, góp vốn bằng tri thức, góp vốn bằng công sức.

Một phần của tài liệu Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 107 - 111)