Góp vốn bằng hiện vật

Một phần của tài liệu Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 33 - 36)

Góp vốn bằng hiện vật là góp vốn bằng quyền sở hữu đối với vật mà có thể là bất động sản do bản chất hay do mục đích, hoặc động sản do bản chất. Về nguyên tắc, mọi tài sản là vật đều có thể đem góp vốn lập công ty, tuy nhiên còn lệ thuộc vào sự thỏa thuận cụ thể về việc góp vốn thành lập công ty. Vật đem góp vốn phải là vật được đưa vào giao lưu dân sự đáp ứng đầy đủ ba yêu cầu: Thứ nhất, vật có thực phải là một bộ phận của thế giới vật chất; Thứ hai, vật có thực phải đem lại lợi ích cho con người; Thứ ba, vật có thực là những vật mà con người có thể chiếm giữ được.

Có thể hiểu góp vốn bằng vật là việc cá nhân hay tổ chức chuyển quyền

sở hữu một tài sản bằng hiện vật của mình cho công ty và hưởng các quyền và lợi ích từ công ty. Việc góp vốn bằng vật có thực gần giống với việc bán hay đổi đồ vật đề lấy quyền lợi trong công ty. Người góp vốn thu được quyền

Công ty Tài khoản thành viên

góp vốn

Tài khoản phong tỏa Tài khoản thành viên

góp vốn

Tài khoản thành viên góp vốn

Tài khoản thành viên góp vốn Tài khoản thành viên

lợi. Còn công ty có được quyền sở hữu đồ vật. Chính vì vậy, Bộ luật Dân sự Pháp quy định:

Việc góp vốn bằng hiện vật được thực hiện bằng cách chuyển quyền đối với vật và giao vật cho công ty sử dụng.

Nếu góp vốn bằng quyền sở hữu, người góp vốn phải đảm bảo đối với công ty như người bán đảm bảo đối với người mua.” [Điều 1843-3]

Nếu xem quyền sở hữu là một vật quyền thống trị đối với vật, thì góp vốn bằng vật có thể đồng nghĩa với việc góp vốn bằng quyền sở hữu vật đó. Việc công ty trở thành chủ sở hữu của vật góp vốn buộc công ty phải có tư cách pháp nhân, có nghĩa là công ty phải có khẳ năng hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ. Điều này cho thấy việc góp vốn bằng vật có thực không thể thực hiện được với các công ty không có tư cách pháp nhân. [41, tr.54].

Vật đem góp vốn phải là tài sản được phép giao dịch. Vật phải được xác định rõ. Chất lượng của vật do các bên thoả thuận. Trong trường hợp chất lượng của vật đã được công bố hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì chất lượng của vật được xác định theo các tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi các bên không có thoả thuận và pháp luật không có quy định về chất lượng thì chất lượng của vật mua bán được xác định theo mục đích sử dụng và chất lượng trung bình của vật cùng loại.

Với nghĩa vụ như người bán đối với người mua thì thành viên góp vốn bằng vật phải giao vật đúng số lượng, đồng bộ và đúng chủng loại. Thành viên góp vốn có nghĩa vụ cung cấp cho công ty thông tin cần thiết về vật và hướng dẫn cách vật đó. Thành viên góp vốn có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với vật đã góp vốn cho công ty không bị người thứ ba tranh chấp.

Phần vốn góp bằng hiện vật thông thường phải nộp đủ ngày sau khi công ty được thành lập theo một cách thức nhất định tùy theo đặc điểm, tính

chất của từng loại tài sản, theo cam kết góp vốn hoặc sự thỏa thuận giữa các thành viên được ghi nhận vào hợp đồng thành lập công ty.

Thành viên góp vốn phải bảo đảm giá trị sử dụng hoặc các đặc tính của vật; nếu sau khi chuyển giao vật mà công ty phát hiện khuyết tật làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị sử dụng của vật thì công ty có quyền yêu cầu thành viên góp vốn sửa chữa, đổi vật và bồi thường thiệt hại nếu có. Giá trị phần vốn góp bằng hiện vật do những người thành lập công ty tự thỏa thuận định giá với sự tham gia của các chuyên gia giám định có chuyên môn định giá hoặc sự tham gia của công ty kiểm toán. Để tránh những nhầm lẫn do vô ý hoặc cố ý khi định giá tài sản hoặc để tránh thổi phồng giá trị tài sản đóng góp tức là định giá quá cao những tài sản đóng góp so với giá trị thực của nó; theo quy định của luật pháp một số nước thì thành viên của hội đồng định giá thường được chỉ định bắt buộc một ủy viên kiểm tra hùn vốn của Nhà nước tham gia. ở Mỹ, đó là những người có tên trong danh sách các ủy viên “ủy ban chứng khoán và trao đổi” viết tắt là S.E.C (Security and Exchange Commisson). S.E.C được thành lập trong thời đại suy thoái kinh tế năm 1934. ở Pháp, đó là những người có tên trong danh sách các ủy viên “ủy ban kiểm tra hoạt động chứng khoán” viết tắt là C.O.B (Commissariat and Comptes). C.O.B được thành lập ngày 28.9.1967, theo khuôn mẫu của S.E.C. ở Việt Nam hiện nay chưa thành lập ủy ban kiểm tra này [19; tr 27].

Quyền sở hữu đối với vật góp vốn được chuyển cho công ty kể từ thời điểm vật được chuyển giao. Đối với vật mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho công ty kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó.

Việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản từ thành viên sang công ty có ý nghĩa pháp lý quan trọng, vì theo quan điểm pháp lý dân sự thời điểm chịu rủi ro đối với tài sản thường gắn liền với thời điểm chuyển

quyền sở hữu. Về nguyên tắc, chủ sở hữu phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản của mình. Từ thời điểm thành viên cam kết góp vốn mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự của thành viên với công ty. Trong đó, nếu công ty chưa đăng ký kinh doanh thì quyền yêu cầu là quyền của các thành viên khác đối với thành viên cam kết góp vốn thực hiện nghĩa vụ của họ. Thời điểm này chưa làm phát sinh quyền sở hữu tài sản của công ty vì công ty chưa ra đời. Việc chuyển dịch quyền sở hữu tài sản từ thành viên sang công ty chỉ có thể tính từ thời điểm công ty được chính thức thừa nhận về mặt pháp lý tức là thời điểm cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thành viên góp vốn phải chịu rủi ro đối với vật cho đến khi vật góp vốn được giao cho công ty, còn công ty chịu rủi ro đối với vật kể từ khi nhận vật. Đối với vật mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì thành viên góp vốn rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, công ty chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký.

Tùy theo đặc điểm, tính chất của từng loại tài sản và ghi nhận của pháp luật, của hợp đồng hoặc điều lệ công ty mà việc chuyển quyền sở hữu tài sản hiện vật từ thành viên sang công ty được thực hiện theo những thủ tục khác nhau. Vật được giao theo phương thức đã thoả thuận về việc góp vốn; nếu không có thoả thuận về phương thức giao vật thì vật do thành viên góp vốn giao một lần, giao trực tiếp công ty. Thành viên góp vốn phải chịu chi phí vận chuyển đến địa điểm giao vật và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu đối với vật.

Một phần của tài liệu Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 33 - 36)