Hoàn thiện các quy định của Luật Thƣơng mạ

Một phần của tài liệu Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 104)

Khi Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế hết hiệu lực thì Luật Thương mại trở thành nguồn quan trọng điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa các nhà kinh doanh với nhau và với các bên có liên quan nhằm triển khai hoạt động kinh doanh của mình. Luật Thương mại hiện hành chứa đựng một số lượng lớn các điều khoản quy định về hợp đồng. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà Luật Thương mại chưa phát huy được vai trò trong thực tiễn. Việc hoàn thiện Luật Thương mại được đặt ra như một tất yếu khách quan. Luật Thương mại phải được hoàn thiện trên cơ sở tiếp tục phát triển các quy định mang tính nguyên tắc của Bộ luật Dân sự, cụ thể hóa các nguyên tắc này và làm cho nó thích dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong kinh doanh. Như vậy, phải xác định được vấn đề nào đó được quy định trong Bộ luật Dân sự và không cần quy định lại trong Luật Thương mại, vấn đề nào phải được quy định riêng trong Luật Thương mại để phù hợp với yêu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động kinh doanh. Hoàn thiện Luật Thương mại, theo chúng tôi cần lưu ý tới những điểm sau đây:

Thứ nhất: Khái niệm thương mại trong Luật Thương mại phải được hiểu theo nghĩa rộng, gồm toàn bộ các hoạt động từ đầu tư vốn, sản xuất, mua bán đến việc cung ứng mọi loại dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi. Hiểu thương mại theo nghĩa này sẽ tạo điều kiện mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại tới mọi hành vi kinh doanh của các chủ thể và khi đó Luật Thương mại trở thành nguồn bổ sung quan trọng cho Bộ luật Dân sự trong

việc điều chỉnh những quan hệ hợp đồng trong kinh doanh. Những vấn đề riêng về hợp đồng trong kinh doanh nếu chưa được quy định trong Bộ luật Dân sự thì có thể quy định trong Luật Thương mại. Mặt khác hiểu thương mại theo nghĩa rộng là phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế. Luật Thương mại cần đưa ra khái niệm khái quát nhất về hành vi thương mại theo hướng: hành vi thương mại là mọi hành vi được thực hiện với mục đích lợi nhuận. Đồng thời, Luật Thương mại có thể liệt kê và quy định chi tiết về một số hành vi thương mại điển hình.

Thứ hai: Một số nội dung trong Luật Thương mại hiện hành phải được cơ cấu lại để có thể áp dụng chung cho mọi hành vi thương mại chứ không chỉ áp dụng riêng cho quan hệ mua bán hàng hóa như hiện nay. Ví dụ, các quy định về thủ tục giao kết hợp đồng, hình thức văn bản của hợp đồng, các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Hiện nay, các vấn đề này được quy định trong mục 2 về mua bán hàng hóa. Trong Luật Thương mại (sửa đổi) những nội dung này phải được bố trí thành những phần riêng, độc lập để áp dụng cho mọi hợp đồng trong hoạt động thương mại.

Thứ ba: Luật Thương mại không nên quy định cứng nhắc những nội dung chủ yếu của hợp đồng như hiện nay mà nên dành quyền thỏa thuận về điều khoản chủ yếu cho các bên tham gia quan hệ hợp đồng.

Luật Thương mại quy định quá cụ thể những nội dung chủ yếu của hợp đồng trong hoạt động thương mại. Theo tinh thần của Bộ luật Dân sự thỡ nội dung chủ yếu của hợp đồng là những điều khoản mà thiếu những điều khoản đó thỡ hợp đồng không thể giao kết được. Việc Luật Thương mại quy định quá cụ thể như vậy sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do thỏa thuận, tự do quyết định nội dung hợp đồng của các bên và làm hạn chế tính linh hoạt của hoạt động kinh doanh. Hơn nữa quy định này có thể làm ảnh hưởng tới sự an toàn pháp lý cho cỏc bờn trong quan hệ hợp đồng, khi một bên muốn rũ bỏ nghĩa

vụ thực hiện hợp đồng bằng cách viện lý do hợp đồng chưa được xác lập do thiếu một trong các điều khoản chủ yếu. Từ sự phân tích trên, theo chúng tôi, Luật Thương mại (sửa đổi) nên quy định: “Nội dung của hợp đồng do các bên

thỏa thuận và có thể gồm các điều khoản dưới đây…”. Sau đó có thể liệt kê

một số điều khoản đặc trưng của chủng loại hợp đồng đó để định hướng cho các bên thỏa thuận về những nội dung chi tiết của hợp đồng.

Một phần của tài liệu Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)