Góp vốn bằng sản nghiệp thƣơng mạ

Một phần của tài liệu Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 46 - 50)

Sản nghiệp có thể được xem xét dưới các giác độ khác nhau. Nếu xem

xét dưới khía cạnh giá trị, sản nghiệp được hiểu là một tổng thể các quan hệ

pháp luật về tài sản, là tập hợp các tài sản có và tài sản nợ của một chủ thể

chứ không chỉ đơn thuần là một bộ sưu tập đồ vật. Bất kỳ yếu tố nào của tài sản nợ cũng được bảo đảm bằng toàn bộ tài sản có và ngược lại bất kỳ yếu tố nào của tài sản có cũng có thể được dùng để thanh toán toàn bộ tài sản nợ [30, tr.210-212].

Tài sản có thuộc sản nghiệp là tập hợp tất cả những tài sản thuộc về chủ sở hữu, hay đúng hơn đó là tập hợp tất cả những quyền tài sản có cùng một chủ thể. Tuy nhiên, các quyền tài sản chỉ được xem là các yếu tố của một sản nghiệp khi các quyền đó có thể được định giá bằng tiền. Do đó, các quyền không định giá được bằng tiền được gọi là các quyền không có tính chất tài sản hay là quyền nhân thân (Ví dụ như quyền đối với tên họ; quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm; quyền bầu cử; quyền khiếu nại, tố cáo...).

Các quyền tài sản tạo thành một tập hợp - sản nghiệp - và tập hợp này tồn tại độc lập với các quyền tài sản đó. Tài sản có thể được mua bán, sử dụng, hao mòn, thậm chí biến mất nhưng sản nghiệp vẫn được duy trì. Do đó, một chủ nợ không có bảo đảm chỉ có quyền yêu cầu kê biên và bán đấu giá bất kỳ tài sản nào của người mắc nợ ở thời điểm kê biên mà sẽ không có quyền này đối với những tài sản đã chuyển nhượng trước khi nợ đến hạn đòi.

Mặt khác, cần chú ý rằng sản nghiệp không chỉ là tài sản hiện có mà còn bao

gồm cả những tài sản sẽ có của chủ sở hữu.

Tài sản nợ thuộc về sản nghiệp là tất cả những nghĩa vụ tài sản của một người. Hay nói một cách đơn giản hơn đó là những gì còn lại của khối tài sản sau khi đã trừ đi các giá trị của các nghĩa vụ tài sản. Trong kinh tế học, có

khái niệm tài sản có ròng (actif net) của sản nghiệp. Khi tài sản có ròng có giá

một giá trị âm, đồng nghĩa với việc sản nghiệp không có khả năng thanh toán những nghĩa vụ có liên quan. Mặc dù vậy, dù có khả năng thanh toán hay không, sản nghiệp luôn luôn tồn tại.

Nếu xem xét dưới hình thức biểu hiện, người ta sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ sản nghiệp thương mại như “cửa hàng thương mại”, “cơ sở kinh doanh”. Sản nghiệp thương mại không phải là bản thân doanh nghiệp mà chỉ là một trong các nhân tố của doanh nghiệp. Sản nghiệp thương mại bao gồm cả những yếu tố hữu hình (như hàng hoá, máy móc, xe cộ, các vật dụng khác) và cả những yếu tố vô hình (như mạng lưới khách hàng, mạng lưới cung ứng dịch vụ, quyền thuê mướn tài sản, tên thương mại, thương danh…). Các yếu tố vô hình của sản nghiệp thương mại thông thường bao gồm:

Mạng lưới tiêu thụ hàng hóa và cung ứng dịch vụ là kết quả của những nỗ lực phát huy tài năng và sự khéo léo của thương nhân nhằm thu hút khách hàng để tiêu thụ hàng hóa mà mình sản xuất. Sự phát triển của mạng lưới tiêu thụ hàng hóa hay cung ứng dịch vụ lệ thuộc rất nhiều vào yếu tố khách quan (tình hình kinh tế xã hội của quốc gia và khu vực; thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng, thời điểm kinh doanh, tốc độ đô thị hoá, điều kiện tự nhiên, môi trường...) cũng như yếu tố chủ quan (sự nhạy bén của chính sách maketing, uy tín của thương hiệu, ý chí của bạn hàng...). [30; tr 168]

Tên thương mại - là danh hiệu dùng trong giao dịch của thương nhân

[30; tr 168]. Tên thương mại là một yếu tố của sản nghiệp thương mại và có

thể chuyển nhượng. ở các nước có nền kinh tế thương mại phát triển, có một

số tên thương mại được định giá rất cao. Ví dụ như Sony, Honda, Microsoft ...

Biển hiệu là dấu hiệu gắn liền với cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm giúp phân biệt cơ sở này với cơ sở khác. Cũng như tên thương mại, biển hiệu chỉ có thể là đối tượng của quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ khi thương nhân

được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ mới dự liệu các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu biển hiệu trong tập quán và trong các quy phạm địa phương trong khi nhu cầu này trên thực tế của dân cư là rất lớn, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế trị trường cũng như chính sách chống cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh đã được ghi nhận trong một số văn bản pháp quy khác của Nhà nước ta [30; tr 168].

Bộ luật Thương mại 1972 của Việt Nam cộng hoà có định nghĩa:

Cửa hàng thương mại gồm toàn thể các tài vật, động sản họp thành một khối đem sung dụng vào một hoạt động thương mại.

Cửa hàng thương mại gồm có khách hàng là yếu tố chính và, trừ phi có điều khoản trái lại, tất cả những tài vật khác cần thiết cho sự khai thác cửa hàng, như bảng hiệu, thương hiệu, quyền thuê mướn, dụng cụ, khí cụ, hàng hóa, giấy phép, bằng sáng chế, nhãn hiệu chế tạo, hình vẽ và kiểu mẫu, quyền sở hữu văn nghệ và mỹ thuật [Điều thứ 42].

Như vậy, sản nghiệp thương mại không đơn thuần chỉ bao gồm các tài sản là vật có thực của doanh nghiệp. Vì vậy, người ta không thể coi việc góp vốn bằng sản nghiệp thương mại như là góp vốn bằng vật. Đồng thời, sản nghiệp thương mại mặc dù có các yếu tố của quyền sở hữu trí tuệ nhưng nó lại bao gồm cả các tài vật. Chính vì vậy, người ta thường tách việc góp vốn bằng sản nghiệp thương mại thành một mục riêng khác với việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ.

Việc góp vốn bằng sản nghiệp thương mại giống với việc bán sản nghiệp thương mại và phải được các bên thỏa thuận bằng văn bản liệt kê rõ từng mục. Bộ luật Thương mại 1972 nói trên quy định việc mua bán hay hứa mua bán một cửa hàng thương mại, cũng như việc hùn cửa hàng thương mại vào công ty đều phải lập thành văn bản [Điều thứ 46] mà trong đó phải chỉ định rõ các yếu tố đem bán, nhưng nếu các yếu tố đem bán mà thiếu yếu tố

khách hàng, thì không được xem là bán cửa hàng thương mại [Điều thứ 47]. Điều đó có nghĩa là việc bán sản nghiệp thương mại là việc chuyển nhượng tổng thể các yếu tố của sản nghiệp thương mại cho người khác mà trong đó nhất thiết phải có yếu tố khách hàng, bởi khách hàng là thành tố chính của một sản nghiệp thương mại. Tuy nhiên, bởi có nhiều yếu tố khác nhau cả vô hình lần hữu hình mà có thể tách ra một cách độc lập, nên việc không liệt kê yếu tố nào vào văn bản hợp đồng, thì yếu tố ấy coi như không bị bán.

Việc góp vốn bằng sản nghiệp thương mại lệ thuộc hoàn toàn vào các quy tắc bán sản nghiệp thương mại được quy định trong đạo luật về thương mại.

Một phần của tài liệu Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)