CÁC HÌNH THỨC GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY 1 Góp vốn bằng tiền

Một phần của tài liệu Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 31 - 33)

1.4.1. Góp vốn bằng tiền

Góp vốn bằng tiền là việc cá nhân hay tổ chức đem chuyển một khoản tiền (Việt Nam đồng, ngoại tệ) hay những giấy tờ có giá trị như ngân phiếu, trái phiếu của mình để thành lập công ty và được hưởng quyền tài sản từ trái quyền góp vốn. Hành vi chuyển dịch chỉ được thực hiện xong khi nào thành viên góp vốn hoàn thành nghĩa vụ góp tiền (chuyển vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng hoặc một tài khoản trung gian).

Tiền, theo kinh tế học, là giá trị đại diện cho giá trị thực của hàng hóa

và là phương tiện lưu thông trong đời sống của con người. Giấy tờ trị giá

được bằng tiền, bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, công trái, séc, giấy ủy nhiệm chi, sổ tiết kiệm...

Góp vốn bằng tiền có tính chất giống với việc bỏ tiền ra mua quyền lợi trọng công ty. Tuy nhiên, những người góp vốn ban đầu chính là những người tạo ra những quyền lợi ấy. Khi đã cam kết góp vốn bằng tiền mà người góp vốn không góp vốn hoặc góp vốn không đúng hạn, thì khoản tiền cam kết góp vốn được coi là khoản nợ của người đó đối với công ty. Việc góp vốn hay trả nợ vốn này có thể được thực hiện bằng các phương tiện thanh toán [20, tr.53].

Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh (công ty không phát hành cổ phiếu) phương thức góp vốn bằng tiền mặt đòi hỏi những người tham gia đăng ký góp vốn phải đóng đủ phần của mình trước khi công ty được cấp giấy đăng ký kinh doanh. Phần vốn đóng góp này công ty phải gửi tại một ngân hàng và chỉ được rút ra khi công ty chính thức đi vào hoạt động hoặc sau một thời gian nhất định (kể từ ngày công ty được cấp giấy phép thành lập nhưng không được thành lập) tùy theo sự quy định của pháp luật mỗi nước. ở Việt Nam, Luật Doanh nghiệp chưa có quy định cụ thể về điều này.

Đối với công ty cổ phần (có phát hành cổ phiếu), phương thức góp vốn bằng tiền mặt không đòi hỏi những người tham gia đăng ký góp vốn phải đóng đủ ngay phần của mình trước khi công ty được cấp đăng ký kinh doanh mà chỉ cần đóng góp trước một phần. Tùy theo luật của mỗi nước mà tỉ lệ này

quy định khác nhau, chẳng hạn một phần tư (ẳ) đối với quy định của Luật

Công ty Pháp; một phần hai (ẵ) đối với quy định của Luật Công ty Việt Nam

năm 1991 [điểm b, khoản 6, Điều 32]. Phần còn lại sẽ được đóng góp nốt trong một khoảng thời gian nhất định sau khi công ty chính thức đi vào hoạt động. Dĩ nhiên trong khoảng thời gian chưa đến hạn nộp, nếu công ty làm ăn có lãi thì số lãi lần đầu có thể không đem chia cho các hội viên mà được dùng để trừ dần vào phàn còn thiếu nói trên của họ.

Theo pháp luật của nhiều nước, sau khi tiến hành góp vốn theo phương thức này, các sáng lập viên phải có trách nhiệm gửi toàn bộ số tiền đã thu được vào một tài khoản phong tỏa tại ngân hàng. Một số nước còn cho phép những người góp vốn có thể đưa thẳng đến nơi ký thác, nơi kỳ thác chiếu theo danh sách các cổ đông sẽ cấp giấy chứng nhận cần thiết cho việc ký điều lệ công ty. ở Việt Nam, theo khoản 5, Điều 32, Luật Công ty 1991 quy định: “Các sáng lập viên phải gửi tất cả số tiền đã góp của người đăng ký mua cổ phiếu vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng ở trong nước kèm theo danh sách những người đăng ký mua cổ phiếu và số tiền mà mỗi người đã góp. Số tiền gửi chỉ được lấy ra khi công ty đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc sau một năm, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập mà công ty không thành lập được.

Cơ chế pháp lý chu trình góp vốn bằng tiền có thể biểu hiện theo sơ đồ sau:

Một phần của tài liệu Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 31 - 33)