Cải cách thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 106 - 107)

Đây là việc chúng ta đã nói nhiều nhưng việc thực hiện còn hạn chế vì cơ chế quản lý cũ đã ăn sâu vào tiềm thức, nó có sức ì rất lớn đòi hỏi phải có hành động kiên quyết. Việc cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho các công ty phát triển trước hết ở khâu thành lập công ty. Việc cải cách, đơn giản hoá thủ tục thành lập công ty từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời đã cho thấy rõ tác dụng của nó với số lượng công ty được thành lập tăng gấp nhiều lần so với trước. Nhưng việc phát triển công ty không chỉ dừng lại ở đăng ký kinh doanh thành lập công ty. Để một công ty có thể ra đời và hoạt động tốt cần tạo những điều kiện thuận lợi ban đầu như về mặt bằng sản xuất, kinh

doanh, cơ chế kiểm tra kiểm soát…Sẽ là sai lầm nếu chúng ta coi công ty ra

đời sau khi đăng ký kinh doanh là đã có thể “gặt hái” với việc thanh tra kiểm soát của nhiều cơ quan với nhiều yêu sách.

Với sở hữu nhà nước về đất đai, cần có cơ chế chung trong việc giao đất đối với các loại hình công ty tư nhân, tránh tình trạng các công ty nhà nước được giao rất nhiều đất, nhiều trường hợp bỏ hoang không sử dụng trong khi các công ty ngoài quốc doanh lại thiếu đất sản xuất. Việc giao đất và cho thuê đất đối với các công ty ngoài quốc doanh đặc biệt là đối với các dự án lớn cần được quy định cụ thể và đảm bảo phải đảm bảo sự đơn giản, nhanh chóng. Điều này sẽ hạn chế được những nhũng nhiễu về thủ tục hành chính của các quan chức quan liêu.

Việc cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện cho thành lập công ty là điều kiện cần. Còn quan trọng hơn nữa và là điều kiện đủ để cho công ty phát triển đó là cải cách thủ tục hành chính trong việc quản lý hoạt động của công ty. Có thể nói nếu không làm tốt khâu này thì các công ty khó tồn tại và kinh doanh có hiệu quả, vì với sự kiểm tra chồng chéo của nhiều cơ quan ban ngành mà nhiều khi mang tính sách nhiễu sẽ gây rất nhiều phiền hà cho doanh nghiệp chưa nói đến các yêu sách nhũng nhiễu khác. Một ví dụ đơn giản nếu không có quy định cụ thể thì một doanh nghiệp ra đời sẽ có một loạt các cơ quan có thể đến kiểm tra với nhiều yêu sách khác nhau: cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý thị trường, thanh tra, công an, phòng

cháy chữa cháy, y tế, chính quyền địa phương….

Một phần của tài liệu Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 106 - 107)