Năng lực ngôn ngữ, khả năng cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ văn chương

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện đồng thoại của Trần Hoài Dương và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Khảo sát qua tập truyện Cô bé mảnh khảnh (Trang 80 - 86)

e. Nhân vật là đồ chơi, đồ dùng học tập

3.2.2.1. Năng lực ngôn ngữ, khả năng cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ văn chương

thành và phát triển năng lực quan sát, trí tưởng tượng phong phú; Bồi dưỡng năng lực cảm nhận sự hấp dẫn của cốt truyện.

3.2.2.1. Năng lực ngôn ngữ, khả năng cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ văn chương văn chương

Đồng thoại mang đến cho trẻ thơ những hình tượng nghệ thuật giàu sắc thái thẩm mĩ. Nó cung cấp cho các em vốn từ ngữ phong phú và hình ảnh nghệ thuật đẹp. Từ việc hiểu cái hay cái đẹp của ngôn từ, các em đánh giá được giá trị của chúng, vận dụng vào ngôn ngữ văn chương trong cách hành văn của mình. Chẳng hạn, việc sử dụng phép tu từ nhân hóa đã đem đến những câu văn đầy bất ngờ. “những chiếc rễ mọc tua tủa sục sâu vào lòng đất, những cành lá vươn mãi trong nắng, trong mưa, trong sương lạnh, trong giá rét để hấp thụ những tinh túy của đất, của trời” ( Pháo đài kì lạ).

Các tác phẩm của Trần Hoài Dương đưa vào phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu đều là những câu chuyện ngắn gọn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi Tiểu học. Thông qua các hoạt động học, giáo viên rèn cho học sinh các kĩ năng đọc to, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm; nhận ra đặc trưng của một số văn bản và nắm được quy tắc chính tả. Từ đó, giáo viên dẫn

dắt học sinh đi đến hiểu nội dung văn bản, nhận thức được ý nghĩa sâu sắc của đoạn trích. Vì thế, các văn bản của Trần Hoài Dương đều có nội dung sâu sắc, có giá trị giáo dục cao. Khảo sát sách giáo khoa Tiếng Việt, chúng tôi thấy nội dung các văn bản đều gắn với các chủ điểm học tập cụ thể: Chủ điểm “Bắc- Trung- Nam”, sách giáo khoa Tiếng Việt 3( Tập 1) trích dẫn Nắng

Phương Nam; với chủ điểm “Người ta là hoa đất”, sách giáo khoa Tiếng Việt

4 ( Tập 2) có mặt văn bản Chiếc lá. Từ đó, sách giáo khoa hướng đến mục

đích hình thành bồi dưỡng những tình cảm, thái độ đúng đắn cho các em trong cuộc sống và đối với mọi người xung quanh.

Đối với phân môn Chính tả, Luyện từ và câu, sách giáo khoa đã trích dẫn những ngữ liệu để hình thành năng lực viết từ, câu, đoạn văn rồi phát triển thành văn bản. Từ đó, học sinh nhận ra đặc trưng của một số kiểu văn bản như văn bản miêu tả, văn bản kể truyện. Sử dụng những ngữ liệu của tác giả Trần Hoài Dương được trích dẫn trong sách giáo khoa đều là những ngữ liệu tiêu biểu, vừa có hình ảnh, vừa có kiến thức ngữ pháp chuẩn, là cơ sở ban đầu giúp các em tạo lập văn bản, biết hành văn có hình ảnh, kích thích khả năng phát triển ngôn ngữ.

Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 ( Tập 2), trích dẫn các văn bản của Trần Hoài Dương làm ngữ liệu giúp học sinh biết cách xác định câu ghép và cách dùng quan hệ từ. Trong phân môn Chính tả các trích dẫn của Trần Hoài Dương được đưa vào giúp các em rèn kĩ năng viết đúng, chính xác, đẹp. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 ( Tập 2) đưa trích đoạn Hoa giấy và Cánh rừng mùa đông là những trích đoạn hay, có giá trị về ngữ pháp và văn phong, đẹp

về cấu tứ và hình ảnh. Sử dụng các tác phẩm của Trần Hoài Dương làm văn bản, ngữ liệu trong các phân môn Chính tả, Luyện từ và câu, giúp các em có nguồn tư liệu phong phú để kích thích hứng thú học tập.

Ở Tiểu học, việc dạy Tiếng Việt trong các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu hướng tới nhiệm vụ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết).

Đối với phân môn Tập đọc, thông qua quá trình “ giải mã” các đơn vị ngôn ngữ, giúp học sinh nắm bắt được cách đọc từ, câu, đoạn, bài.

Trích đoạn Nắng phương nam, trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3

(Tập 1) có mặt ở phân môn Tập đọc và Chính tả. Ở phân môn Tập đọc, thông qua văn bản này, giáo viên giúp học sinh luyện cách đọc đúng, phát âm chuẩn các từ ngữ hay sai do ảnh hưởng của từng vùng phương ngữ. Các em biết đọc đúng ngữ điệu các câu hỏi, câu tả, câu kể; biết phân biệt giọng của từng nhân vật; toàn bài đọc với giọng sôi nổi; biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm trong bức thư mà Vân gửi cho các bạn ở miền Nam: “ rạo rực”, “ lạnh buốt”, “xám đục”, “ trắng xóa”; giọng của người dẫn truyện nhẹ nhàng, hóm hỉnh ; giọng của Uyên, Vân sôi nổi, có lúc lắng xuống thể hiện tình cảm bạn bè thân thiết. Mặt khác, với cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh, kết hợp với các từ láy, từ gợi thanh, gợi hình cho các em cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học: “ Uyên cùng các bạn đi giữa vườn hoa như đi trong mơ”, các bạn “ ríu rít trò chuyện”. Đoạn văn được người nghệ sĩ miêu tả mang đậm tính thẩm mĩ của ngôn ngữ văn chương: “ Hà Nội rạo rực trong những ngày giáp tết”. Tác giả miêu tả cụ thể “ những dòng suối hoa trôi dưới bầu trời xám đục và làn mưa bụi trắng xóa”. Cảnh đẹp của không khí tết trong năm với đường Nguyễn Huệ: “ nơi một rừng mai vàng thắm đang rung rinh dưới nắng”. Ở phân môn Chính tả giúp học sinh rèn cách viết rõ ràng, chính xác. Đó là, văn bản rèn cách viết hoa tên riêng: Vân, Mai, Uyên. Cách viêt dấu câu.

Sách giáo khoa Tiếng Việt 4( tập 2) đã lựa chọn ngữ liệu Hoa giấy cho phân môn Chính tả. Đó là đoạn trích có giá trị về ngôn ngữ và các quy tắc chính tả. Ngữ liệu giúp học sinh biết cách điền dấu chính xác thông qua hệ

thống các bài tập chính tả. Ví dụ: Thông qua các bài điền dấu hỏi hay dấu ngã, học sinh nắm chắc được quy tắc chính tả. Giúp các em phân biệt r,d và gi: Mỗi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rơ. Lớp lớp hoa giấy dai kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoang, chúng liền tan mát bay đi mất.( rỡ, rải, thoảng, tản)

Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 (Tập 2) cũng đưa ra bài tập chính tả, giúp các em phân biệt quy tắc chính tả: dùng r, d hay gi.

Chọn r, d,gi vào chỗ trống:

Hoa …ấy đẹp một cách… ả … ị. Mỗi cánh hoa …ống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn và có màu sắc …ực …ỡ. Lớp lớp hoa …ấy …ải kín mặt sân nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.( giấy, giản dị, giống, rực rỡ, giấy, dải,gió)

Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 (tập 2), trích dẫn ngữ liệu Cánh rừng mùa

đông cho phân môn Luyện từ và câu, phân môn Chính tả. Người làm sách lưu

ý các em cách viết đúng các tiếng vào trong các từ, đưa ra yêu cầu lựa chọn. Thêm o hay ô vào chỗ trống:

Cánh rừng mùa đ…ng trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cành kh… xác trên nền trời xám xịt. Tr…ng h…c cây, mấy gia đình chim họa mi, chim g… kiến ẩn náu. Con nào con nấy gầy xơ xác, l… đầu ra nhìn mặt trời bằng những cặp mắt ngơ ngác buồn. Bác Gấu Đen nằm co quắp tr…ng hang. H…i cuối thu, bác ta béo núng nính, lông mượt, da căng tr…ng như m…t trái sim chín, vậy mà bây giờ teo tóp, lông lởm chởm trông thật tội nghiệp.( đông, khô, trong, hốc, gõ, ló, trong, hồi, trông, một)

Những ngữ liệu được lựa chọn trong sách giáo khoa ấy, có giá trị về mặt ngôn ngữ. Giúp các em có khả năng tự phát hiện và sửa lỗi chính tả, biết hệ thống hóa các qui tắc chính tả đã học. Trẻ có thói quen lập sổ tay chính tả. Đồng thời, các em có khả năng mở rộng vốn hiểu biết về thiên nhiên, cuộc

sống, con người. Nó góp phần hình thành nhân cách con người mới. Bồi dưỡng một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: Tính cẩn thận, tác phong làm việc chính xác, óc thẩm mĩ, lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm. Những ngữ liệu của Trần Hoài Dương được trích dẫn từ lớp 3 đến lớp 5 có nội dung ngày càng sâu sắc và thể hiện rõ sự độc đáo của ngôn ngữ.

Phân môn Luyện từ và câu, dạy về các đơn vị ngôn ngữ và cách thức sử dụng các đơn vị ngôn ngữ ấy vào quá trình tạo ra sản phẩm giao tiếp. Đến lớp 3, nội dung bài tập mở rộng vốn từ có nội dung rộng hơn. Ngoài việc, mở rộng vốn từ theo chủ điểm, bài tập phân loại, hệ thống hóa vốn từ, bài tập về nghĩa của từ, bài tập về sử dụng từ. Trong phân môn Luyện từ và câu, trẻ em làm quen với các biện pháp tu từ so ánh, nhân hóa.

Nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong tác phẩm truyện đồng thoại của Trần Hoài Dương cũng giúp người giáo viên hiểu và nắm được cách sử dụng sáng tạo các đơn vị ngôn ngữ và tận dụng chúng làm kiến thức hướng dẫn học sinh khi làm bài tập luyện từ và câu. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 ( Tập 2), lấy ngữ liệu Chiếc lá để làm rõ biện pháp tu từ nhân hóa.

Trong câu Chim Sâu hỏi Chiếc Lá, sự vật nào được nhân hóa: a. Chỉ có Chiếc Lá được nhân hóa

b. Chỉ có Chim Sâu được nhân hóa

c. Cả Chim Sâu và Chiếc Lá đều được nhân hóa

Học sinh nhận ra: Cả Chim Sâu và Chiếc Lá đều được nhân hóa. Ở lớp 3, học sinh bắt đầu làm quen với biện pháp tu từ nhân hóa. Ngữ liệu trong tác phẩm của Trần Hoài Dương là một văn bản có giá trị, mang dấu hiệu tu từ rõ nét. Phép tu từ nhân hóa đã biến những loài vật trở nên có tính cách tâm lí, cảm xúc rất gần với trẻ thơ. Tác giả để Chim Sâu trò chuyện với Lá : “Lá ơi, hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi”. Lá tự nói về mình: “Cuộc đời tôi rất bình thường”. Hoa là người trung gian nói về vai trò vĩ đại của lá cây

đối với chúng qua tâm trạng, cảm xúc, đầy tự hào. Với sự sáng tạo trong miêu tả, quan sát, sự hư cấu, tưởng tượng người nghệ sĩ góp phần làm giàu, làm phong phú thế giới của trẻ thơ. Nó giúp các em biết học cách vận dụng chúng khi tạo lập văn bản.

Với trích đoạn Nắng phương nam, giáo viên cũng có thể lựa chọn làm ngữ liệu để hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu về biên pháp tu từ so sánh. “ Uyên cùng các bạn đi giữ rừng hoa như đi trong mơ” .

Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh kĩ năng tạo lập văn bản. Khi nghiên cứu thế giới nghệ thuật truyện đồng thoại của Trần Hoài Dương, chúng tôi thấy khả năng sử dụng ngôn ngữ để miêu tả thế giới tự nhiên, con vật rất phong phú, tinh tế. Nó giúp các em có thể vận dụng để viết bài văn miêu tả. Giáo viên định hướng cho học sinh cách sử dụng những tính từ chỉ đặc điểm, hình dáng, tính cách, tính chất, các động từ chỉ hành động, cử chỉ, các từ láy có tác dụng gợi hình, gợi thanh. Qua đó, các em biết lựa chọn câu văn hay, đoạn văn hay của tác giả làm ngữ liệu. Đồng thoại giúp các em có cách thức diễn đạt lưu loát, rõ ràng, độc đáo. Học sinh có thể học cách diễn đạt giàu hình ảnh, khi tác giả miêu tả cái heo hút, giá lạnh của mùa đông đối với muôn loài: “ Cánh rừng mùa đông trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cành khô xác trên nền trời xám xịt”; Cách sử dụng các tính từ “xám xịt”, “Khẳng khiu”, “trơ trụi”. Chỉ bằng một vài từ ngữ gợi hình mà người đọc cảm nhận được hết cái khắc nghiệt của mùa đông mà cả khu rừng vừa trải qua. Ngôn ngữ trong các trang văn của Trần Hoài Dương nhẹ nhàng nhưng giàu cảm xúc, thấm đẫm chất trữ tình khi tác giả miêu tả cây hoa giấy: “Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết. Cả vòm cây lá chen nhau bao chùm lấy ngôi nhà lẫn mảng sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận

gió ào qua, cây bông giấy sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời”. Đây là trích đoạn tác giả sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh “bồng lên rực rỡ”; nhiều màu sắc “Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết”; cách so sánh độc đáo “ngôi nhà lang thang giữa bầu trời”. Với ngữ liệu có giá trị về mặt ngôn ngữ này, Trần Hoài Dương giúp các em bước đầu biết cách cảm thụ cái hay, cái đẹp của văn chương.

Thông qua, thế giới nghệ thuật truyện đồng thoại của Trần Hoài Dương, giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo, sáng tạo của ngôn ngữ. Nó là cơ sở giúp các em vận dụng những cách nói, cách viết, cách diễn đạt sáng tạo, mới lạ, giàu hình ảnh. Từ đó, trẻ mở rộng vốn từ, phát triển ngôn ngữ, phục vụ cho hoạt động học tập và giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Với phân môn Kể chuyện, nhằm phát triển ở các em các kĩ năng đối thoại, độc thoại để các em mở rộng và tích cực hóa vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình tượng và tư duy lôgíc cho học sinh, nâng cao hiểu biết cho các em

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện đồng thoại của Trần Hoài Dương và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Khảo sát qua tập truyện Cô bé mảnh khảnh (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)