Bài học tu luyện bản thân

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện đồng thoại của Trần Hoài Dương và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Khảo sát qua tập truyện Cô bé mảnh khảnh (Trang 77)

e. Nhân vật là đồ chơi, đồ dùng học tập

3.2.1.3. Bài học tu luyện bản thân

Đồng thoại được nhiều nhà văn thử bút. Mỗi tác giả đều có biệt tài riêng. Tô Hoài viết truyện đậm chất dân gian; Võ Quảng có những nét đượm chất ngụ ngôn, cổ tích; Xuân Quỳnh viết truyện nhẹ nhàng đậm chất thơ; Trần Hoài Dương có cánh viết tự nhiên, nhẹ nhàng. Tất cả cách viết ấy đều thể hiện được đặc điểm chung của đồng thoại. Đó là viết chuyện về các loài vật để nói chuyện con người. Mỗi đồng thoại là lời nhắc nhở, lời khuyên hữu ích về cuộc sống, là một bài học làm người. Bài học ấy có thể giáo dục các em những đức tính đáng quý mà trẻ cần có, cũng có thể là bài học giáo dục cho các em thái độ sống, ý thức của mỗi cá nhân trong cộng đồng.

Trong tập truyện Cô bé mảnh khảnh, Trần Hoài Dương dạy cho trẻ biết

cách tôn trọng người khác, biết khiêm tốn, mang lại niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi người. Với Cô bé mảnh khảnh, nhà văn làm bật đức tính khiêm nhường, giản dị của mảnh khảnh với khát vọng có những bông hoa làm đẹp cho cuộc sống, niềm vui cho mọi người. Nhà văn đặt mảnh khảnh vào giữa vô số những loài hoa dại để làm bật đức tính của mảnh khảnh. Thông qua câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm đến trẻ thơ tình yêu mến, giáo dục các em: Chúng ta không ai hoàn hảo và hãy biết trân trọng những gì xung quanh mình.

Đồng thoại của Trần Hoài Dương giáo dục các em học cách sống tự lập, dũng cảm, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, vất vả để cuộc sống

có nhiều niềm vui, hạnh phúc. Thông qua Câu chuyện còn giấu kín trong lớp vỏ, người viết truyện nhắc nhở chúng ta đừng lười nhác, đừng ngại khó, ngại

khổ, hãy dũng cảm đối diện với thử thách để trưởng thành. Chỉ có sự nỗ lực của bản thân, ta mới có được thành công và niềm vui trong cuộc sống. Chúng ta sẽ được mọi người yêu mến. các em sẽ trở thành niềm tự hào của bố mẹ.

Chăm chỉ học hành là đức tính cần có của học trò. Câu chuyện Chuyện

vui về chú Ếch Cốm giúp các em nhận ra bài học lớn về thói xấu lười học.

Qua bài học Nhái Bén dành cho Ếch, chú ta thấy rằng cần phải học hành chăm chỉ để có tri thức hiểu biết về thế giới xung quanh mình. Cũng qua đó, tác giả muốn gửi đến các em bài học giáo dục đạo đức sâu sắc, phải khiêm tốn, ham học hỏi thì các em mới có tri thức. Ta sẽ làm chủ được thiên nhiên và lí giải thiên nhiên một cách khoa học. Truyện đồng thoại của Trần Hoài Dương hướng các em nhỏ ý thức để khám phá thế giới tự nhiên, ý thức học tập sáng tạo để các em vững bước trước cuộc đời. Song các em cũng cần phải biết khiêm tốn và giản dị. Đức tính ấy giúp trẻ biết vượt lên phấn đấu, biết tự hoàn thiện mình. Khiêm tốn giúp các em sống hòa đồng với bạn bè, với mọi người. Từ đó, trẻ biết sống gần gũi và ứng xử có văn hóa trong giao tiếp. Câu chuyện Chị Tẩy và Bút Chì cũng giúp các em nhận ra điều đó.

Trần Hoài Dương viết Truyện đồng thoại còn hướng đến giáo dục trẻ em

ý thức giữ vệ sinh xóm làng và môi trường xung quanh mình. Trong tác phẩm Con đường nhỏ hình ảnh chú Bê Con vương rơm rác ra đường, trời mưa khiến

đường lầy lội. Cậu ta bị phạt không được đi chơi xa. Lời khuyên nhủ của ông mang ý nghĩa thật sâu sắc “dù có đi đông, đi tây, đi tận cùng trời cuối đất đi chăng nữa, bao giờ cũng phải bắt đầu từ con đường nhỏ trước ngõ nhà mình”. Vì vậy, mỗi chúng ta phải giữ cho con đường luôn sạch sẽ, đó chính là ý nghĩa giáo dục mà tác giả gửi đến bạn đọc nhỏ tuổi thông qua đồng thoại này.

Thông qua các trang văn của mình, Trần Hoài Dương giáo dục trẻ thơ những tình cảm đẹp, trong sáng, bồi dưỡng tâm hồn, tình yêu quê hương, đất nước.

Trích đoạn Năng phương Nam trong SGK Tiếng Việt 3( Tập 1) với chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình, nhà văn đã rút ngắn khoảng cách về thời gian, không gian, ranh giới vùng miền để các bạn nhỏ gửi đến nhau những nét đặc sắc về thiên nhiên và tình cảm bạn bè. Đó là những nét phong tục độc đáo riêng của từng xứ sở. Qua đó, bồi thấm cho các em tình yêu quê hương đất nước, tình cảm cộng đồng thân thương. Ta yêu sắc mai vàng rực rỡ và cái ấm của nắng phương Nam; ta yêu sắc hoa đào và cái se lạnh của đất Bắc. Tâm hồn ta trải rộng tới những miền quê hương yêu quý.

Chiếc lá như câu chuyện nhỏ, nhẹ nhàng, giản dị như một lời nhắc nhở

các bạn nhỏ hãy trân trọng nâng niu những điều giản dị, bé nhỏ xung quanh ta, nhưng đó là những gì có ích.

Như vậy, mỗi câu chuyện đồng thoại của Trần Hoài Dương là một bài học đạo đức, là lời khuyên răn để hình thành nhân cách. Những trích đoạn và ngữ liệu của Trần Hoài Dương được lựa chọn trong sách giáo khoa Tiếng Việt, thể hiện rõ quan điểm: Dạy Tiếng Việt kết hợp với dạy văn hóa. Nó chính là quá trình hình thành cho các em vốn kinh nghiệm sống để trẻ thực sự trở thành những công dân có ích, có tri thức, có văn hóa trong xã hội. Từ những câu chuyện về thế giới loài vật hiền lành, nhỏ bé, các em thấm thía một điều là: Sống phải biết tôn trọng những gì xung quanh, biết chia sẻ, cảm thông, phải yêu lao động, yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước. Những bài học đó vừa có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, vừa tác động tới nhận thức nhiều thế hệ bạn đọc.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện đồng thoại của Trần Hoài Dương và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Khảo sát qua tập truyện Cô bé mảnh khảnh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)