Hư cấu, tưởng tượng phong phú

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện đồng thoại của Trần Hoài Dương và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Khảo sát qua tập truyện Cô bé mảnh khảnh (Trang 56)

e. Nhân vật là đồ chơi, đồ dùng học tập

2.2.4. Hư cấu, tưởng tượng phong phú

Nghệ thuật như là thủ pháp. Trong đó, những yếu kì dị, nghịch lí, phi lí được xem là thủ pháp “lạ hóa” của văn học. Văn học viết cho thiếu nhi được các nhà văn lấy tính chất “lạ hóa” của văn học để biến cái đời thường, tầm thường trở thành phi thường; cái nhỏ bé trở thành lớn lao; cái vô tri vô giác trở nên có hồn; cái đơn giản vô nghĩa trở thành có nghĩa. Cách viết này rất phù hợp với tâm lý trẻ thơ vì các em có tính hiếu kì, ham hiểu biết và cả những hành vi thích phiêu lưu, mạo hiểm. Những cái thấy và cái biết của trẻ em thật đơn giản, nghèo nàn, nhàm chán nên yếu tố hư cấu tưởng tượng là rất cần thiết trong sáng tác viết cho trẻ thơ. Đồng thoại là câu chuyện đặc biệt viết cho trẻ em. Nghệ sĩ dựa vào óc tưởng tượng, kể lại những truyện thần kì, chủ yếu là lấy sự hứng thú giáo dục tư tưởng cho các em hoặc bồi dưỡng cho các em thói quen đọc sách.

Tác giả đã đưa yếu tố hoang đường giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng, gợi nên sự nghi ngờ những chân lý khoa học hoặc sợ để tránh xa cái phức tạp của xã hội. Có thể khẳng định rằng, hư cấu, tưởng tượng là yếu tố làm nên thành công, sức hấp dẫn cho tác phẩm đồng thoại. Tập truyện Cô bé mảnh khảnh, chúng tôi xin tìm hiểu sự hư cấu tưởng tượng trên các bình diện tiêu

biểu: Hư cấu tưởng tượng trong xây dựng cốt truyện, hư cấu tưởng tượng

trong xây dựng tình huống truyện, hư cấu tưởng tượng về thế giới nhân vật.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện đồng thoại của Trần Hoài Dương và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Khảo sát qua tập truyện Cô bé mảnh khảnh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)