Bài học nhận thức thế giới thiên nhiên và ứng xử trong quan hệ với thiên nhiên

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện đồng thoại của Trần Hoài Dương và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Khảo sát qua tập truyện Cô bé mảnh khảnh (Trang 72 - 75)

e. Nhân vật là đồ chơi, đồ dùng học tập

3.2.1.1. Bài học nhận thức thế giới thiên nhiên và ứng xử trong quan hệ với thiên nhiên

với thiên nhiên

Thế giới thiên nhiên vô cùng phong phú và diệu kì đối với học sinh Tiểu học. Bởi vì, nhận thức của các em về thế giới đó có nhiều điều mới mẻ. Thông qua truyện đồng thoại, có thể giúp các em nhận thức được thế giới tự nhiên và lí giải về chúng một cách khoa học theo cách hiểu của trẻ thơ. Khi viết về cỏ, cây, hoa lá, Trần Hoài Dương là một trong các nhà văn viết nhiều trang văn đẹp, gợi cảm, đượm vị cổ tích và mang tính phát hiện về chúng. Cây bút Trần Hoài Dương tả nhiều nhất về các loài hoa, cỏ bình dị, khiêm nhường.

Qua việc khảo sát truyện đồng thoại của Trần Hoài Dương trong tập truyện Cô bé mảnh khảnh và các trích đoạn trong sách Tiếng Việt Tiểu học, các hiện tượng tự nhiên xuất hiện khá nhiều. Chúng giúp các em hình thành những tri thức, nhận biết về thế giới đó. Truyện Áng Mây trong tập truyện Cô

bé mảnh khảnh nói tới một hiện tượng thiên nhiên quen thuộc: mây và mưa.

Hình dáng, màu sắc của những đám mây thay đổi: Lúc hình ngựa phi, lúc hình rồng bay, lúc màu xám, màu nâu…Đặc biệt, câu chuyện còn lí giải cho các em rõ sự hình thành của mây- mưa trong tự nhiên. Từ những lí giải bằng ngôn từ nghệ thuật, nhà văn giúp trẻ giải thích được vai trò của nguồn nước đối với sự sống của vạn vật trên trái đất, với hình ảnh thật cảm động: “ Mẹ trái đất đầm đìa nước mắt trong nỗi vui vô hạn gặp được đứa con yêu”.

Truyện Tiếng mùa xuân, cung cấp cho các em những hiểu biết về quy luật bốn mùa, đặc điểm của mùa xuân mang đến sức sống cho muôn loài. Viết

về hoa, lá, cỏ, cây, nhà văn miêu tả những nét đặc tính riêng của chúng. Truyện của Trần Hoài Dương cũng góp phần lí giải những nét riêng biệt ấy

của một số loài cây, loài hoa. Truyện Sắc đỏ là thiên đồng thoại như vậy. Các em bé biết rằng , có những loài hoa màu đỏ nở ở những thời điểm khác nhau trong bốn mùa: Hoa gạo đỏ rực vào mùa xuân; Hoa phượng thắp lửa vào mùa hè. Hoa son khoe sắc đỏ khi tiết trời vào thu. Cây bàng lại có sắc lá đỏ để sưởi ấm mùa đông. Vậy là, những trang văn của Trần Hoài Dương đã đem đến cho các em những kiến thức khoa học lí thú.

Sách Tiếng Việt lớp 3 ( Tập 1), với trích đoạn Nắng phương Nam trong phân môn Tập đọc, cung cấp cho các em các tri thức về khí hậu từng vùng

miền trên đất nước Việt Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh giá đúng dịp mọi

người đang đón tết truyền thống của dân tộc; Miền Nam nắng quanh năm. Để gửi cái nắng của miền Nam cho bạn Vân ở miền Bắc, Phương và Uyên đã nghĩ ra cách gửi ra cho Vân cành mai để đón tết truyền thống. Mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam ta đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng. Thông qua câu chuyện, giúp các bạn nhỏ có thêm tri thức về những nét đặc trưng về truyền thống đón tết của từng vùng miền. Thông qua câu chuyện này, các em cảm nhận được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam- Bắc. Với sáng kiến của các bạn nhỏ ở miền Nam: Gửi tặng cành mai vàng cho các bạn nhỏ ở miền Bắc, giúp trẻ nhận ra nét đẹp văn hóa đón tết truyền thống dân tộc. Từ đó, nhà văn bồi thấm trong tâm hồn trẻ tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.

Trích đoạn Chiếc lá trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 ( Tập2), được

đưa vào phân môn Tập đọc. Qua cuộc trò chuyện của Chim Sâu, Chiếc Lá và Hoa, giúp trẻ hiểu vì sao bông hoa lại biết ơn chiếc lá. Bởi vì chính lá đem lại sự sống cho cây. Câu chuyện chỉ ra tri thức khoa học mới, đó là: vai trò quan trọng của chiếc lá đối với mỗi loài cây, hoa, quả. Lá cây quang hợp để lấy nguồn dinh dưỡng, cung cấp nhựa sống cho cây. Không chỉ vậy, lá cây còn là

người bạn thân thiết của con người. Nhờ có cây xanh mà con người được sống trong môi trường xanh, sạch, đẹp.

Trong phần ôn tập, sách Tiếng Việt lớp 4 ( Tập 2), trích dẫn câu chuyện

Hoa giấy, nó giúp trẻ nhận ra vẻ đẹp của hoa giấy và phân biệt với các loài

hoa khác: “ Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn và có màu sắc rực rỡ”. Hoa giấy trong con mắt trẻ thơ thật đẹp. Trước vẻ đẹp của Hoa giấy đã làm rung động tâm hồn trẻ. Nó đưa các em đến gần thiên nhiên hơn và có ý thức bảo vệ chúng.

Với Ngữ liệu Cánh rừng mùa đông ở phân môn Chính tả trong sách

giáo khoa Tiếng Việt 5 ( Tập 2), Thiên nhiên cả khu rừng được tái hiện cụ thể. Bao chùm cả khu rừng là cảnh ảm đạm của mọi sự vật sau khi trải qua mùa đông giá lạnh. Cánh rừng trở nên trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cành khô xác trên nền trời xám xịt. Trong hốc cây, mấy gia đình chim họa mi, chim gõ kiến ẩn náu. Con nào con nấy gầy xơ xác, ló đầu ra nhìn mặt trời bằng những cặp mắt ngơ ngác buồn. Bác Gấu Đen nằm co quắp trong hang. Hồi cuối thu, bác ta béo núng nính, lông mượt, da căng trông như một trái sim chín, vậy mà bây giờ teo tóp, lông lởm chởm trông thật tội nghiệp. Cùng với nghệ thuật nhân hóa, thiên nhiên, loài vật ở đây trở nên gần gũi với trẻ. Các loài cây, những con vật trở thành những người bạn của trẻ nhỏ. Các em như đồng cảm với thiên nhiên, loài vật khi phải trải qua sự khắc nghiệt của mùa đông kéo dài. Từ đó, hình thành trong các em, tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên.

Đồng thoại dường như không có sự cách biệt giữa thiên nhiên và trẻ thơ. Tâm hồn trẻ giao cảm đặc biệt với trời mây non nước, muôn thú. Ở đó, trẻ dễ dàng nhập cuộc vào thế giới tự nhiên và coi đó như người bạn thân thiết. Cảnh vật thiên nhiên được miêu tả giống như con người, điều đó đã làm cho các em cảm nhận được sự gần gũi và càng yêu thêm cảnh vật xung quanh.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện đồng thoại của Trần Hoài Dương và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Khảo sát qua tập truyện Cô bé mảnh khảnh (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)