Nghệ thuật nhân hóa

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện đồng thoại của Trần Hoài Dương và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Khảo sát qua tập truyện Cô bé mảnh khảnh (Trang 64 - 69)

e. Nhân vật là đồ chơi, đồ dùng học tập

2.2.5. Nghệ thuật nhân hóa

Nói đến truyện viết cho thiếu nhi không thể không nhắc đến thế giới nhân vật trong tác phẩm. Truyện đồng thoại của Trần Hoài Dương xây dựng nhân vật là những con vật nhỏ bé, đáng yêu, gần gũi với trẻ thơ. Điều làm nên sức hấp dẫn cho thế giới loài vật ấy chính là bởi các con vật được nhân cách hóa, khiến chúng có đời sống nhân sinh phong phú. Nhân hóa là một dạng của ẩn dụ. Nhân hóa dùng những từ ngữ biểu thị thuộc tính người, dấu hiệu của con người, nhằm làm cho đối tượng miêu tả trở nên gần gũi thân thương. Với tình yêu thương con người, sự am hiểu về thiên nhiên, thế giới loài vật nhà văn đã cho thấy sự đa dạng về “tầng lớp”, những thói quen, “tính cách” của từng loài. Khả năng tưởng tượng và sự sáng tạo trong cách viết thể hiện qua tập truyện Cô bé mảnh khảnh, tác giả khiến thế giới loài vật, cỏ cây, hoa

lá…có những nét tính cách rõ rệt, có đời sống lao động, tình cảm của con người. Chúng được xưng hô thân thuộc như con người: bạn, cô, anh, chị, ông, bà, bố, mẹ…

Trước hết, chúng tôi nhận thấy các nhân vật trong truyện đồng thoại của Trần Hoài Dương được phác họa rất cụ thể với những nét đặc điểm, hình dáng, tính cách mang nét giống con người.

Thiên nhiên trong Áng mây mang dáng dấp của con người, mang nét

đặc điểm, tính cách của trẻ thơ. Mây vui khi được mọi người yêu mến “ Mây cúi chào bốn phía”; “ Mây cảm ơn mọi người đã dành tình cảm yêu thương cho mình”. Nó như một đứa trẻ được giáo dục tốt, ngoan ngoãn, lễ phép. Gió cũng là một hiện tượng của tự nhiên. Nhưng ở đây Gió như một người chị

luôn quan tâm, hỏi han mọi người. Đặc biệt, chị Gió rất quan tâm đến Mây. Qua cuộc đối thoại của Mây và chị Gió, Trần Hoài Dương miêu tả hiện tượng thiên nhiên như con người vậy. Kết thúc câu chuyện “ mẹ Trái Đất đầm đìa nước mắt trong nỗi vui vô hạn được gặp lại đứa con yêu” để lại cảm xúc sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Các loài cây và hoa được Trần Hoài Dương miêu tả có tâm hồn, có lòng yêu mến trẻ thơ và mong muốn được mang lại thật nhiều niềm vui đến cho các em. Cây hoa gạo trong Sắc đỏ giống như một người bạn lớn bao dung và vị tha vô cùng. Nhờ nhân hóa mà thế giới cỏ cây hoa lá cũng trĩu nặng tình đời.

Trần Hoài Dương là một trong những nhà văn viết nhiều trang văn “diễm lệ”, gợi cảm. Bởi vậy, ông thổi hồn vào thế giới thực vật hoa, lá, cỏ, cây. Điều đặc biệt là cây bút ấy viết nhiều về các loài hoa bình dị, khiêm nhường. Ở Cô bé mảnh khảnh, tác giả dựng lên thế giới loài hoa với nhiều

tính cách khác nhau. Loài hoa dại có những kẻ “ lắm mồm, lắm miệng khoe sắc khoe hương của mình và cũng hay dèm pha những hoa khác nhất”. Chúng thỏa sức nói xấu những loài hoa đẹp mà chúng ghen ghét, rồi chúng quay ra nói xấu nhau. Ở đó có mảnh khảnh khiêm nhường đứng ở góc vườn, luôn phân bua dàn hòa đồng loại: “ thôi, thôi các anh chị ơi, làm gì mà cãi nhau dữ thế, việc gì phải cãi vã nhau cho khổ”.

Cũng viết về các loài hoa, đồng thoại Những đóa hồng bạch dâng tặng

Andersen, vẻ đẹp trong tâm hồn con người được nhà văn “thổi hồn” vào nhân

vật hoa hồng. Chúng biết yêu thương, biết phục cái tài, cái đẹp.

Đồ dùng học tập luôn gắn bó hàng ngày với các em, vậy mà tác giả đã biến chúng trở thành những người bạn có thân phận, có vị trí, có tính cách giống như con người: chị Tẩy, em Bút Chì (Chị Tẩy và em Bút Chì).

Trong Cuộc phưu lưu của những con chữ, tác giả phác họa một bức

tranh cuộc sống thật thú vị, như một góc phố thu nhỏ. Ở đấy có trường học, có thư viện, viện bảo tàng, bưu điện, với những nhân vật có những nét tính cách cụ thể, rõ rệt. Chữ A ích kỉ, chỉ muốn một mình trở thành người nổi tiếng và được báo chí biết đến. Cậu ta muốn một mình được sống trong cung điện ánh sáng với cuốn sách ước. Bác chữ P điềm đạm, từng trải, đã cho chữ A những lời khuyên thật có ích. Các chữ chì, chị Sách Giáo Khoa thân thiện, vị tha luôn mở rộng vòng tay và tha thứ cho những lỗi lầm của chữ A.

Trần Hoài Dương viết truyện cho thiếu nhi chính là giúp trẻ thơ cất lên tiếng nói, tâm tư của các em. Với tâm hồn yêu trẻ, hiểu trẻ cũng như những vốn sống từ thực tế, dưới con mắt của tác giả, mọi thứ trở nên ngây thơ, ngộ nghĩnh. Chuyện vui về chú Ếch Cốm, câu chuyện phác họa các nhân vật có những nét cá tính khá độc đáo. Ếch Cốm lười học lại luôn cho mình là giỏi giang. Nhái Bén lém lỉnh, tinh nghịch. Chẫu Chàng giống như những cậu học trò hiền lành, ngoan ngoãn. Thầy giáo Cóc được miêu tả với cặp mắt đeo kính trắng, tay xách chiếc cặp to đang rảo bước. Hôm nay, thầy lên lớp với các bạn học trò bài học tìm hiểu về biển. Giọng thầy đầy xúc động. Chính tình bạn và tình yêu thương học trò mà thầy Cóc và các bạn đã giúp Ếch Cốm nhận ra lỗi lầm và chăm chỉ học tập.

Thông qua nghệ thuật nhân hóa, Trần Hoài Dương diễn tả tâm lí nhân vật khá thành công. nhân vật Bê Con (Con đường nhỏ) như đứa trẻ được cưng chiều, lười nhác. Mỗi buổi sáng thức giấc, khi bạn Gà Trống gọi chú ta dậy, chú ta lại rúc vào ụ rơm khô ngủ tiếp; khi ông vào gọi, chú ta nhổm dậy và chạy húc đổ hết mọi vật ở hai bên đường. Trời mưa, đường lầy lội, Bê Con đến lớp học với bàn chân lấm bùn. Chú ta buồn khi không đươc đi chơi xa. Khi bị Gà Trống trêu “ Phải ở nhà, ai chân xấu mà!” Bê Con ta xấu hổ. Được ông chỉ ra lỗi, Bê biết sửa lỗi. Cũng từ đó, chú ta có ý thức giữ gìn con đường

trước nhà để không bị bẩn chân khi bước ra đường. Với cách miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật, Trần Hoài Dương giúp trẻ có ý thức bảo vệ môi trường, Biết nhận ra giá trị của bản thân.

Đồng thoại là truyện viết về thế giới loài vật. Thông qua các nhân vật nhỏ bé ấy để nói chuyện con người. Vì vậy, biện pháp tu từ nhân hóa được coi là yếu tố quan trọng không thể thiếu của người nghệ sĩ khi viết thể loại này. Các nhân vật trong đồng thoại là các con vật rất gần gũi, quen thuộc đối với trẻ. Chúng được các văn nghệ sĩ sáng tạo, khắc họa, miêu tả bằng chính những trải nghiệm mà tuổi thơ nhà văn đã trải qua. Cũng có khi, nó xuất phát từ tình cảm yêu mến, sự am hiểu về thế giới tâm hồn trẻ.Viết về loài vật, mỗi cây bút lại có cách viết sáng tạo riêng. Thông quá đó, họ gửi gắm những suy ngẫm về cuộc sống, về tình đời, tình người. Với sự sáng tạo thế giới nhân vật của mình, thông qua biện pháp tu tù nhân hóa, tác giả đã thực sự tạo ra một thế giới mới lạ, hấp dẫn, giáo dục các em quý trọng thiên nhiên hơn. Truyện đồng thoại của Trần Hoài Dương vừa quen, vừa lạ, hấp dẫn, góp phần giáo dục nhân cách cho các em. Điều đó có thể định hướng, thu hút trẻ em tìm đến những cuốn sách hay để đọc, giúp trẻ yêu sách hơn và tiếp tục phát triến các kĩ năng tiếp cận văn học để đọc văn, học văn, cảm thụ tác phẩm văn học và hoàn thiện nhân cách.

Tiểu kết chương 2:

Luận văn khảo sát tập truyện Cô bé mảnh khảnh, qua bảng thống kê,

chúng tôi nhận thấy có nhiều chủ đề như: Tình cảm gia đình; tình bạn; tình yêu thiên nhiên, loài vật…

Thế giới nhân vật trong tập truyện khá phong phú, xuất phát từ đặc điểm con vật cũng như nắm bắt được môi trường sống của chúng, Trần Hoài Dương đã phác họa hệ thống nhân vật gồm: Nhân vật là loài thực vật hoa, lá,

ở sân vườn, hang hốc; Nhân vật là những hiện tượng của tự nhiên; nhân vật là đồ chơi, đồ dùng học tập.

Cùng với việc xây dựng hệ thống nhân vật, nhà văn khắc họa những nét độc đáo, linh hoạt của không gian, thời gian trong tập truyện, đó là không gian mặt nước, những khu vườn nhỏ, có khi là góc sân, xa hơn nữa là không gian những khu rừng, trải rộng ra là không gian bầu trời, mặt đất…

Yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của đồng thoại phải kể đến cách hư cấu tưởng tượng trong cách xây dựng nhân vật, đến tình huống truyện và kết cấu thông qua phép tu từ nhân hóa. Đồng thoại Cô bé mảnh khảnh, Trần Hoài Dương đã làm rõ vấn đề này.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện đồng thoại của Trần Hoài Dương và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Khảo sát qua tập truyện Cô bé mảnh khảnh (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)