SỰ RA ĐỜI CỦA NƯỚC VIỆT NAM ĐỘC LẬP TỰ DO MỘT MINH CHỨNG GIÁ TRỊ SÁNG TẠO CỦA TƯ TƯỞNG DÂN TỘC CÁCH MỆNH

Một phần của tài liệu Tư tưởng dân tộc cách mệnh của Hồ Chí Minh với sự ra đời của nước Việt Nam độc lập tự do (Trang 59 - 65)

CHỨNG GIÁ TRỊ SÁNG TẠO CỦA TƯ TƯỞNG DÂN TỘC CÁCH MỆNH 2.1. Hồ Chí Minh sáng lập Đảng cách mạng Việt Nam

Thấy rõ mục đích và các khẩu hiệu của nhóm Thanh niên không còn phù hợp với tình hình hiện tại nữa, đầu năm 1929, những người tích cực nhất, tiên tiến nhất trong Kỳ bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội Bắc Kỳ đòi thành lập ngay Đảng Cộng sản.

Tháng 3 năm 1929 Chi bộ cộng sản đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội gồm 7 người, tiêu biểu là Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh…Đại hội Thanh niên Bắc Kỳ họp ngày 28 tháng 3 đã nhất trí tán thành chủ trương thành lập Đảng Cộng sản. Đại hội cử một đoàn đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc của Thanh niên và giao cho họ nhiệm vụ phải đấu tranh để chủ trương ấy được chấp nhận.

Đầu tháng 5, tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội (họp ở Hương Cảng), đoàn đại biểu Bắc Kỳ đưa ra đề nghị giải tán Thanh niên, thành lập Đảng Cộng sản. Đề nghị đó phản ánh đúng yêu cầu khách quan của lịch sử và nguyện vọng thiết tha của những người tiên tiến trong Thanh niên. Nhưng đề nghị đó đã không được chấp nhận, đoàn đại biểu Bắc Kỳ bỏ Đại hội ra về.

Ngày 1 tháng 6, đoàn đại biểu này lại ra bản tuyên bố giải thích vì sao họ lại rút khỏi Đại hội Thanh niên và kêu gọi công nhân, nông dân tất cả những người cách mạng trong nước ủng hộ việc thành lập Đảng Cộng sản. Bản tuyên bố chỉ rõ: “Phải tổ chức ngay Đảng Cộng sản thì mới dẫn đạo vô sản giai cấp làm cách mệnh được”[4; tr.149].

Thực hiện chủ trương này ngày 17 tháng 6 năm 1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập. Tuyên ngôn và điều lệ của Đảng được công bố. Tờ báo Búa Liềm, cơ quan ngôn luận Trung ương của Đảng ra đời.

Đầu mùa thu năm 1929, những người tiên tiến trong Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Nam Kỳ đã giải thể tổ chức cũ của mình và lập ra các chi bộ cộng sản. Tháng 11 năm đó, tại Sài Gòn, Đại hội đại biểu các chi bộ nói trên đã quyết định thành lập An Nam Cộng sản Đảng, thông qua điều lệ và bầu ra ban chỉ đạo lâm thời do Châu Văn Liêm làm bí thư. An Nam Cộng sản Đảng có cơ sở quần chúng trong nhiều xí nghiệp ở Sài Gòn và một số tỉnh Nam Kỳ. Phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới, sự ra đời của các tổ chức cộng sản kể trên đã đáp ứng đúng nguyện vọng của giai cấp công nhân, của các tầng lớp nhân dân lao động và của cả dân tộc.

Phong trào cách mạng không vì thế mà lùi bước. Nhưng điều đáng lo ngại nhất và cũng là chỗ yếu nhất của phong trào cách mạng Việt Nam lúc này là tình trạng phân tán về tổ chức: trong một nước mà lại có ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ. Tình hình đó rõ ràng là khó tránh khỏi dẫn đến sự phân tán về tư tưởng, sự chia rẽ trong hành động, và do đó sẽ làm yếu các lực lượng cách mạng và về khách quan làm lợi cho kẻ thù. Việc thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một Đảng cách mạng duy nhất của giai cấp công nhân trở thành nhu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đây là điều mà Quốc tế cộng sản, Bộ tham mưu chiến đấu của phong trào cách mạng thế giới, không thể không quan tâm tới.

Khi ấy, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đang ở Xiêm. Người đến đây từ mùa thu năm 1928. Người thường xuyên theo dõi và nghiên cứu tình hình mọi mặt ở Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cămphuchia) nhận thấy sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân

dân lao động ở trong nước và điều kiện ngày càng chín muồi cho việc thành lập một chính Đảng của giai cấp công nhân. Đồng thời, Người cũng rất lo lắng khi nhận được những tin tức về sự tranh chấp và công kích lẫn nhau giữa ba tổ chức cộng sản non trẻ mới ra đời. Vấn đề đặt ra lúc này là phải thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất, càng sớm càng tốt. Từ Xiêm, Người gấp rút đi Singapo, rồi đến ngay Hương Cảng để thực hiện thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.

Vào dịp tết Canh Ngọ, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất, do Nguyễn Ái Quốc triệu tập, chuẩn bị và chủ trì, họp tại bán đảo Cửu Long, Hương Cảng. Tham dự Hội nghị có Nguyễn Ái Quốc, đại diện của Quốc tế Cộng sản, hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng, hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng và hai đại biểu ngoài nước. Sau những ngày thảo luận sôi nổi, tự phê bình và phê bình nghiêm túc về những khuyết điểm đã qua, Hội nghị đã đi tới hoàn toàn nhất trí về việc hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược tóm tắt và Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo.

Hội nghị còn quyết định thành lập các tổ chức quần chúng do Đảng lãnh đạo là: Công hội đỏ, Nông hội đỏ, Thanh niên Cộng sản đoàn, Hội phụ nữ giải phóng, Hội cứu tế đỏ và Hội phản đế đồng minh, tức là Mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc đầu tiên ở Việt Nam. Cuối cùng, Hội nghị thông qua lời kêu gọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc gửi toàn thể nhân dân Việt Nam, nhân dịp Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.

Thành công của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản là đã đưa lại cho giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc một Đảng cách mạng - Đảng Cộng sản Việt Nam, một đội tiền phong cách mạng “thống nhất vững chắc”, với đường lối cách mạng đúng đắn làm cơ sở cho sự thống nhất về tư tưởng

và hành động của các lực lượng yêu nước và cách mạng Việt Nam, tình trạng phân tán mới nảy nở. Nền móng đầu tiên của truyền thống đoàn kết nhất trí trong Đảng đã được xây dựng.

Sau này, trong “Chánh cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt”, do Hồ Chí Minh soạn thảo được Hội nghị nhất trí thông qua đã nêu rõ ở Việt Nam: “Tư bản bản xứ không có thế lực gì” cho nên “ta không nên nói cho họ đi về phe đế quốc được”, mà chỉ bọn đại địa chủ mới có thế lực và đứng hẳn về phe đế quốc chủ nghĩa”[41; tr.1]. Trước đó, Chính cương của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên cũng khẳng định: “Bao nhiêu độc quyền về công nghiệp và thương nghiệp An Nam, bao nhiêu kinh tế trọng yếu trong nước hoàn toàn về tư bản Pháp độc quyền. Các cơ quan giao thông, công nghiệp làm mỏ, việc thông thương ngoài, ngân hàng và tất cả các cơ quan tài chính và các thủ công nghiệp khác đều về tay tư bản Pháp hết”[39; tr.102].

Từ thực tế đó, Hồ Chí Minh cho rằng nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trước mắt là phải đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai, giành độc lập cho dân tộc, đó là nhiệm vụ của toàn thể dân tộc chứ không riêng gì một giai cấp hay tầng lớp nào. Chánh cương ghi: Về phương diện chính trị:

a. Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến.

b. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập.

c. Dựng ra chính phủ công nông binh. d. Tổ chức ra quân đội công nông. Về phương diện kinh tế:

a. Thủ tiêu hết các thứ quốc trái.

b. Thâu hết sản nghiệp lớn (…) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý.

c. Thâu hết ruộng đất của đế quốc…chia cho dân cày nghèo. [41; tr.1-2].

Nhìn vào các nhiệm vụ chính trị kinh tế trên, chúng ta thấy đối tượng chính của cách mạng lúc này là đế quốc Pháp và tay sai. Kẻ thù của cách mạng trước hết là thực dân Pháp, tư bản mại bản và các thế lực phong kiến tay sai. Như vậy là cương lĩnh đặt nhiệm vụ dân tộc và giải phóng dân tộc lên hàng đầu, các lợi ích giai cấp phải phục vụ cho mục tiêu và nhiệm vụ đó. Đó là mục tiêu trước mắt, còn mục tiêu lâu dài là “đi tới xã hội cộng sản”

Tại sao Hồ Chí Minh đặt yếu tố dân tộc lên hàng đầu, và như thế có phải Hồ Chí Minh là người dân tộc chủ nghĩa không? Trong thực hiện cách mạng, việc xác định mâu thuẫn chủ yếu của xã hội ở từng thời kỳ là rất quan trọng để xác định kẻ thù trước mắt, định rõ sách lược, đề ra nhiệm vụ cần giải quyết ngay để thúc đẩy cách mạng tiến lên. Chỉ có trên cơ sở phân tích bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam một cách khoa học, chỉ ra đâu là mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu, đâu là mâu thuẫn lâu dài, thứ yếu, thì mới xác định rõ và đúng kẻ thù, tập trung vào nhiệm vụ chủ yếu trước mắt thì cách mạng mới thành công.

Hồ Chí Minh đã vận dụng hết sức linh hoạt, mềm dẻo, uyển chuyển nguyên lý đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Trong một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, bị đế quốc thống trị thì mâu thuẫn cơ bản chủ yếu, nổi cộm phải là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp xâm lược. Cách mạng phải làm hai nhiệm vụ là nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ, đánh đế quốc và đánh phong kiến. Phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa các nhiệm vụ này cho phù hợp với tình hình. Chủ trương đặt nhiệm vụ dân tộc lên hàng đầu của Hồ Chí Minh là rất đúng đắn và khoa học, đáp ứng được yêu cầu lịch sử, nguyện vọng, quyền lợi thiết thân của đông đảo mọi tầng lớp nhân dân. Từ đó sẽ lôi cuốn, tập hợp mọi lực lượng yêu nước tiến bộ của dân tộc đánh thắng bọn đế quốc tay sai, giành chính quyền về tay nhân

dân. Sau khi đất nước độc lập thì thực hiện nhiệm vụ dân chủ và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sức ta có hạn, giặc đông mạnh cho nên phải thực hiện từng bước nhiệm vụ cách mạng, phải tập trung vào giải quyết nhiệm vụ chủ yếu trước mắt, như thế mới giành được thắng lợi.

Hồ Chí Minh đã kết hợp giải quyết nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Trong cuộc cách mạng các nước thuộc địa, đấu tranh giai cấp gắn liền với đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó là cuộc đấu tranh của các giai cấp bị áp bức bóc lột chống ách thống trị của tư bản nước ngoài và bọn tay sai trong nước cấu kết với chúng.

Nhờ có sự tổng kết bởi một quá trình trải nghiệm lâu dài ở cả phương Đông và phương Tây cộng với một tư duy độc lập, tự chủ, cái nhìn biện chứng, sáng tạo mà Hồ Chí Minh đã không mắc phải bệnh giáo điều, tả khuynh như nhiều người cộng sản Việt Nam đầu thập kỉ 30. Người đã vượt lên trên “những rào cản”, “khuôn khổ”, “khuôn mẫu” để đưa ra quan điểm của mình và dám đem ra thực hiện, điều đó thể hiện trí thông minh và bản lĩnh chính trị của Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh đã thấy yếu tố dân tộc có sức mạnh to lớn trong việc tập hợp các giai cấp, tầng lớp vào mặt trận chung chống đế quốc, thấy được khả năng và vai trò quan trọng của các tầng lớp “không vô sản”, kể cả tư sản dân tộc và sự phân hóa của các bộ phận trong các giai cấp này để từ đó lôi kéo họ đi cùng cách mạng. Với Hồ Chí Minh thì nhiệm vụ trước tiên mà cách mạng Việt Nam phải làm là “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”[41; tr.1]. Chủ trương của Hồ Chí Minh là “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanh niên, Tân Việt…để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt

phản cách mạng (Đảng lập hiến…) thì phải đánh đổ”[41; tr.3]. Quan điểm của Hồ Chí Minh trong vấn đề này là:

1. Sự lãnh đạo cách mạng thuộc về giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong của nó là Đảng cộng sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Dân tộc chống đế quốc.

3. Trước khi tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội cần tập trung sức lực vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Tuy nhiên, tư tưởng Hồ Chí Minh về việc đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đề cao yếu tố dân tộc đã không được Quốc tế cộng sản và Đảng cộng sản Đông Dương trong những năm 1930 thừa nhận.

Đây vừa là một sự khác biệt trong quan điểm về quan hệ dân tộc và giai cấp của Hồ Chí Minh với quan điểm của Quốc tế cộng sản. Quan điểm đó thể hiện sự vận dụng sáng tạo nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin và đường đối của Quốc tế cộng sản vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam, phù hợp với truyền thống dân tộc, không dập khuôn, giáo điều.

Một phần của tài liệu Tư tưởng dân tộc cách mệnh của Hồ Chí Minh với sự ra đời của nước Việt Nam độc lập tự do (Trang 59 - 65)