Chính sách ngoại giao của Chính phủ lâm thờ

Một phần của tài liệu Tư tưởng dân tộc cách mệnh của Hồ Chí Minh với sự ra đời của nước Việt Nam độc lập tự do (Trang 137 - 141)

Nước Việt Nam còn đương ở giai đoạn tranh đấu kịch liệt, tất chính sách ngoại giao phải có mục đích cốt yếu là giúp cho sự tranh đấu ấy được thắng lợi bằng mọi phương pháp êm dịu hay cương quyết tuỳ theo thái độ của các liệt quốc, nhưng bao giờ cũng lấy nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương làm nền tảng.

a- Vì thế đối với các nước Đồng minh, Việt Nam hết sức thân thiện và thành thực cộng tác trên lập trường bình đẳng tương ái, để xây đắp lại nền hoà bình của thế giới. Riêng đối với Trung Hoa là một nước có nhiều mối quan hệ về mọi phương diện địa dư, lịch sử, văn hoá và kinh tế, thì Việt Nam lại càng muốn thắt chặt tình thân ái khiến hai dân tộc Việt Hoa tương trợ mà cùng tiến hoá.

b- Duy đối với Pháp, hiện nay Việt Nam bắt buộc phải theo chính sách khác mà đối phó. Trước hết đối với những kiều dân Pháp, nếu họ yên tĩnh làm ăn trong vòng trật tự và tôn trọng sự độc lập Việt Nam, thì sinh mệnh và tài sản của họ vẫn được bảo vệ theo luật quốc tế. Nhưng đối với Chính phủ Pháp Đờ Gôn, chủ trương thống trị Việt Nam, thì quyết chống lại, nếu Chính phủ ấy không chịu thừa nhận sự độc lập hoàn toàn của Việt Nam.

c. Còn đối với các nhược tiểu dân tộc trên toàn cầu, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng thân thiện, hợp tác chặt chẽ trên nguyên tắc bình đẳng, để ủng hộ lẫn nhau trong sự xây đắp và giữ vững nền độc lập.

d. Riêng về hai nước bạn Cao Mên và Ai Lao, thì giây liên lạc lấy dân tộc tự quyết làm nền tảng, lại càng phải chặt chẽ hơn nữa vì hai nước ấy trước kia, hiện nay và ngày sau cùng chung một số phận với Việt Nam; đã cùng bị Pháp đô hộ, thì cùng phải chống lại sự xâm lăng của Pháp, tương trợ mà thực hiện và củng cố sự độc lập. Và ba nước Mên, Lào và Việt Nam còn có nhiều mối liên lạc về kinh tế, nên sẽ giúp đỡ nhau để kiến thiết và sánh vai ngang hàng mà tiến hoá.

đ- Chính phủ Cộng hoà Dân chủ Việt Nam đã không những chẳng phân biệt nòi giống, lớn nhỏ, lại còn không phân biệt tôn giáo nữa. Sự tự do tín ngưỡng được hết sức tôn trọng. Vì vậy đối với tín đồ Gia Tô cũng như đối với tín đồ các tôn giáo khác, Chính phủ hết lòng thân mến kính trọng, dựa vào nguyên tắc: tôn giáo tự do.

Phụ lục số 7

HIẾN PHÁP

NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ (Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

thông qua ngày 9-11-1946)

LỜI NÓI ĐẦU

Cuộc Cách mạng Tháng Tám đã giành lại chủ quyền cho đất nước tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hoà.

Sau tám mươi năm tranh đấu, dân tộc Việt Nam đã thoát khỏi vòng áp bức của chính sách thực dân, đồng thời đã gạt bỏ chế độ vua quan. Nước nhà đã bước sang một quãng đường mới.

Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ.

Được quốc dân giao cho trách nhiệm thảo bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Quốc hội nhận thấy rằng Hiến pháp Việt Nam phải ghi lấy những thành tích vẻ vang của Cách mạng và phải xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây:

- Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo. - Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.

- Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.

Với tinh thần đoàn kết, phấn đấu sẵn có của toàn dân, dưới một chính thể dân chủ rộng rãi, nước Việt Nam độc lập và thống nhất tiến bước trên

đường vinh quang, hạnh phúc, cùng nhịp với trào lưu tiến bộ của thế giới và ý nguyện hoà bình của nhân loại.

Chương I

CHÍNH THỂ

Điều thứ 1.- Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà.

Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.

Điều thứ 2.- Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia.

Điều thứ 3.- Cờ của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nền đỏ, giữa có sao vàng năm cánh.

Quốc ca là bài Tiến quân ca. Thủ đô đặt ở Hà Nội.

Chương II

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CÔNG DÂN

Mục A

NGHĨA VỤ

Điều thứ 4.- Mỗi công dân Việt Nam phải: - Bảo vệ Tổ quốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tôn trọng Hiến Pháp - Tuân theo pháp luật.

Mục B

QUYỀN LỢI

Điều thứ 6.- Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá.

Điều thứ 7.- Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình.

Điều thứ 8.- Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung.

Điều thứ 9.- Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện.

Điều thứ 10.- Công dân Việt Nam có quyền:

Một phần của tài liệu Tư tưởng dân tộc cách mệnh của Hồ Chí Minh với sự ra đời của nước Việt Nam độc lập tự do (Trang 137 - 141)