Dân tộc cách mệnh là sự nghiệp của toàn dân tộc tiến hành bằng phương thức cách mạng khoa học, sáng tạo.

Một phần của tài liệu Tư tưởng dân tộc cách mệnh của Hồ Chí Minh với sự ra đời của nước Việt Nam độc lập tự do (Trang 41 - 53)

phương thức cách mạng khoa học, sáng tạo.

Đánh đuổi đế quốc xâm lược là sự nghiệp của toàn dân tộc, trong đó công nông là gốc cách mạng, được tổ chức lại thành đội ngũ vững vàng. Vậy nên muốn tiến hành dân tộc cách mạng cần phải có lực lượng. Vấn đề tổ chức lực lượng cách mạng là một vấn đề có tầm chiến lược của cách mạng Việt Nam, một bộ phận quan trọng trong đường lối dân tộc cách mạng của Hồ Chí Minh và Đảng ta. Trong quá trình xây dựng đường lối cứu nước và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trên cơ sở kế thừa, phát huy truyền thống lịch sử của dân tộc; vận dụng sáng tạo học thuyết cách mạng Mác – Lênin; nghiên cứu , chọn lọc kinh nghiệm cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh đã hình thành những quan điểm về lực lượng của cuộc dân tộc cách mạng.

Trước hết, theo Người, lực lượng trong dân tộc cách mạng phải là lực lượng tự thân của các dân tộc bị áp bức. Ngay từ năm 1921, trong Tuyên ngôn của Hội liên hiệp thuộc địa, Người viết: “Công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện bằng chính sự nỗ lực của bản thân anh em”[39; tr.128].

Luận điểm này được Người quán triệt trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đó chính là tinh thần “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” của cuộc Cách mạng Tháng Tám, “tự lực cánh sinh” trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Với tinh thần ấy, Hồ Chí Minh luôn coi việc tổ chức vận động quần chúng, xây dựng lực lượng cách mạng bên trong là yếu tố quyết định. Điều đáng chú ý là: Người chủ trương kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa việc xây dựng lực lượng bên trong với việc tranh thủ sự hỗ trợ của các lực lượng cách mạng, tiến bộ bên ngoài.

Hồ Chí Minh đã căn cứ vào tính chất cách mạng, nhiệm vụ và phương hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng để xác định thành phần tham gia lực lượng cách mạng.

Ngay từ nửa cuối những năm 20 của thế kỷ này, Hồ Chí Minh đã xác định cách mạng Việt Nam là “dân tộc cách mệnh” và Người chỉ rõ quan điểm về lực lượng trong dân tộc cách mệnh: “Dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ nông công thương đều nhất trí chống lại cường quyền”[40; tr.266].

Với nhãn quan chính trị sắc bén, sớm nhận rõ mâu thuẫn chủ yếu nổi lên trong xã hội Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn giữa tòan thể dân tộc Việt Nam bị áp bức với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, Hồ Chí Minh đã kiên định tập trung giải quyết vấn đề dân tộc, khẳng định đó là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Để tiến hành thắng lợi nhiệm vụ đó, Người chủ trương vận động tối đa các thành phần trong cộng đồng dân tộc, huy động sức mạnh toàn dân bao gồm mọi tầng lớp, giai cấp, đảng phái, tôn giáo, dân tộc…Đó là tinh thần “không phân biệt trai, gái già trẻ, lương, giáo, giàu

nghèo”[41; tr.533], là tinh thần “ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc…”[42; tr.480],

Quan điểm của Hồ Chí Minh thể hiện rõ: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Đồng thời cũng thể hiện sự kế thừa, phát huy tư tưởng trọng dân, lấy dân làm gốc từ các bậc hiền tài trong lịch sử dân tộc, Nguyễn Trãi xưa đã từng cảm nhận về sức mạnh của dân: “chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”. Phan Bội Châu quan niệm: “dân là dân nước, nước là nước dân”. Hồ Chí Minh dự cảm được sức mạnh tiềm ẩn của nhân dân bị áp bức ngay từ khi họ chưa vùng dậy: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến”[39; tr.28].

Thực tế phát triển thắng lợi cuộc cách mạng đã chứng tỏ sức mạnh vĩ đại của quần chúng nhân dân đã khẳng định: “lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó”[42; tr.20].

Khác với các bậc tiền bối, khái niệm dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chung chung, mà vừa cụ thể hơn, lại vừa có sức hàm chứa lớn hơn. Khi chủ trương vận động cứu nước, Phan Bội Châu nhằm vào “mười hạng người”1 được Cụ xếp thứ tự không theo một tiêu chuẩn xã hội nào; trong đó lại không có nông dân và thợ thuyền, là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội. Chủ trương của Phan Bội Châu vẫn chỉ giới hạn trong sự trông chờ ở trí tuệ và tài năng của những cá nhân và những nhóm người kiệt xuất.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về khả năng cách mạng đã vượt qua được điểm dừng của các bậc tiền bối tiến bộ nhất và vươn tới vị trí lãnh tụ trong hàng ngũ những người yêu nước cùng thời. Người đã nhận rõ sức mạnh và khả năng cách mạng to lớn của các tầng lớp nhân dân bị áp bức, bóc lột.

Người ý thức sâu sắc về tỉ lệ thuận giữa mức độ bị áp bức với tinh thần chống áp bức, bóc lột ở các giai tầng trong xã hội. Trong khái niệm dân, Hồ Chí Minh chú trọng nhiều hơn tới các giai cấp, tầng lớp lao động đông đảo, bị áp bức, bóc lột nhiều nhất, những “người cùng khổ”. Đó là quan niệm về dân của một tư tưởng yêu nước trên lập trường vô sản.

Chính trên cơ sở đó, Hồ Chí Minh đã xác định phương hướng chủ yếu để vận động, tổ chức lực lượng cách mạng. Đồng thời, Người kêu gọi tất cả các giai cấp, tầng lớp, các giới, các tổ chức, cá nhân đủ mọi thành phần, lứa tuổi, đóng góp vào công cuộc cứu nước theo khả năng của mình. Tất cả đều được Người hướng vào ngọn cờ đại nghĩa của dân tộc.

Để huy động lực lượng toàn dân cứu nước, Hồ Chí Minh đã có chủ trương cụ thể về sắp xếp lực lượng cách mạng và phù hợp với thực tiễn các giai cấp tầng lớp trong xã hội Việt Nam.

Khi luận giải về vai trò, vị trí của giai cấp công nhân và nông dân trong cách mạng, tại các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng Việt Nam ở Quảng Châu (Trung Quốc), Người nói: “Công nông là người chủ cách mệnh”, và “công nông là gốc cách mệnh”[40; tr.266] đồng thời chỉ rõ lý do: “Là vì công nông bị áp bức nặng hơn. Là vì công nông là đông nhất cho nên sức mạnh hơn hết”[40; tr.266]. .

Trong khi khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trong cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh sự cần thiết của liên minh công nông, và gọi liên minh công nông là “rường cột” của mặt trận dân tộc thống nhất.

Hồ Chí Minh đã từng biết tới sự tham gia của nông dân Việt Nam trong những cuộc khởi nghĩa, những phong trào vận động cứu nước, những cuộc đấu tranh chống phu, chống thuế ở đầu thế kỷ XX. Trong thời kỳ hoạt động ở Quốc tế cộng sản, Người lại bỏ nhiều công sức nghiên cứu về vấn đề nông

dân và phong trào nông dân ở nhiều nước phương Đông. Kết hợp lý luận và thực tiễn, Người đã đánh giá cao vai trò của giai cấp nông dân, coi nông dân là “bạn đồng minh tự nhiên”, “đồng minh rất chắc chắn” của giai cấp công nhân trong cách mạng.

Vị trí của vấn đề nông dân trong cách mạng giải phóng dân tộc được Hồ Chí Minh xác định rõ: giai cấp nông dân là lực lượng cách mạng tiềm tàng những khả năng rất to lớn mà “khéo tổ chức, khéo lãnh đạo thì lực lượng ấy sẽ làm xoay trời chuyển đất, bao nhiêu thực dân và phong kiến cũng sẽ bị lực lượng to lớn ấy đánh tan”[40; tr.266]. Tuy nhiên, Người không bao giờ tuyệt đối hóa khả năng cách mạng của nông dân. Với cách nhìn nhận biện chứng, lịch sử, Người thấy rõ giai cấp này với cả mặt tích cực và hạn chế. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ, khi trong phong trào cộng sản quốc tế xuất hiện một số ý kiến thổi phồng vai trò của nông dân thì Người đã đấu tranh không khoan nhượng với những quan điểm đó. Là ủy viên Đoàn chủ tịch Hội đồng Quốc tế nông dân, phụ trách phong trào nông dân các thuộc địa Người kịp thời chỉ đạo biểu dương những hoạt động cách mạng đúng đắn và uốn nắn những biểu hiện “tả” của phong trào nông dân các nước. Theo Người, nông dân chỉ có thể phát huy được đầy đủ khả năng cách mạng khi được tổ chức lại, chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân: “Chỉ có giai cấp công nhân lãnh đạo thì nông dân mới được giải phóng. Cũng chỉ có thắt chặt liên minh với nông dân thì công nhân mới lãnh đạo được cách mạng thắng lợi.”[44; tr.459].

Điều đáng chú ý là trong khi nhiều nhà lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin thường nhấn mạnh hạn chế của giai cấp nông dân ở tính chất tư hữu, thì Hồ Chí Minh rất ít nói tới khía cạnh đó, Người chỉ nêu hạn chế của giai cấp này ở chỗ họ không có khả năng tự giải phóng, không có khả năng lãnh đạo cách mạng. Người chủ yếu nhấn mạnh mặt tích cực của nông dân, trong đó có khẳ năng đấu tranh chống áp bức giai cấp và chống áp bức dân tộc.

Xuất phát từ sự đánh giá ấy, Hồ Chí Minh xác định cả hai giai cấp công nhân và nông dân làm thành động lực của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Trong những văn kiện đầu tiên của Đảng do Người khởi thảo, giai cấp nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo, đã được ở vị trí quan trọng, đòi hỏi Đảng phải hết sức quan tâm tổ chức lãnh đạo: “Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh trúc bọn địa chủ và phong kiến”[41; tr.3].

Chủ trương của Hồ Chí Minh về tổ chức, vận động nông dân là rất cụ thể. Người phân chia giai cấp này thành nhiều tầng lớp với những đặc điểm riêng, những mức độ khác nhau trong khả năng và ý thức cách mạng; đó là: cố nông, bần nông, trung nông, phú nông. Theo Người, Đảng cần có những biện pháp vận động thích hợp để bảo đảm giữ vững quyền lãnh đạo và nguyên tắc tổ chức, đồng thời khai thác triệt để được lòng yêu nước và khả năng cách mạng của mỗi tầng lớp.

Một trong những yêu cầu cơ bản nhất của nông dân là ruộng đất. Để đáp ứng yêu cầu ruộng đất, giải phóng giai cấp nông dân, Hồ Chí Minh đề ra “cách mạng thổ địa” là một trong những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng dân chủ Việt Nam. Song, để tập trung giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc, Người chủ trương không giải quyết toàn bộ nhiệm vụ cách mạng ruộng đất mà giải quyết từng bước. Người đã đánh giá đúng tinh thần yêu nước của giai cấp nông dân, nhìn thấy khả năng của giai cấp này có thể tạm gác một phần yêu cầu ruộng đất của riêng mình trước yêu cầu cứu nước của toàn dân tộc.

Tầng lớp tiểu tư sản trí thức được Hồ Chí Minh chú trọng trong cách mạng giải phóng dân tộc.

Các nhà lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin coi tiểu tư sản, trí thức là tầng lớp trung gian trong cách mạng vô sản. Tầng lớp này có khả năng đi với giai cấp vô sản. Sự tham gia của họ vào đội ngũ cách mạng là một trong

những yếu tố góp phần đưa đến tình thế trực tiếp cách mạng. Ở Việt Nam, tầng lớp tiểu tư sản trí thức phát triển cùng với quá trình khai thác của thực dân Pháp. Họ nhanh chóng nổi bật lên, đem lại những nét mới cho phong trào yêu nước ở những thập kỷ đầu thế kỷ. Lớp chiến sĩ đầu tiên đi theo xu hướng cách mạng vô sản ở Việt Nam phần lớn xuất thân từ tiểu tư sản trí thức.

Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng tiểu tư sản, trí thức cũng bị đế quốc phong kiến áp bức bóc lột. Cùng với những đóng góp ngày càng nhiều của họ vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, sự đánh giá của Người đối với vai trò của họ ngày càng cụ thể, sâu sắc. Vào nửa cuối những năm 20, trong cuốn Đường cách mệnh, Người coi tầng lớp này là “bầu bạn của công nông”[40; tr266]. Khi thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, Người xếp tiểu tư sản trí thức vào hàng ngũ lực lượng cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo, đồng minh gần gũi của công nhân và nông dân. Người viết: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông (…) để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp”[39; tr.34] và khẳng định tiểu tư sản là một trong những động lực của cách mạng. Phân tích đặc điểm của tiểu tư sản, trí thức, Hồ Chí Minh chỉ ra những yếu tố tích cực của họ, trong đó nổi bật là “có đầu óc dân tộc và đầu óc cách mạng”[45; tr34], đồng thời nêu cả một số hạn chế của họ và khẳng định, để khắc phục mặt yếu, phát huy điểm mạnh, tiểu tư sản, trí thức phải được sự lãnh đạo của chính đảng vô sản.

Chính sách trọng trí thức được Hồ Chí Minh và Đảng ta thực hiện trong quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc từ trước và trong Cách mạng Tháng Tám cũng như trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sự có mặt và vai trò ngày càng tích cực của đội ngũ trí thức, nhân sĩ yêu nước trong hàng ngũ cách mạng; phong trào đấu tranh sôi nổi ở các đô thị của tiểu tư sản trí thức, sinh viên, học sinh đã góp phần vào thắng lợi chung trong mỗi chặng đường cách mạng của dân tộc.

Đối với tầng lớp tư sản dân tộc, Hồ Chí Minh có cách nhìn nhận cụ thể. Theo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, giai cấp tư sản là đối tượng của cách mạng vô sản. Song trong cách mạng giải phóng dân tộc do giai cấp vô sản lãnh đạo ở các thuộc địa thì tư sản bản xứ lại không phải là đối tượng của cách mạng. Ở đầu thế kỷ XX, tại Ấn Độ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, …tư sản dân tộc đã đóng vai trò lãnh đạo phong trào dân tộc dân chủ.

Trong những năm 20, Hồ Chí Minh đã có những nhận xét đúng mức đối với hoạt động của các phong trào yêu nước, dân chủ do giai cấp tư sản lãnh đạo ở một số nước phương Đông (Ân Độ, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ…), Người đặc biệt đánh giá cao những tư tưởng cách mạng của Tôn Trung Sơn, đại diện xuất sắc của giai cấp tư sản dân tộc và phong trào cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc, khi nói tới mặt tích cực của tư sản dân tộc, còn Hồ Chí Minh thì nói đến yếu tố dân tộc trong giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở Việt Nam, tư sản dân tộc hình thành muộn, lực lượng nhỏ bé. Do vậy, họ có tinh thần chống đế quốc phong kiến nhưng chỉ đấu tranh trong giới hạn cải cách. Họ thiếu khả năng tổ chức với đường lối chính trị rõ ràng như một giai cấp trưởng thành. Chính vì vậy, dù đã cố gắng họat động trong phong trào yêu nước, dân chủ, nhưng tư sản dân tộc Việt Nam vẫn không thoát khỏi những hạn chế đó, không đủ sửc nắm ngọn cờ giải phóng dân tộc. Vì vậy Hồ Chí Minh rất chú trọng tranh thủ mặt tích cực của họ. Người chỉ rõ, Đảng cần “tập hợp hoặc lôi kéo phú nông, tư sản và tư bản bậc trung”[41; tr.4] hoặc khả năng thấp hơn là trung lập họ. Trong thời kỳ 1936-1939, Người yêu cầu Đảng ta: “phải ra sức tổ chức mặt trận dân tộc dân chủ rộng rãi, (…) không những chỉ có nhân dân lao động mà gồm cả giai cấp tư sản dân tộc”[41; tr.138]. Khi yêu cầu giải phóng dân tộc trở nên cấp thiết, Hội nghị

Một phần của tài liệu Tư tưởng dân tộc cách mệnh của Hồ Chí Minh với sự ra đời của nước Việt Nam độc lập tự do (Trang 41 - 53)