Sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minnh về dân tộc cách mệnh nói riêng là một quá trình diễn ra liên tục và hợp quy luật, đáp ứng yêu cầu phát triển của dân tộc và thời đại.
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc cách mệnh là một bộ phận của tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh, bao gồm hệ thống những luận điểm được rút ra từ thực tiễn đất nước, lịch sử, xã hội và con người Việt Nam, từ sự kế thừa và phát triển những tinh hoa của dân tộc và trí tuệ của thời đại mà đặc biệt là chủ nghĩa Mác-Lênin, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc của sự nghiệp giải phóng và phát triển vì độc lập tự do của Việt Nam. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc cách mệnh rất phong phú:
- Quan điểm về con đường cứu nước của cách mạng Việt Nam là con đường cách mạng vô sản
- Quan điểm về mối quan hệ hữu cơ giữa dân tộc cách mệnh với cách mạng vô sản ở chính quốc
- Đề ra đường lối, bước đi của dân tộc cách mệnh và chỉ ra những nhân tố đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc cách mệnh có giá trị sáng tạo khoa học, thực tiễn quan trọng và thiết thực đối với cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam, góp phần vào kho tàng lý luận cách mạng giải phóng và phát triển của thời đại.
Thành công của cách mạng Tháng Tám và sự ra đời nước Việt Nam mới là thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam, cũng “là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. [44, tr.159] của chủ nghĩa Mác – Lênin ở một nước thuộc địa.
Ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Tám đối với các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới là rất to lớn.Trong bối cảnh khi mà bọn đế quốc với mọi thủ đoạn nhằm giữ nguyên hệ thống thuộc địa, khi mà nhân dân các thuộc địa tham gia cuộc đấu tranh chống phát xít với niềm hy vọng có một sự đổi mới nào đó đối với dân tộc mình và sau khi kết thúc chiến tranh, thì Cách mạng Tháng Tám là đòn đánh trực tiếp vào chính sách thuộc địa của thực dân Pháp và Nhật. Việt Nam đứng lên làm cách mạng thành công có nghĩa là hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị phá vỡ ở khâu yếu nhất, tất yếu phản ứng dây chuyền sẽ nổ ra.
Với thắng lợi quật khởi của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế lúc đó đã tác động mạnh mẽ, thức tỉnh tinh thần đoàn kết, tinh thần giải phóng đối với các thuộc địa Pháp - những nước đang bị sự áp bức của chủ nghĩa thực dân sẽ vùng lên trong cuộc đấu tranh chống lại sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc thực dân để giành lại độc lập tự do.
Trên bình diện này thắng lợi của Việt Nam, là một sự kiện lớn đã tác động sâu sắc tới không những tinh thần của nhân dân tất cả các nước bị áp bức, mà của toàn nhân loại về quyền độc lập tự do của các dân tộc. Nhân dân Việt Nam đã giành được độc lập tự do, quyền lợi vô cùng thiêng liêng, quyền trời cho của mỗi dân tộc.
Thắng lợi của Việt Nam là sự cáo chung thời của chủ nghĩa thực dân cũ, là điểm khởi đầu của thời đại độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Với thắng lợi của Việt Nam, trong lịch sử loài người lần đầu tiên, thời đại nước lớn có thể chi phối vận mệnh của nước nhỏ đã chấm dứt, thời đại của các dân tộc có thể tự quyết định lấy vận mệnh của mình, thời đại mà sự đoàn kết quốc tế chân chính có thể thực hiện được đã bắt đầu.
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Xyri và Libăng là những đòn tấn công tiếp tục, trực diện vào chủ nghĩa
đế quốc Pháp, góp phần đẩy nhanh tiến trình tan rã hệ thống thuộc địa của nó. Dưới ảnh hưởng của các trào lưu cách mạng thế giới, trong đó Cách mạng Tháng Tám, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước bị áp bức và nô dịch đã bước đầu có những bước tiến mạnh mẽ và không có gì có thể ngăn cản được xu thế độc lập, tự do.
Tư tưởng dân tộc cách mệnh Hồ Chí Minh góp phần làm phong phú kho tàng lý luận cách mạng giải phóng các nước thuộc địa trong thời đại mới. Nhờ nắm vững phép biện chứng duy vật, nên từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nêu vấn đề cần “bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được...Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông”[39; tr465]. Với phương pháp khoa học đó, khi nghiên cứu thực tiễn đất nước, lịch sử dân tộc Việt Nam, Người khẳng định: Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước. Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời. Giờ đây người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ”.[39, tr.467]. Điều này thể hiện sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc nắm vững và vận dụng phương pháp duy vật biện chứng.
Vấn đề dân tộc, theo Lê nin đã nói, chỉ là một bộ phận của vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản; chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới. Điều đó có nghĩa là vấn đề giải phóng giai cấp vô sản gắn liền với vấn đề giải phóng dân tộc, hai vấn đề đó không tách rời nhau, song trước hết là phải giải phóng giai cấp vô sản dựa trên cơ sở thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh đã giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ dân tộc – giai cấp trong điều kiện một nước
thuộc địa. Ở các nước thuộc địa, mâu thuẫn giữa bọn đế quốc thực dân xâm lược với nhân dân các nước bị thống trị là mâu thuẫn chủ yếu, do vậy, giải phóng dân tộc giành độc lập, tự do cho các dân tộc thuộc địa là nhiệm vụ hàng đầu của các cuộc cách mạng ở thuộc địa. Còn về mức độ gay gắt của mâu thuẫn giai cấp ở thuộc địa, ngay từ năm 1924, trong Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ rằng sự phân hoá giai cấp ở phương Đông không diễn ra giống như ở phương Tây và đấu tranh giai cấp ở đó không quyết liệt như ở phương Tây. Đến Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, chủ trương giải quyết mối quan hệ dân tộc – giai cấp đã được thể hiện một cách sinh động.
Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội tư bản là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản; song đối với các dân tộc thuộc địa, vấn đề dân tộc lại nổi lên hàng đầu. Đề cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa của Đại hội lần thứ VI Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ:
Ở các nước thuộc địa, cách mạng dân chủ tư sản khác hẳn với cách mạng dân chủ tư sản ở nước độc lập, chủ yếu nó liên quan chặt chẽ với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách đế quốc. Yếu tố dân tộc có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình cách mạng của tất cả các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, là nơi sự nô dịch của chủ nghĩa đế quốc đã thể hiện một cách hết sức trắng trợn, làm cho quần chúng nhân dân căm phẫn đến tột độ. Một mặt, sự áp bức dân tộc đẩy nhanh khủng hoảng cách mạng chín muồi và làm tăng thêm sự bất mãn của quần chúng công nông, do đó tạo điều kiện thuận lợi để động viên họ và làm cho những cuộc bùng nổ cách mạng trở thành một phong trào quần chúng, một cuộc cách mạng thật sự. Mặt khác, yếu tố dân tộc chẳng những có thể ảnh hưởng đến phong trào giai cấp công nông, mà
trong quá trình cách mạng nó còn có thể làm thay đổi lập trường của tất cả các giai cấp khác...Điều hết sức quan trọng là phải tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà nghiên cứu cẩn thận ảnh hưởng đặc biệt của yếu tố dân tộc, là yếu tố quyết định phần lớn tính chất độc đáo của cách mạng thuộc địa; phải hết sức chú ý tới điểm ấy trong sách lược của đảng cộng sản. [12; tr.61-62].
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu trong cách mạng tư sản dân quyền nước ta là một chiến lược cách mạng đúng đắn của Hồ Chí Minh.
Thật vậy, từ hoạt động thực tiễn, Người đã khám phá ra quy luật vận động xã hội, đời sống văn hoá và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong điều kiện cụ thể của các quốc gia và thời đại mới để khái quát thành lý luận, đồng thời đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và qua kiểm nghiệm của thực tiễn để hoàn thiện, làm cho lý luận ngày càng có tính khoa học và cách mạng. Rõ ràng, không chỉ tìm thấy chân lý đáp ứng nhu cầu giải phóng dân tộc ta, mà hơn thế nữa, Hồ Chí Minh còn vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận cách mạng thời đại theo mức độ mà cách mạng là sự thực hiện những nhu cầu của dân tộc ta đã tiến đến thắng lợi vĩ đại của cuộc cách mạng Tháng Tám với sự ra đời của nước Việt Nam độc lập tự do theo thể chế Cộng hoà dân chủ.
Phạm Văn Đồng, trong tác phẩm “Văn hoá và đổi mới đã viết thắng lợi của cách mạng Tháng Tám là sản phẩm của trí tuệ dũng cảm và tài năng của Đảng ta và nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nhà văn hoá lớn”. [13, tr.33]
Phải có cái nhìn và tầm nhìn xuyên qua lịch sử nước ta và lịch sử thế giới, vượt qua không gian, từ dân tộc, đất nước nhìn ra thời đại đã và đang diễn ra các cuộc cách mạng, giá trị của các học thuyết cách mạng tiền tiến trên thế giới, tổng hoà phát triển biện chứng để giải quyết vấn đề giải phóng
và phát triển dân tộc vì độc lập tự do. Tất nhiên cách nhìn, tầm nhìn và sáng tạo ra một hệ thống lý luận cách mạng mang tầm vóc một học thuyết giải phóng và phát triển của dân tộc của một một bậc thầy trí tuệ xây dựng trên cơ sở một triết lý lịch sử của Phương Đông, của Việt Nam. Bậc thầy vĩ đại đó khổng thể ai khác là Hồ Chí Minh - một lãnh tụ vĩ đại một nhà văn hoá lớn của Việt Nam.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ hết sức to lớn và đầy khó khăn, đòi hỏi sự đóng góp trí tuệ và kiến thức của nhiều nhà khoa học cả về lý luận và thực tiễn cả trong nước và ngoài nước. Do đó, việc nghiên cứu tư tưởng của Người sẽ còn tiếp tục, chẳng những để làm sáng tỏ những giá trị đích thực của nó, mà còn vận dụng sáng tạo vào đời sống thực tiễn hiện nay. Đó cũng chính là làm cho tư tưởng của Hồ Chí Minh ngày càng phát huy sức sống mạnh mẽ trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.v.v…