Hệ thống lý luận về con đường cứu nước và giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Tư tưởng dân tộc cách mệnh của Hồ Chí Minh với sự ra đời của nước Việt Nam độc lập tự do (Trang 27 - 30)

thành người cộng sản. Đây cũng là một người dân xứ thuộc địa tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Bước quyết định đó chính là do những nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh. Những phẩm chất và tài năng của Người đã có vai trò quan trọng quyết định việc ra đi tìm đường cứu nước, quyết định lựa chọn hướng đi, nhận thức thế giới, tích lũy tri thức, chuẩn bị mọi điều kiện, tiền đề để đi tới quyết định có tính chất bước ngoặt về tư tưởng của Người khi gặp chủ nghĩa Lênin.

Tóm lại, những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc cách mệnh là sự kết hợp những yếu tố chủ quan của một con người kiệt xuất với những điều kiện khách quan của gia đình, quê hương, đất nước, của các trào lưu tư tưởng tiến bộ, của chủ nghĩa Lênin và Quốc tế Cộng sản. Sự kết hợp đó tạo nên cái bản chất Hồ Chí Minh, giúp Người vượt qua sự hạn chế lịch sử về tư tưởng của các sĩ phu yêu nước và các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, sớm xác định được con đường cứu nước, giải phóng dân tộc đáp ứng được đòi hỏi bức thiết của dân tộc và phù hợp với xu thế tiến hoá cách mạng của thời đại mới.

1.2. Hệ thống lý luận về con đường cứu nước và giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh Chí Minh

Nói đến khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh là nói đến một hệ thống quan điểm, lý luận mang giá trị như một học thuyết được xây dựng trên một thế giới quan và phương pháp luận nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, phù hợp với nhu cầu tiến hóa của thực tiễn nhất định, trở lại chỉ đạo và cải tạo thực tiễn đó.

Nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh học viên của luận văn này cũng suy nghĩ, tiếp thu tinh thần khoa học nêu trên về tư tưởng Hồ Chí Minh.Cho đến nay đã lần lượt nêu khái quát:

Tác phẩm: Tìm hiểu một số vấn đề trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh do nhà xuất bản Sự Thật xuất bản năm 1982 đã viết: “Điều có giá trị xuyên suốt lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có chủ nghĩa Mác – Lênin soi tỏ là ở chỗ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra và thực hiện thắng lợi tư tưởng cách mạng vĩ đại: Không có gì quý hơn độc lập tự do”[85; tr.52]; “Độc lập tự do – tư tưởng cách mạng cốt lõi, học thuyết chính trị của Hồ Chí Minh” [5; tr.32].

Phạm Văn Đồng nêu rõ: “Hồ Chí Minh đã đề xướng đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sau này được đúc kết lại trong khẩu hiệu nổi tiếng: Không có gì quý hơn độc lập tự do”[81; tr.30].

Võ Nguyên Giáp khái quát “Tư tưởng Hồ Chí Minh là lý luận về con đường cách mạng Việt Nam…đó là tư tưởng cách mạng mà cốt lõi là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (giai cấp), giải phóng con người. Nói tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội; hay nói ngắn gọn hơn là: độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội”[24, tr. 98].

Lê Mậu Hãn, trong bài “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trên một học thuyết cách mạng, sáng tạo với một quyết định lịch sử của Hồ Chí Minh” đã viết:

Kế thừa và nâng lên tầm cao mới của thời đại nguồn giá trị văn hoá tư tưởng truyền thống của dân tộc bằng cách kết hợp, tiếp biến, tổng hoà, phát triển biện chứng tinh hoa văn hoá tư tưởng phương Đông và tư tưởng các cuộc cách mạng Âu, Mỹ ở thế kỷ XVII, XVIII, đặc biệt là học thuyết cách mạng của Mác, Lênin, Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công một hệ quan điểm toàn diện và sáng tạo, mang tầm vóc lịch sử, một học thuyết cách mạng giải phóng và phát triển dân tộc vì độc lập, tự do. [29, tr. 4] Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đọc trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX viết:

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa của nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. [22; tr.83-84].

Định nghĩa trên là một bước tiến mới trong nhận thức của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh, làm định hướng cho các nhà nghiên cứu tiếp tục đi sâu tìm hiểu về tư tưởng của Người, đặc biệt là xác định nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động cho toàn Đảng, toàn dân.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là bộ phận trung tâm của chuyên ngành “Hồ Chí Minh học” thuộc ngành Khoa học chính trị Việt Nam. Hồ Chí Minh đã xây dựng được hệ thống lý luận toàn diện về cách mạng Việt Nam phù hợp với thực tiễn của đất nước và dòng chảy của thời đại.

Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành về cơ bản trong những năm 20 của thế kỷ XX, được tiếp tục phát triển ngày càng hoàn thiện và phong phú hơn trong các thập niên về sau.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc cách mệnh là hệ thống các luận điểm của Người về con đường cứu nước, về chiến lược, sách lược và những nhân tố đảm bảo thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc mở đường tiếp tục đưa cách mạng tiến lên phát triển theo xu thế của thời đại mới.

Một phần của tài liệu Tư tưởng dân tộc cách mệnh của Hồ Chí Minh với sự ra đời của nước Việt Nam độc lập tự do (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)