Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng Eximbank Cần Thơ (Trang 47)

5. Nội dung và các kết quả đạt được:

3.3.1 Tình hình huy động vốn

Trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, vốn là nhân tố hết sức quan trọng nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt và đạt được hiệu quả kinh tế cao điều trước tiên là phải có nguồn vốn mạnh, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Khi các thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh bị thiếu hụt vốn, họ đều đến ngân hàng xin vay. Ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức trung gian hoạt động chủ yếu là cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế khi có nhu cầu về vốn. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thị trường thì điều kiện trước tiên là phải có nguồn vốn đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi và đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế. Trong quá trình hoạt động ngân hàng cần phải đa dạng hóa các hình thức huy động, để thu hút được lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, hay các doanh nghiệp từ đó phân phối lại những nơi cần vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với mục tiêu "phát triển nhanh - an toàn - bền vững", ngân hàng EXIMBANK Cần Thơ luôn nỗ lực phấn đấu, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Chính vì thế, trong thời gian qua ngân hàng đã tạo được ấn tượng tốt trong tâm

đến giao dịch tại ngân hàng ngày một đông. Với mục tiêu trên nên EXIMBANK Cần Thơ đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt nhưng đảm bảo độ an toàn cho khách hàng nên trong những năm qua nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng lên một cách ổn định và rõ rệt, đáp ứng được nhu cầu về nguồn vốn để cho vay các thành phần kinh tế. Điều này thể hiện rất rõ qua tình hình nguồn vốn của ngân hàng trong thời gian qua.

Bảng 1: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI EXIMBANK CẦN THƠ

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh Lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số Tiền % Số Tiền % Vốn huy động 358.629 930.406 1.217.750 571.777 159,43 287.344 30,88 + Tiền gửi thanh

toán 134.735 343.294 358.511 208.559 154,79 15.217 4,43 + Tiết kiệm, kỳ phiếu 223.894 587.112 859.239 363.218 162,23 272.127 46,35 Vốn điều chuyển 142.397 142.441 _ 44 0,03 -142.441 -100 Vốn khác 14.536 40.862 61.297 26.326 181,11 20.435 50,01 Tổng nguồn vốn 515.562 1.113.709 1.279.047 598.147 116 165.338 14,85

(Nguồn: Phòng Kế Toán ngân hàng EXIMBANK chi nhánh Cần Thơ)

Qua bảng 1 cho ta thấy, tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng qua 3 năm, tuy nhiên tốc độ tăng không đều. Tổng nguồn vốn năm 2007 là 1.113.709 triệu đồng, tăng 598.147 triệu đồng, tức tăng đến 116% so với năm 2006. Sang năm 2008, tổng nguồn vốn đạt 1.279.047 triệu đồng, tăng 165.338 triệu đồng nhưng tốc độ tăng của năm này đã giảm chỉ đạt 14,85% so với năm 2007. Tổng nguồn vốn tăng chủ yếu là do nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng trong khi vốn điều chuyển của ngân hàng tăng không đáng kể và nguồn vốn khác tăng nhẹ. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã làm tốt công tác huy động

vốn trong những năm gần đây, đảm bảo thu hút được các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, đáp ứng nhu cầu cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, góp phần đáng kể trong việc ổn định và tăng trưởng kinh tế.

- Về vốn huy động:

+ Vấn đề huy động vốn luôn được ưu tiên phát triển nên nguồn vốn huy động được tăng nhanh qua các năm và dần thay thế được vốn điều chuyển. Cụ thể, Năm 2007, số tiền ngân hàng huy động được là 930.406 triệu đồng, tăng 159.43% so với năm 2006. Năm 2008, nguồn vốn huy động được có tăng (đạt 1.217.750 triệu đồng) nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều so với năm 2007, chỉ đạt 30,88%. Do một số nguyên nhân chính sau:

 Vào những tháng cuối năm, lãi suất huy động của Eximbank liên tục giảm và thấp hơn các ngân hàng cạnh tranh trong khu vực.

 Tỷ giá mua/bán ngoại tệ, vàng của EIB chện lệch khá lớn so với thị trường bên ngoài, gây khó khăn cho việc đẩy mạnh nghiệp vụ kinh doanh vàng cũng như hoạt động huy động vốn tại ngân hàng.

 Nhiều chương trình khuyến mãi trên địa bàn với lãi suất cạnh tranh, giải thưởng cao hơn Eximbank.

 Các sản phẩm mới chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Cụ thể như: sản phẩm tiền gửi tiết kiệm cho Cán Bộ nhân viên của doanh nghiệp muốn gửi lương hàng tháng; sản phẩm tiền gửi dành cho doanh nghiệp được gửi và rút một phần vốn gốc trước hạn, có tính lãi suất…

 Vốn huy động tại chi nhánh đễ biến động khi khách hàng chuyển tiền thanh toán hoặc rút vốn do tỷ trọng tiền gửi ở các kỳ hạn ngắn (từ 1 tuần đến 1 tháng) chiếm 60% trên tổng vốn huy động.

 Khách hàng gửi sổ tiết kiệm khi có nhu cầu vay cầm cố sổ tiết kiệm thường phiền hà về thời gian giải quyết khá lấu và phải ký quá nhiều chữ ký, do nghiệp vụ này được phòng tín dụng xủ lý phải trải qua nhiều giai đoạn (lập tờ trình, ký hợp đồng tín dụng, giải ngân).

Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động của ngân hàng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn và tăng nhanh qua các năm như: năm 2006 chiếm 69,56%, năm 2007 chiếm 83,54% và năm 2008 chiếm 95,21% điều này đã chứng tỏ được tính độc lập trong hoạt động của chi nhánh. Mức tăng trưởng này là khá cao do chi nhánh đã nâng cao chất lượng phục vụ và linh hoạt đưa ra nhiều chính sách huy động như: huy động phù hợp tối ưu với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng như: tiết kiệm hỗn hợp, tiết kiệm linh hoạt… với kỳ hạn và lãi suất linh động. Đặc biệt, các khách hàng gửi tiết kiệm tại ngân hàng có thể sử dụng dịch vụ thấu chi trên sổ tiết kiệm của mình thông qua sử dụng sản phẩm “thấu chi tài khoản cá nhân” như một tiện ích gia tăng. Ngoài ra, ngân hàng còn tổ chức nhiều chương trình tiết kiệm dự thưởng như: gửi tiền trúng tiền, … đã thu hút được nhiều khách hàng tham dự. Với những biện pháp trên thì hoạt động huy động vốn của ngân hàng rất khả quan, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế mà không cần nhiều từ nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở.

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng thì tiền gửi của dân cư luôn tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2007 tăng 162,23% so với năm 2006, còn năm 2008 tăng 46,35% so với năm 2007. Điều này cho thấy khối khách hàng cá nhân của ngân hàng chiếm tỷ trọng khá cao. Nhờ vào sự chủ động tiếp thị những khách hàng có tiềm năng về tiền gửi, đáp ứng yêu cầu của khách hàng bằng phong cách phục vụ và chế độ ưu đãi đặc biệt. Bên cạnh đó, thu nhập của người dân ngày càng tăng; sự biến động về lãi suất lớn, lãi suất tiền gửi cao; sự biến động bất thường của thị trường bất động sản; sự lên xuống của giá ngoại tệ… là những nguyên nhân chủ yếu khiến cho nhu cầu gửi tiết kiệm của người dân ngày càng cao. Bên cạnh đó, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế năm 2007 tăng khá cao, tăng đến 154,79% (đạt 343.294 triệu đồng), cho thấy ngân hàng đã có nhiều biện pháp tích cực đẩy mạnh công tác huy động tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, bước sang năm 2008 tiền gửi từ các tổ chức kinh tế lại giảm mạnh so với năm 2007, giảm tới 4,43% (chỉ đạt 358.511 triệu đồng) nguyên nhân là do Eximbank là một ngân hàng có uy tín và tiềm lực mạnh nên nguồn vốn có thể huy động nhiều từ Hội sở vì thế mà ngân hàng không cần tăng lãi suất để huy động vốn mà vẫn cân đối được luồng tiền. Trong khi đó, các ngân hàng khác trong khu vực thiếu vốn vì vậy họ

chấp nhận lỗ để huy động vốn với lãi suất cao do đó luồng tiền gửi của Eximbank bị chuyển vào các ngân hàng đối thủ cạnh tranh có lãi suất cao hơn như: NH Nông Nghiệp, NH Đông Á… Nhìn chung thì nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế của ngân hàng vẫn tăng qua 3 năm 2006 – 2008, mặc dù trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu là nhờ ngân hàng đã có những biện pháp đúng đắn như: sử dụng biên độ cho phép để thương lượng với khách hàng có yêu cầu tăng lãi suất so với lãi suất công bố, chi thêm tiền và tặng quà ngoài lãi suất đối với một số khách hàng doanh nghiệp lẫn cá nhân có số dư tiền gửi cao và thường xuyên chăm sóc giữ mối liên hệ thân thiết với khách hàng.

- Về vốn điều chuyển:

Hầu hết tất cả Ngân hàng chi nhánh không riêng gì EXIMBANK Cần Thơ nếu chỉ sử dụng nguồn vốn huy động được để cho vay thì sẽ không thể đáp ứng được hết nhu cầu về vốn của khách hàng. Vì vậy, ngoài nguồn vốn huy động tại chỗ thì Ngân hàng còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển. Vốn điều chuyển là vốn mà ngân hàng Hội sở chuyển xuống cho các ngân hàng chi nhánh trong cùng hệ thống của mình nhằm giúp cho ngân hàng có đủ nguồn vốn cung cấp cho khách hàng. Nguồn vốn này thường có lãi suất cao hơn so với lãi suất huy động nên sẽ làm chi phí hoạt động kinh doanh tăng lên làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Do đó Ngân hàng luôn phấn đấu tăng nguồn vốn huy động để giảm nguồn vốn này. Nhận thức được điều này, EXIMBANK Cần Thơ đã đưa ra nhiều biện pháp để tăng cường công tác huy động vốn nhằm giảm dần tỷ trọng của vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn của ngân hàng và đã thu được kết quả rất tốt. Cụ thể, năm 2006 tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn của ngân hàng là 27,62%, năm 2007 là 12,79% và năm 2008 đạt kết quả tốt nhất là 0%. Việc giảm nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở là do nguồn huy động tại chổ qua các năm tăng khá cao đã đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng. Đặc biệt trong năm 2008 để hạn chế lạm phát thì nhà nước đưa ra chính sách lãi suất cao nhằm hạn chế vay vốn nên chi nhánh không cần nhiều vốn điều chuyển từ hội sở.

hội nhập hiện nay, để tồn tại và phát triển thì việc nâng cao giá trị nguồn vốn huy động là một vấn đề sống còn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần phát huy hơn nữa công tác huy động để có thể cung cấp vốn kịp thời cho người dân cũng như cho toàn xã hội.

- Về vốn khác: các nguồn vốn khác chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong tổng nguồn vốn. Vốn khác là các khoản vốn ngân hàng tạm giữ lại trong thanh toán, các khoản phải trả, vốn thừa chưa xử lý…

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2006 2007 2008 Vốn khác Vốn huy động Vốn điều chuyển

Biểu đồ 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA EXIMBANK - CẦN THƠ. 3.3.2. Phân tích tình hình cho vay và thu nợ của Ngân Hàng qua 3 năm.

Tín dụng là một trong những nghiệp vụ truyền thống và tạo ra nguồn thu nhập lớn nhất cho các NHTM. Bằng cách đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế và dân cư, tín dụng ngân hàng trở thành nguồn hỗ trợ chính cho nền kinh tế địa phương phát triển. Do có vai trò quan trọng như vậy nên ngân hàng EXIMBANK chi nhánh Cần Thơ đã tích cực mở rộng, phát triển một cách đa dạng và linh hoạt các hoạt động tín dụng với những sản phẩm cho vay hiệu quả hướng đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh cá thể,… ở nhiều ngành nghề khác nhau: sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ, tiêu dùng, buôn bán nhỏ,… Từ năm 2006 đến năm 2008, hoạt động tín dụng của ngân hàng có những thay đổi đáng kể, được thể hiện ở bảng 2:

Bảng 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG EXIMBANK CẦN THƠ

Đvt: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Tín Dụng ngân hàng EXIMBANK Cần Thơ)

Chỉ Tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền % Số Tiền % 1. DSCV 1.594.740 100,0 6.626.405 100,0 7.918.451 100,0 5.031.665 315,52 1.292.046 19,5 - Ngắn hạn 1.546.666 96,99 6.456.602 97,44 7.807.420 98,6 4.909.936 317,45 1.350.818 20,92

- Trung & dài

hạn 48.074 3,01 169.803 2,56 111.031 1,4 121.729 253,21 -58.772 -34,61

2. DSTN 1.416.774 100,0 6.126.806 100,0 7.861.350 100,0 4.712.032 332,59 1.734.544 28,31

- Ngắn hạn 1.374.693 97,03 6.017.750 98,22 7.721.252 98,22 4.643.057 337,75 1.703.502 28,31

- Trung & dài

hạn 42.081 2,97 109.056 1,78 140.098 1,78 66.975 159,16 31.042 28,46

3. Dư nợ 493.385 100,0 991.420 100,0 1.095.639 100,0 498.035 100,94 104.219 10,51

- Ngắn hạn 410.853 83,27 859.922 86,74 964.263 88,01 449.069 109,30 104.341 12,13

- Trung & dài

hạn 82.532 16,73 131.498 13,26 131.376 11,99 48.966 59,33 -122 -0,09

4. Nợ quá hạn 21.129 100,0 18.347 100,0 64.378 100,0 -2.782 -13,17 46.031 250,89

- Ngắn hạn 2.454 11,61 1.030 5,61 43.159 67,04 -1.424 -58,03 42.129 4.090,19

- Trung & dài

Kết quả số liệu ở bảng 2 cho thấy, tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm phát triển tốt. Do nhu cầu phát triển kinh doanh của doanh nghiệp và việc mở rộng cho vay, không ngừng thu hút khách hàng của ngân hàng nên ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến Ngân hàng để giao dịch và xin vay vốn. Ngoài doanh nghiệp, EXIMBANK Cần Thơ còn cho vay đối với khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh cá thể. Thêm vào đó, EXIMBANK Cần Thơ đã không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ, và áp dụng mức lãi suất cạnh tranh nên doanh số cho vay của EXIMBANK Cần Thơ qua 3 năm đã tăng nhanh nhưng không đều. Cụ thể:

- Về doanh số cho vay:

Cho vay là việc ngân hàng cấp cho khách hàng một lượng tiền để khách hàng sử dụng và có trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi theo một thời gian nhất định. Doanh số cho vay là tổng lượng tín dụng mà ngân hàng chi ra để cung cấp cho khách hàng đến xin vay. Doanh số cho vay cao tức là hoạt động tín dụng của ngân hàng cao và ngược lại.

Doanh số cho vay của ngân hàng ở bảng 2 cho thấy năm 2007 là 6.626.405triệu đồng, tăng 5.031.665 triệu đồng, tức tăng 315,52% so với 2006. Sự tăng trưởng nhảy vọt này là do năm 2007 là năm đầu tiên chúng ta nhận được các ưu đãi khi trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO, đặc biệt chúng ta không còn bị hạn chế về số lượng khi xuất khẩu vào các thị trường lớn trên Thế giới. Do đó, ở vùng ĐBSCL phong trào nuôi cá tra, cá basa xuất khẩu nở rộ từ đó làm nảy sinh nhu cầu vay vốn để đào ao nuôi cá, thành lập công ty xuất khẩu của các doanh nghiệp. Đây là giai đoạn nền kinh tế Cần Thơ phát triển nhanh, đời sống người dân được nâng cao làm sức mua của thị trường tăng lên đã tạo ra một thị trường rất hấp dẫn cho các cơ sở kinh doanh, từ đó nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và đa dạng hóa sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường tăng cao. Đó là chưa tính đến một lượng lớn các hộ kinh doanh gia nhập ngành, làm cho nhu cầu vay vốn tăng mạnh. Nắm bắt được xu hướng thị trường, EXIMBANK Cần Thơ đã tích cực hơn trong việc khai thác thị trường bằng việc tung ra nhiều sản phẩm tiện ích hơn, chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng. Nhưng bước qua năm 2008 thì doanh số cho vay có sự chững lại, chỉ đạt 7.918.451 triệu

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng Eximbank Cần Thơ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)