Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng Eximbank Cần Thơ (Trang 102 - 103)

5. Nội dung và các kết quả đạt được:

5.2.2Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Bên cạnh các biện pháp huy động vốn trên, ngân hàng cũng cần có những chiến lược thu hút ngoại tệ một cách lâu dài và hợp lý thông qua các mối quan hệ có sẵn đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn và làm tốt hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tránh tình trạng thiếu hụt và phụ thuộc quá nhiều nguồn ngoại tệ Hội sở. Khi hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển sẽ hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác như thanh toán quốc tế, TTXNK, cung ứng các dịch vụ về ngoại tệ… phát triển.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một trong những hoạt động không thể thiếu trong các nghiệp vụ kinh doanh của các ngân hàng hiện nay. Hoạt động này không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán mà còn có khả năng mang lại lợi nhuận lớn cho chính ngân hàng. Tuy nhiên, gắn liền với lợi nhuận lớn luôn là rủi ro cao. Việc mua bán ngoại tệ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như tình hình kinh tế, chính trị, tỷ giá hối đoái, lãi suất… Do vậy vấn đề đặt ra cho ngân hàng, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là phải nắm bắt được xu hướng diễn biến của thị trường hối đoái từ đó tìm ra cho mình các biện pháp, hướng đi phù hợp để có thể đạt được hiệu quả cao trong hoạt động này.

Ngân hàng nên đề xuất ban lãnh đạo Ngân hàng Hội sở EIB hỗ trợ và tạo điều kiện để từng bước mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng bằng các biện pháp như sau:

- Đa dạng hóa nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ giúp ngân hàng mở rộng quy mô kinh doanh, tạo sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng trong hoạt động này, đồng thời góp phần hỗ trợ các nghiệp vụ khác phát triển.

- Tăng cường các giải pháp hạn chế rủi ro hối đoái cho ngân hàng: đây là loại rủi ro đặc trưng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Các loại giao dịch ngoại hối xuất phát từ chênh lệch tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ khác nhau. Việc nắm giữ một loại ngoại tệ nào đó quá nhiều là mạo hiểm vì ngân hàng sẽ phải gánh chịu rủi ro lớn khi xảy ra biến động tỷ giá. Ngân hàng cần sử dụng nhiều hơn các công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái (các giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, hợp đồng quyền chọn,...). Ngân hàng

cũng có thể thỏa thuận với khách hàng nếu tỷ giá biến động vượt quá một phạm vi biên độ nào đó sẽ chia sẻ bớt rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng Eximbank Cần Thơ (Trang 102 - 103)