Thanh toán xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng Eximbank Cần Thơ (Trang 65 - 68)

5. Nội dung và các kết quả đạt được:

4.1.1Thanh toán xuất khẩu

Số liệu bảng 4 cho thấy đối với nghiệp vụ hàng xuất trong ba năm qua tăng nhanh. Vào năm 2007, do sự tụt giảm của doanh số thanh toán quốc tế bằng phương thức L/C và nhờ thu kèm chứng từ nên khiến doanh số thánh toán quốc tế hàng xuất khẩu trong năm này giảm nhẹ.

Năm 2007, nước ta trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới, đây thực sự là một sự kiện quan trọng đối với nước ta, góp phần thúc đẩy nền ngoại thương nước ta phát triển mạnh. Kim ngạch xuất khẩu trong năm này tuy không tăng đáng kể do gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên các thị trường nước ngoài, cùng với những rào cản kỹ thuật đang được sử dụng triệt để tại các thị trường vốn đã khó tính như Mỹ, Nhật Bản,... nhưng nhìn chung cũng đã có những bước tiến vững chắc, kim ngạch xuất khẩu trong năm này đạt 48,56 tỷ USD tăng 21,9% so với năm 2006. Vì vậy, làm trị giá thanh toán xuất khẩu trong năm 2007 tăng lên 32.296 ngàn USD, tăng hơn so với năm 2006 là 5420 ngàn USD hay tăng 20,17%. Trong đó, chủ yếu là tăng ở phương thức T/T tăng 6.544 ngàn USD với tốc độ tăng 44,28% so với năm 2006, còn 2 phương thức còn lại là phương thức nhờ thu thì giảm nhẹ và L/C thì giảm mạnh, nhưng nhìn chung qua 3 năm doanh số thanh toán của 2 phương thức này vẫn tăng. Nguyên nhân là do trong năm 2007 các doanh nghiệp giao dịch với ngân hàng phần lớn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động khá lâu trên thị trường nên họ có quan hệ mua bán với nhiều đối tác nước ngoài là những bạn hàng quen thuộc có sự tin tưởng lẫn nhau và các trị giá lô hàng nhỏ nên họ thường sử dụng phương thức nhờ thu và T/T để tránh được phí cao và thủ tục rườm rà. Tuy nhiên phương thức T/T là phương thức thanh toán đơn giản

Vào năm 2008, thì hầu hết các phương thức thanh toán quốc tế trong năm này đều có doanh số tăng, trong đó sau sự giảm nhẹ của phương thức thanh toán L/C vào năm 2007 (giảm 28,51% so với năm 2006) và phương thức nhờ thu (giảm 1,24% so với năm 2006) thì đã bắt đầu tăng mạnh trở lại vào năm 2008 chủ yếu là mặt hàng gạo và thuỷ hải sản. Khủng hoảng tài chính của Mỹ đã làm cho xuất khẩu của nước ta có sự suy giảm trong năm 2008 là do các nguyên nhân sau:

+ Hàng xuất khẩu của Việt Nam một phần lớn vẫn là các loại hàng thô, trong khi giá các nguyên liệu thô trên thị trường thế giới đang giảm, kể cả khi không có khủng hoảng ở Mỹ.

+ Sự thu hẹp của thị trường tài chính sẽ dẫn đến thu hẹp thị trường nhập khẩu hàng hóa, nhu cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm đi.

Tuy nhiên sự suy giảm đó là không cao so với sự khủng hoảng của thế giới là do: hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có giá trị không lớn và là các mặt hàng thiết yếu như: gạo, thuỷ hải sản, cà phê…các mặt hàng này là thế mạnh của Việt Nam. Ngoài ra nước ta còn mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác mà ở đó thu nhập dân cư khá cao, ảnh hưởng của khủng hoảng không lớn thì có thể hạn chế được sự suy giảm xuất khẩu. Vì vậy mà quy mô thị trường xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được mở rộng các doanh nghiệp nước ta ngày càng có nhiều bạn hàng mới. Trong bối cảnh như thế các doanh nghiệp xuất khẩu rất cân nhắc trong việc ký hợp đồng mới vì ngại đối tác viện nhiều lý do để yêu cầu giảm giá hoặc từ chối thanh toán, trả hàng về. Vì vậy mà trong quá trình thiết lập quan hệ tạo nên sự tin tưởng lẫn nhau các nhà nhập khẩu phải sử dụng phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ (L/C) trong giao dịch để có thể mang lại sự an toàn và hiệu quả. Đặc điểm của phương thức này là mang lại sự an toàn về quyền sở hữu tài sản và sự ràng buộc về việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng cao nhất cho cả người bán lẫn người mua. Xuất phát từ những quy định chặt chẽ trong quy trình thanh toán tín dụng chứng từ đã làm cho phương thức này trở thành một phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến trong hoạt động thanh toán thương mại quốc tế hiện nay. Do đó, doanh số thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tăng mạnh vào năm 2008 đạt 34.971 ngàn 29.723 USD tăng ngàn USD,

tức là tăng 566,37% so với năm 2007. Tiếp theo là phương thức nhờ thu kèm chứng từ cũng có độ an toàn cao, với hai điều kiện D/P và D/A, để nhận hàng người nhập khẩu phải trả tiền hoặc kí chấp nhận thanh toán trên hối phiếu trả chậm, như vậy quyền sở hữu hàng hoá của nhà xuất khẩu vẫn được đảm bảo, vì có sự ràng buộc giữa việc thanh toán và nhận hàng của người nhập khẩu. Bên cạnh đó, có một số trường hợp áp dụng nhờ thu vì khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ nhà xuất khẩu bị từ chối thanh toán vì bộ chứng từ bất hợp lệ, họ đành chuyển sang phương thức nhờ thu để nhận được thanh toán nhanh hơn. Đây là nguyên nhân chính khiến doanh số chiết khấu bằng hình thức này tăng cao vào năm này (tăng 132,40% so với năm 2007). Về phương thức thanh toán bằng T/T, doanh số tăng không đáng kể vì hầu như không phát sinh khách hàng mới sử dụng phương thức thanh toán này. Vì đây mặc dù là phương thức thanh toán đơn giản nhất, ít tốn chi phí nhất nhưng rủi ro cao nên chỉ được áp dụng khi người mua và người bán thực sự có niềm tin lẫn nhau hay trị giá lô hàng nhỏ.

0 20,000 40,000 60,000 80,000 2006 2007 2008 ngàn USD L/C Nhờ thu T/T

BIỂU ĐỒ 5: GIÁ TRỊ THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU CỦA TỪNG PHUƠNG THỨC THANH TOÁN TẠI EIB CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2006-2008

Qua biểu đồ 5 ta thấy doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đều tăng qua các năm. Năm 2006 và 2007 thì do tác động của kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng cao nên đã tạo điều kiện để doanh số thanh toán hàng xuất khẩu tăng theo. Nhưng đến năm 2008, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới và kim ngạch xuất khẩu Việt

Nạm giảm nhưng nhờ vào những chính sách đúng đắn của ngân hàng như: tích cực triển khai chương trình tài trợ xuất khẩu có bảo hiểm tỷ giá, với lãi suất ưu đãi đã thu hút được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu mới nên doanh số thanh toán hàng xuất khẩu vẫn tăng trong năm.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng Eximbank Cần Thơ (Trang 65 - 68)