Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng Eximbank Cần Thơ (Trang 58)

5. Nội dung và các kết quả đạt được:

3.3.3Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Để hoạt động có hiệu quả trước hết ngân hàng phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Lợi nhuận không những là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt lợi nhuận cao nhất với mức độ rủi ro ở mức thấp nhất, đồng thời vẫn thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của ngân hàng TMCP EXIMBANK chi nhánh Cần Thơ trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân viên và Ban lãnh đạo, hoạt động kinh doanh trong ba năm qua tại chi nhánh đã đạt được những thành công nhất định và được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA EIB CẦN THƠ

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số Tiền % Số Tiền % Tổng doanh thu 59.548 134.232 316.843 134.232 225,42 182.611 136,04 Tổng chi phí 51.645 114.901 286.586 63.256 122,48 171.685 149,42 Lợi nhuận 7.903 19.331 30.257 11.428 144,60 10.926 56,52

(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP EXIMBANK Cần Thơ)

Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng thu nhập của EXIMBANK Cần Thơ qua các năm đều tăng. Năm 2007 đạt 134.232 triệu đồng, tăng 134.232 triệu đồng (tức tăng 225,42%) so với năm trước. Với kết quả này là nhờ vào sự phấn đấu không ngừng của toàn thể chi nhánh, đặc biệt là do sự lãnh đạo của ban giám đốc và các chính sách phù hợp giúp chi nhánh đạt được những kết quả đáng kể. Ngoài ra, tình hình kinh tế phát

triển trong năm tạo điều kiện cho hoạt động vay và cho vay của ngân hàng có hiệu quả hơn. Năm 2007 các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp hầu hết đều có nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất, tăng cường đầu tư thì nhu cầu về vốn tăng cao, hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao làm cho lãi thu từ hoạt động này tăng mạnh đồng thời phát triển các loại thẻ trong nước và quốc tế… Đến năm 2008, tổng doanh thu đã lên đến 316.843 triệu đồng cao hơn năm 2007 là 182.611 triệu đồng, tốc độ tăng là 136,04% chủ yếu thu nhập từ thu lãi cho vay và lãi tiền gửi do lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi tăng, cùng với chương trình tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng đã thu hút được nhiều khách hàng, gia tăng dư nợ. 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 Triệ u đồng 2006 2007 2008 Tổng doanh thu Tổng chi phí Tổng lợi nhuận

BIỂU ĐỒ 4: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA EIB CẦN THƠ

Biểu đồ trên cho thấy lợi nhuận của EXIMBANK Cần Thơ không ngừng tăng qua 3 năm. Nguyên nhân là do Ngân hàng luôn chú trọng nâng cao các hoạt động dịch vụ cho khách hàng nên thu hút ngày càng nhiều khách hàng có uy tín đến giao dịch đã làm cho hoạt động tín dụng thu từ lãi cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng nên tổng thu nhập của Ngân hàng tăng theo. Các khoản thu của ngân hàng từ nhiều hoạt động như thu phí bảo lãnh, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thẻ,... trong đó thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao. Đặc biệt trong năm 2008, lợi nhuận tăng cao rõ rệt đạt 30.257 triệu đồng tăng 56,52% so với năm 2007 là do tỷ giá ngoại tệ, vàng trong

tăng. Ngoài ra do doanh số mua bán ngoại tệ của doanh nghiệp tham gia chương trình tài trợ xuất nhập khẩu cao.

Qua biểu đồ 4 ta thấy cùng với sự tăng lên của doanh thu là sự gia tăng chi phí. Chi phí tăng với tốc độ chậm hơn doanh thu đã làm lợi nhuận tăng cao với tốc độ nhanh hơn doanh thu và chi phí. Năm 2007, doanh thu của ngân hàng tăng khá cao, tăng đến 225,42% so với năm 2006 thì chi phí không tăng đáng kể, tăng 122,48% nên làm lợi nhuận tăng đến 144,60%. Bước sang năm 2008, doanh thu của ngân hàng chỉ tăng 136,04% so với năm 2007 nhưng trong khi đó chi phí đã tăng đến 149,42% và lợi nhuận trong năm này chỉ tăng 56,52%. Chi phí tăng là do ngân hàng đầu tư cho việc quảng bá, củng cố cơ sở vật chất hạ tầng, đầu tư vào việc trang bị hệ thống máy móc hiện đại ở các phòng giao dịch trên địa bàn và chi nhánh nhằm nâng cao vị thế, uy tín của ngân hàng. Do yếu tố từ thị trường như: nền kinh tế lạm phát nên lãi suất thị trường cao, mà vốn huy động trong năm 2008 tăng 31% so với năm 2007, vì vậy mà việc trả lãi vốn điều chuyển tăng do chi nhánh nhận vốn từ Hội sở theo chương trình tài trợ xuất nhập khẩu; mặc khác lạm phát làm biến động về tỷ giá ngoại tệ, vàng rất lớn nên chi phí tăng cao. Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng vào những dịp kỷ niệm đặc biệt như tặng quà cho khách hàng vào ngày sinh nhật, lễ tết... Sự gia tăng của chi phí bên cạnh sự gia tăng của thu nhập chứng tỏ ngân hàng đã không ngừng thu hút khách hàng và ngày càng tạo được lòng tin vững chắc của khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng còn chi trả cho các hoạt động khác nhằm duy trì sự tồn tại của mình như: tiền lương, thuế, chi phí khấu hao, chi dự phòng rủi ro...

3.5. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA EXIMBANK - CẦN THƠ.

1.4.2. Thuận lợi.

Ngân hàng EXIMBANK - Cần Thơ nằm ở vị trí thuận lợi, ngay trung tâm thành phố Cần Thơ có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, trụ sở và cơ sở vật chất của chi nhánh hiện đại và tiện nghi, phòng ốc rộng rãi thông thoáng hơn so với các ngân hàng cạnh tranh trên địa bàn. Từ đó tạo niềm tin cho khách hàng, nhất là những khách hàng có nhu cầu gửi tiền.

Chi nhánh thuờng xuyên đuợc sự quan tâm chỉ đạo của Ban Tổng Giám Đốc, sự hỗ trợ về mọi mặt từ hội sở chính.

Có quan hệ rộng rãi trong thanh toán với các Ngân hàng trong và ngoài nước, tạo được uy tín trên thị trường nên đã thu hút được nhiều khách hàng thanh toán, chuyển tiền qua Ngân hàng

Tập thể cán bộ công nhân viên có trình độ, có kinh nghiệm, nhiệt tình và năng động trong công việc.

Có hoạt động nghiệp vụ rất đa dạng đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của các thành phần kinh tế, dân cư tạo được niềm tin cho khách hàng.

Vai trò, uy tín của Ngân hàng từng bước được nâng cao, đi đôi cùng với hiệu quả hoạt động, nên đã tranh thủ được tín nhiệm, niềm tin, sự hậu thuẩn quý báu của cấp ủy, chính quyền và các ngành ở địa phương, giúp cho hoạt động của Ngân hàng luôn thuận lợi.

2.4.2. Khó khăn.

Tình hình kinh tế quốc tế và trong nuớc diễn biến phức tạp. Giá vàng, xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, phân bón…liên tục tăng. Giá USD liên tục giảm đã làm cho nền kinh tế Mỹ cũng như nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái.

Việc ngân hàng nhà nuớc ra quyết định hạn chế cho vay trong lĩnh vực bất động sản đã làm cho thị truờng bất động sản trở nên trầm lắng, qua đó cũng gây ảnh huởng nhất định đến hoạt động ngân hàng.

Cơ cấu kinh tế thành phố chuyển dịch chưa hợp lý, tăng truởng còn thấp hơn tiềm năng thực tế. Khủng hoảng tài chính thế giới đã làm một số ngành xuất khẩu khó khăn như: thuỷ sản, may mặc, giày da…

Các tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn không ngừng mở rộng mạng luới, tăng cuờng cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ và các tiện ích dịch vụ ngân hàng nên áp lực cạnh tranh giữa các Tổ Chức Tín Dụng ngày càng gay gắt.

Hoạt động marketing chưa đủ mạnh: việc khuyến mãi trong hoạt động huy động vốn khá thực tế (bằng tiền và tăng lãi suất huy động đúng đối tượng), tuy nhiên còn hạn

chế ở công tác tuyên truyền, giới thiệu về ngân hàng và chính sách của ngân hàng chưa tốt.

3.5. ĐỊNH HUỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG

Định hướng chiến lược phát triển chung của ngân hàng Eximbank là tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại, phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài chính dựa trên nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại.

Trên cơ sở định hướng phát triển nêu trên, chiến lược phát triển tổng thể của ngân hàng đến năm 2010 là thực hiện chiến lược tập trung và khác biệt hoá trên các lĩnh vực: ngân hàng tài trợ xuất nhập khẩu, ngân hàng bán lẻ và ngân hàng đầu tư.

Định hướng phát triển của ngân hàng Eximbank Cần Thơ năm 2009 là:

 Duy trì các chính sách chăm sóc khách hàng và thái độ phục vụ.

 Tiếp thị các khách hàng doanh nghiệp có nguồn tiền gửi thanh toán, các khách hàng có tiền đền bù đất gửi vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tăng cường công tác tiếp thị khách hàng lớn có uy tín, có tiềm năng tại các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu… để tăng trưởng dư nợ tín dụng.

 Giữ vững và phát triển nhóm khách hàng kinh doanh vàng.

 Liên kết với các đơn vị kinh doanh phương tiện vận tải nhằm phát triển mảng cho vay mua xe trả góp.

 Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng.

 Tập trung phát triển tín dụng du học và phát hành thẻ Tín Dụng Quốc Tế cho các du học sinh.

 Tăng cường công tác thu hồi nợ quá hạn.

 Chi nhánh Eximbank Cần Thơ phấn đấu đạt các chỉ tiêu như:  Dư nợ: đạt 1700 tỷ đồng

 Lợi nhuận trước thuế (Sau khi trích dự phòng rủi ro và không bao gồm thu nhập bất thường từ các khoản nợ đã xủ lý bằng DPRR): 35 tỷ đồng.

CHƯƠNG 4:

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HUỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG

TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU

4.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ. NGÂN HÀNG EXIMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ.

Hoạt động thanh toán quốc tế và hoạt động TTXNK có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng phát triển sẽ góp phần tạo điều kiện cho hoạt động TTXNK phát triển. Ở ngân hàng EXIMBANK Cần Thơ, hoạt động thanh toán quốc tế là thế mạnh truyền thống của ngân hàng từ trước đến nay. Với bề dầy kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động thanh toán quốc tế cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình và có trình độ, chuyên môn sâu luôn sẵn sàng phục vụ, hướng dẫn tư vấn khách hàng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế với thời gian nhanh nhất. chính vì thế, Eximbank đã luôn nhận được đánh giá cao từ phía khách hàng về chuyên môn, chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, đặc biệt là công tác tư vấn hiệu quả cho khách hàng. Bên cạnh đó, Eximbank không ngừng đa dạng các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu của khách hàng với phương châm “tất cả vì sự thành đạt của khách hàng” và chất lượng dịch vụ ngày càng cao. Vì vậy, nghiệp vụ thanh toán quốc tế của Eximbank Cần Thơ đã thu được nhiều kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK CẦN THƠ

Đvt: 1000 USD

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 2008/2006

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nghiệp vụ hàng xuất 26.876 100,0 32.296 100,0 68.783 100,0 5420 20,17 36487 112,98 41907 155,93 + L/C 7.341 27,3 5.248 16,3 34.971 46,5 -2093 -28,51 29723 566,37 27630 376,38 + Nhờ thu 2.497 9,3 2.466 7,6 5.731 8,3 -31 -1,24 3265 132,40 3234 129,52 + T/T 17.038 63,4 24.582 76,1 28.081 45,2 7544 44,28 3499 14,23 11043 64,81 Nghiệp vụ hàng nhập 14.519 100,0 31.729 100,0 22.439 100,0 17210 118,53 -9290 -29,28 7920 54,55 + L/C 11.993 82,6 27.455 86,5 17.701 78,9 15462 128,93 -9754 -35,53 5708 47,59 + Nhờ thu 135 0,9 751 2,4 742 3,3 616 456,30 -9 -1,20 607 449,63 + T/T 2.391 16,5 3.523 11,1 3.996 17,8 1132 47,34 473 13,43 1605 67,13 Tổng doanh số 41.395 - 64.025 - 91.222 - 22630 54,67 27197 42,48 49827 120,37

Kết quả phân tích từ bảng 4 cho thấy, doanh số thanh toán quốc tế của EXIMBANK Cần Thơ không ngừng tăng qua các năm nhưng với tốc độ không đều. Năm 2007 đạt 22630 ngàn USD, tăng 54,67% so với năm 2006, đến năm 2008 doanh số thanh toán quốc tế của ngân hàng tăng với tốc độ chậm hơn, tăng 42,48% so với năm 2007, đạt 27197 ngàn USD. Nguyên nhân là do sự tăng trưởng ngoại thương trong giai đoạn này.

4.1.1. Thanh toán xuất khẩu

Số liệu bảng 4 cho thấy đối với nghiệp vụ hàng xuất trong ba năm qua tăng nhanh. Vào năm 2007, do sự tụt giảm của doanh số thanh toán quốc tế bằng phương thức L/C và nhờ thu kèm chứng từ nên khiến doanh số thánh toán quốc tế hàng xuất khẩu trong năm này giảm nhẹ.

Năm 2007, nước ta trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới, đây thực sự là một sự kiện quan trọng đối với nước ta, góp phần thúc đẩy nền ngoại thương nước ta phát triển mạnh. Kim ngạch xuất khẩu trong năm này tuy không tăng đáng kể do gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên các thị trường nước ngoài, cùng với những rào cản kỹ thuật đang được sử dụng triệt để tại các thị trường vốn đã khó tính như Mỹ, Nhật Bản,... nhưng nhìn chung cũng đã có những bước tiến vững chắc, kim ngạch xuất khẩu trong năm này đạt 48,56 tỷ USD tăng 21,9% so với năm 2006. Vì vậy, làm trị giá thanh toán xuất khẩu trong năm 2007 tăng lên 32.296 ngàn USD, tăng hơn so với năm 2006 là 5420 ngàn USD hay tăng 20,17%. Trong đó, chủ yếu là tăng ở phương thức T/T tăng 6.544 ngàn USD với tốc độ tăng 44,28% so với năm 2006, còn 2 phương thức còn lại là phương thức nhờ thu thì giảm nhẹ và L/C thì giảm mạnh, nhưng nhìn chung qua 3 năm doanh số thanh toán của 2 phương thức này vẫn tăng. Nguyên nhân là do trong năm 2007 các doanh nghiệp giao dịch với ngân hàng phần lớn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động khá lâu trên thị trường nên họ có quan hệ mua bán với nhiều đối tác nước ngoài là những bạn hàng quen thuộc có sự tin tưởng lẫn nhau và các trị giá lô hàng nhỏ nên họ thường sử dụng phương thức nhờ thu và T/T để tránh được phí cao và thủ tục rườm rà. Tuy nhiên phương thức T/T là phương thức thanh toán đơn giản

Vào năm 2008, thì hầu hết các phương thức thanh toán quốc tế trong năm này đều có doanh số tăng, trong đó sau sự giảm nhẹ của phương thức thanh toán L/C vào năm 2007 (giảm 28,51% so với năm 2006) và phương thức nhờ thu (giảm 1,24% so với năm 2006) thì đã bắt đầu tăng mạnh trở lại vào năm 2008 chủ yếu là mặt hàng gạo và thuỷ hải sản. Khủng hoảng tài chính của Mỹ đã làm cho xuất khẩu của nước ta có sự suy giảm trong năm 2008 là do các nguyên nhân sau:

+ Hàng xuất khẩu của Việt Nam một phần lớn vẫn là các loại hàng thô, trong khi giá các nguyên liệu thô trên thị trường thế giới đang giảm, kể cả khi không có khủng hoảng ở Mỹ.

+ Sự thu hẹp của thị trường tài chính sẽ dẫn đến thu hẹp thị trường nhập khẩu hàng hóa, nhu cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm đi.

Tuy nhiên sự suy giảm đó là không cao so với sự khủng hoảng của thế giới là do: hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có giá trị không lớn và là các mặt hàng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng Eximbank Cần Thơ (Trang 58)